Cà phê có gây nghiện?

Phạm Mai

Well-known member
Caffeine là một chất kích thích các tế bào thần kinh của não và được coi là an toàn. Dù một số chất kích thích (chẳng hạn như nicotin) được xem là chất gây nghiện, bạn sẽ không bị nghiện caffeine nếu uống có điều độ. Những người tiêu thụ caffeine thường xuyên có thể cảm thấy mình phụ thuộc vào cà phê, nếu không uống có thể bị đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, buồn nôn, thậm chí đau cơ.

Từ 200mg đến 300mg caffeine tương đương 2-3 tách cà phê mỗi ngày được coi là một lượng vừa phải và thường được coi là an toàn ở người lớn.
Thực tế có một lượng nhỏ caffeine mà phụ nữ tiêu thụ được ngấm vào sữa mẹ và theo Học viện Nhi khoa Mỹ, uống một tách cà phê buổi sáng ở mẹ không có khả năng gây hại cho em bé. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều caffein có thể gây ra các vấn đề ở trẻ chẳng hạn như ngủ kém, căng thẳng, khó chịu và bú kém.

Hàm lượng caffeine trong cà phê có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp pha cà phê, loại hạt được sử dụng và lượng pha chế. Ví dụ, mức độ nghiền hạt khác nhau có thể tạo ra lượng caffeine khác nhau. Các nhà nghiên cứu ở Florida, Mỹ đã gọi cùng một loại đồ uống từ cùng một quán cà phê trong sáu ngày liên tiếp và phát hiện ra rằng hàm lượng caffeine trong các cốc cà phê dao động từ 259mg đến 564mg.

Tác dụng của caffeine kéo dài khá lâu sau khi bạn uống hết một cốc cà phê đó. Phải mất từ 5 đến 6 giờ để cơ thể loại bỏ chất này và đó là lý do tại sao uống một tách vào buổi chiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Ở những người nhạy cảm hơn với caffeine, tác dụng có thể kéo dài lâu hơn. Caffeine giúp cơ thể hấp thụ thuốc đau đầu nhanh hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn. Việc thêm caffeine có thể giảm bớt các thành phần khác trong thuốc nhằm giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ khác.
 
Bên trên