TRỊNH THỊ THANH THẢO
Well-known member
Thời gian gần đây, cà phê muối trở thành thức uống ưa thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau hương vị thơm ngon, độc lạ của cà phê muối là những mối bận tâm về vấn đề an toàn. Nhiều người cho rằng, uống cà phê muối sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thực hư thế nào? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé!
1Uống cà phê muối có tốt cho sức khỏe không?
Kết quả của một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Khoa học Thực phẩm năm 2010 chỉ ra rằng, việc thêm một lượng muối rất nhỏ vào cà phê sẽ giúp giảm vị chua và đắng, làm tăng hương vị, độ ngọt và cà phê trở nên mịn hơn. Bên cạnh đó, uống cà phê muối một cách hợp lý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Tránh mất nước cho cơ thể
Caffeine trong cà phê làm tăng lưu lượng máu đến thận và thúc đẩy quá trình thải nước của thận, từ đó khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn. Việc thêm muối vào cà phê sẽ giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp giữ nước tốt hơn và ngăn ngừa được tình trạng mất nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trung bình khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Uống cà phê muối còn giúp hạn chế mất nước
Giảm tính axit, tốt cho hệ tiêu hoá
Muối có khả năng kích thích quá trình tạo dịch tiêu hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi thêm muối vào cà phê sẽ giúp cơ thể phân huỷ cà phê hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, muối còn giúp trung hòa lượng axit và hạn chế các tác dụng phụ của cà phê đối với hệ tiêu hoá. Do đó, uống cà phê muối sẽ giảm được tình trạng ợ nóng, trào ngược axit, đầy hơi,... so với việc uống cà phê thường. Đồng thời, lượng axit trong cà phê muối giảm cũng giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa tổn thương men răng trong quá trình uống.
Giúp tỉnh táo hơn
Muối giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ caffeine trong cà phê. Do đó, uống cà phê muối sẽ giúp chúng ta dễ dàng tỉnh táo và tập trung tốt hơn so với uống cà phê thường.
Uống cà phê muối còn giúp bạn tỉnh táo hơn
Có giá trị dinh dưỡng
Trong muối có chứa các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, natri, clorua,... Vì vậy, khi tiêu thụ cà phê muối, cơ thể sẽ được bổ sung thêm các khoáng chất trên, giúp cho sự cân bằng chất lỏng, chức năng thần kinh và cơ bắp của cơ thể.
Hạ huyết áp
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, việc cho muối vào cà phê có khả năng làm giảm huyết áp. Song, có nhiều luồng ý kiến lại cho là người huyết áp cao thì nên hạn chế tiêu thụ muối. Ý kiến đó không hề sai, tuy nhiên, hạn chế không đồng nghĩa với việc không sử dụng muối trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Khi tiêu thụ muối, cơ thể sản sinh được nhiều oxit nitric hơn, giúp thư giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Nhờ vào đó, hạn chế được tình trạng huyết áp cao và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tim mạch gây ra bởi huyết áp cao. Tuy vậy, khi tiêu thụ cà phê muối, bạn cũng nên cân nhắc về liều lượng muối trong đó.
Đối với người lớn, lượng natri được khuyến nghị hàng ngày là 2.300 miligam, tương đương khoảng một thìa cà phê muối. Còn những bệnh nhân cao huyết áp hoặc tim mạch thì lượng natri được khuyến nghị tiêu thụ là khoảng 1,5g mỗi ngày.
2Những tác hại khi uống cà phê muối quá nhiều
Những tác hại khi uống cà phê muối quá nhiều
Tuy cà phê muối có mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng thì một số rủi ro cũng có thể xảy ra như:
3Nên cho bao nhiêu muối vào cà phê?
Để biết được nên cho bao nhiêu lượng muối vào cà phê, bạn nên dựa vào khẩu vị cá nhân và loại cà phê đang sử dụng. Nếu loại cà phê bạn đang dùng có vị đắng thì thêm một chút muối sẽ giúp vị đắng cân bằng hơn và tăng thêm hương vị. Đối với loại cà phê ngọt hơn thì việc thêm muối vào là không cần thiết.
Nên cho bao nhiêu muối vào cà phê?
Khi mới lần đầu pha, bạn không nên cho quá nhiều muối bởi sẽ khiến cho vị mặn quá mức lại không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên cho vào một lượng nhỏ muối vào cà phê, nếu cảm thấy chưa được hương vị như mong muốn thì bạn hãy tăng dần lượng muối nhưng không được quá nhiều nhé!
1Uống cà phê muối có tốt cho sức khỏe không?
Kết quả của một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Khoa học Thực phẩm năm 2010 chỉ ra rằng, việc thêm một lượng muối rất nhỏ vào cà phê sẽ giúp giảm vị chua và đắng, làm tăng hương vị, độ ngọt và cà phê trở nên mịn hơn. Bên cạnh đó, uống cà phê muối một cách hợp lý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Tránh mất nước cho cơ thể
Caffeine trong cà phê làm tăng lưu lượng máu đến thận và thúc đẩy quá trình thải nước của thận, từ đó khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn. Việc thêm muối vào cà phê sẽ giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, giúp giữ nước tốt hơn và ngăn ngừa được tình trạng mất nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trung bình khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Giảm tính axit, tốt cho hệ tiêu hoá
Muối có khả năng kích thích quá trình tạo dịch tiêu hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi thêm muối vào cà phê sẽ giúp cơ thể phân huỷ cà phê hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, muối còn giúp trung hòa lượng axit và hạn chế các tác dụng phụ của cà phê đối với hệ tiêu hoá. Do đó, uống cà phê muối sẽ giảm được tình trạng ợ nóng, trào ngược axit, đầy hơi,... so với việc uống cà phê thường. Đồng thời, lượng axit trong cà phê muối giảm cũng giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa tổn thương men răng trong quá trình uống.
Giúp tỉnh táo hơn
Muối giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ caffeine trong cà phê. Do đó, uống cà phê muối sẽ giúp chúng ta dễ dàng tỉnh táo và tập trung tốt hơn so với uống cà phê thường.
Uống cà phê muối còn giúp bạn tỉnh táo hơn
Có giá trị dinh dưỡng
Trong muối có chứa các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, natri, clorua,... Vì vậy, khi tiêu thụ cà phê muối, cơ thể sẽ được bổ sung thêm các khoáng chất trên, giúp cho sự cân bằng chất lỏng, chức năng thần kinh và cơ bắp của cơ thể.
Hạ huyết áp
Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, việc cho muối vào cà phê có khả năng làm giảm huyết áp. Song, có nhiều luồng ý kiến lại cho là người huyết áp cao thì nên hạn chế tiêu thụ muối. Ý kiến đó không hề sai, tuy nhiên, hạn chế không đồng nghĩa với việc không sử dụng muối trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Khi tiêu thụ muối, cơ thể sản sinh được nhiều oxit nitric hơn, giúp thư giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Nhờ vào đó, hạn chế được tình trạng huyết áp cao và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tim mạch gây ra bởi huyết áp cao. Tuy vậy, khi tiêu thụ cà phê muối, bạn cũng nên cân nhắc về liều lượng muối trong đó.
Đối với người lớn, lượng natri được khuyến nghị hàng ngày là 2.300 miligam, tương đương khoảng một thìa cà phê muối. Còn những bệnh nhân cao huyết áp hoặc tim mạch thì lượng natri được khuyến nghị tiêu thụ là khoảng 1,5g mỗi ngày.
2Những tác hại khi uống cà phê muối quá nhiều
Những tác hại khi uống cà phê muối quá nhiều
Tuy cà phê muối có mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng thì một số rủi ro cũng có thể xảy ra như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Nếu bạn tiêu thụ lượng muối vượt quá mức khuyến nghị có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ và một số tình trạng như cao huyết áp.
- Giữ nước: Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước và gây sưng, đầy hơi. Điều này có thể xảy ra nghiêm trọng hơn với những bệnh nhân bệnh tim hoặc thận.
- Có thể tương tác với thuốc: Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc huyết áp, thì việc tiêu thụ cà phê muối có khả năng sẽ gây nên một số vấn đề. Vì thế, nếu bạn đang sử dụng thuốc nào đó, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi cho muối vào cà phê hay thay đổi một số công thức chế biến trong chế độ ăn uống.
3Nên cho bao nhiêu muối vào cà phê?
Để biết được nên cho bao nhiêu lượng muối vào cà phê, bạn nên dựa vào khẩu vị cá nhân và loại cà phê đang sử dụng. Nếu loại cà phê bạn đang dùng có vị đắng thì thêm một chút muối sẽ giúp vị đắng cân bằng hơn và tăng thêm hương vị. Đối với loại cà phê ngọt hơn thì việc thêm muối vào là không cần thiết.
Nên cho bao nhiêu muối vào cà phê?
Khi mới lần đầu pha, bạn không nên cho quá nhiều muối bởi sẽ khiến cho vị mặn quá mức lại không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên cho vào một lượng nhỏ muối vào cà phê, nếu cảm thấy chưa được hương vị như mong muốn thì bạn hãy tăng dần lượng muối nhưng không được quá nhiều nhé!