đinhlinh11
Bé Tleoo
Từ trước tới nay, nhiều người ngại ăn hạt mít vì sợ khó tiêu, đầy bụng. Thực ra, hạt mít chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Món cà ri từ loại hạt này là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng của Ấn Độ và vị bùi béo từ hạt mít cùng nước cốt dừa, rất đáng để thưởng thức.
1. Lợi ích của hạt mít
Hạt mít chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B12, chất xơ, magiê, kali, mangan, v.v… Đây là nguồn bổ sung dưỡng chất cực kỳ tốt cho cơ thể. So với nhiều loại hoa quả khác như táo và xoài, hạt mít thậm chí còn chứa tỉ lệ đạm cao hơn rõ rệt. Bên cạnh đó, hạt mít cũng giàu chất chống oxy hoá cực kỳ tốt cho cơ thể. Đặc biệt, loại hạt này còn có chỉ số đường huyết thấp, nên có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết trong máu.
Đối với ẩm thực châu Á, hạt mít là món ăn rất quen thuộc, được chế biến theo nhiều cách khác nhau: từ luộc, nướng tới nấu cà ri. Món cà ri hạt mít theo kiểu Ấn sau đây cực kỳ đậm đà hương vị, sẽ khiến cho mâm cơm của bạn hấp dẫn hơn bao giờ hết.
2. Nguyên liệu
- 1 chén cơm hạt mít
- 1 chén cơm hành tây thái nhỏ
- 1 quả ớt xanh
- 1,5 muỗng cafe sốt tỏi gừng nấu cà ri
- 1 lá nguyệt quế hoặc 1 lá cà ri
- Nửa thìa cafe thì là đen
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng cafe bột gia vị Ấn Độ
- ¼ muỗng cafe bột ớt đỏ
- ¼ muỗng cafe bột nghệ
- 1 nhúm muối
- 1 muỗng canh nước cốt me hoặc nước cốt chanh (không bắt buộc)
- Hỗn hợp sốt (nếu không có thì có thể thay thế bằng ½ chén sốt cà chua)
- ¼ chén cơm nước cốt dừa hoặc ½ chén cơm cơm dừa
- 2 muỗng canh hạt hoa anh túc hoặc đậu lăng vàng rang
3. Sơ chế
- Hạt mít bóc vỏ trắng, cắt đôi hoặc cắt làm tư.
- Phần vỏ nâu có thể bóc hoặc để lại tuỳ thích.
- Luộc hạt mít tới khi hạt mềm thì vớt ra để ráo.
- Nướng giòn hạt hoa anh túc với nhiệt thấp rồi xay nhuyễn thành bột. Sau đó cho nước cốt dừa vào bột vừa xay cùng một chút nước lọc để thành hỗn hợp sốt sệt.
4. Cách làm
- Cho dầu vào chảo, cho lá thì là cùng lá nguyệt quế (hoặc lá cà ri) vào.
- Khi hạt gia vị bắt đầu nổ lách tách thì cho sốt gừng tỏi vào xào tới khi dậy mùi thơm.
- Tiếp tục đổ hành tây thái nhỏ và ớt xanh vào đảo đến lúc hành chuyển màu vàng thì bỏ hạt mít luộc chín, bột ớt, bột nghệ và bột gia vị Ấn Độ vào, xào thêm 2 tới 3 phút nữa.
- Đổ hỗn hợp sốt sệt vào đun thêm khoảng 3, 4 phút. Sau đó thêm nước vào xâm xấp hạt, chú ý không cho quá nhiều nước để khỏi loãng.
- Đậy nắp, đun tới khi thấy váng mỡ nổi trên mặt thì tắt bếp.
- Đổ ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt.
- Món này dùng nóng với cơm hoặc bánh mì.
Hạt mít chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B12, chất xơ, magiê, kali, mangan, v.v… Đây là nguồn bổ sung dưỡng chất cực kỳ tốt cho cơ thể. So với nhiều loại hoa quả khác như táo và xoài, hạt mít thậm chí còn chứa tỉ lệ đạm cao hơn rõ rệt. Bên cạnh đó, hạt mít cũng giàu chất chống oxy hoá cực kỳ tốt cho cơ thể. Đặc biệt, loại hạt này còn có chỉ số đường huyết thấp, nên có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết trong máu.
2. Nguyên liệu
- 1 chén cơm hạt mít
- 1 chén cơm hành tây thái nhỏ
- 1 quả ớt xanh
- 1,5 muỗng cafe sốt tỏi gừng nấu cà ri
- 1 lá nguyệt quế hoặc 1 lá cà ri
- Nửa thìa cafe thì là đen
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng cafe bột gia vị Ấn Độ
- ¼ muỗng cafe bột ớt đỏ
- ¼ muỗng cafe bột nghệ
- 1 nhúm muối
- 1 muỗng canh nước cốt me hoặc nước cốt chanh (không bắt buộc)
- Hỗn hợp sốt (nếu không có thì có thể thay thế bằng ½ chén sốt cà chua)
- ¼ chén cơm nước cốt dừa hoặc ½ chén cơm cơm dừa
- 2 muỗng canh hạt hoa anh túc hoặc đậu lăng vàng rang
3. Sơ chế
- Hạt mít bóc vỏ trắng, cắt đôi hoặc cắt làm tư.
- Luộc hạt mít tới khi hạt mềm thì vớt ra để ráo.
- Nướng giòn hạt hoa anh túc với nhiệt thấp rồi xay nhuyễn thành bột. Sau đó cho nước cốt dừa vào bột vừa xay cùng một chút nước lọc để thành hỗn hợp sốt sệt.
4. Cách làm
- Cho dầu vào chảo, cho lá thì là cùng lá nguyệt quế (hoặc lá cà ri) vào.
- Tiếp tục đổ hành tây thái nhỏ và ớt xanh vào đảo đến lúc hành chuyển màu vàng thì bỏ hạt mít luộc chín, bột ớt, bột nghệ và bột gia vị Ấn Độ vào, xào thêm 2 tới 3 phút nữa.
- Đổ hỗn hợp sốt sệt vào đun thêm khoảng 3, 4 phút. Sau đó thêm nước vào xâm xấp hạt, chú ý không cho quá nhiều nước để khỏi loãng.
- Đậy nắp, đun tới khi thấy váng mỡ nổi trên mặt thì tắt bếp.
- Món này dùng nóng với cơm hoặc bánh mì.