Các hãng smartphone Trung Quốc đang thách thức Apple và Samsung

Diệp Gia Huyên

Well-known member
Việc các thương hiệu Trung Quốc nhắm vào smartphone cao cấp cho thấy sự thay đổi chiến lược khi trước đó chỉ chuyên cung cấp thiết bị giá rẻ.


Các nhà sản xuất điện thoại thông minh đến từ Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh thị trường thiết bị cao cấp để nhằm chia lại miếng bánh thị phần vốn đang nằm trong tay Apple và Samsung. Gần đây Oppo ra mắt smartphone nắp gập Find N2 Flip, Xiaomi đã bán ra Xiaomi 13 và Xiaomi 13 Pro. Tất cả thiết bị này đều có giá hơn 1.000 USD.
Honor, từng là công ty con của Huawei, đã có một trong những gian hàng nổi bật nhất tại MWC 2023 (Tây Ban Nha). Nằm ngay bên cạnh gian hàng Samsung, dấu hiệu cho thấy Honor đang nhắm đến công ty Hàn Quốc ở phân khúc cao cấp của thị trường điện thoại thông minh. Honor cũng đã ra mắt điện thoại thông minh màn hình gập trị giá 1.690 USD có tên Magic Vs.
Các hãng smartphone Trung Quốc đang thách thức Apple và Samsung - Ảnh 1.
Gian hàng của Honor ấn tượng không kém Samsung tại MWC 2023
Những chiếc smartphone đắt tiền này thể hiện sự thay đổi trong chiến lược của các công ty Trung Quốc. Những thương hiệu vốn nổi lên trong những năm qua thông qua việc cung cấp các thiết bị giá rẻ với thông số kỹ thuật giống như sản phẩm đầu bảng.
Theo CCS Insight, nhiều công ty như Oppo, Xiaomi, OnePlus, Vivo, Realme đang rất muốn thể hiện sức mạnh của mình khi cố gắng đảm bảo một vị trí trên thị trường cùng với Apple và Samsung, những công ty đang ngày càng thống trị doanh số bán hàng trên toàn thế giới.
Sự thay đổi chiến lược từ các công ty Trung Quốc diễn ra sau khi doanh số bán hàng trên thị trường điện thoại thông minh năm 2022 đạt mức thấp nhất kể từ năm 2013. Nhưng thị phần của điện thoại thông minh cao cấp với giá trên 800 USD đã tăng từ 11% vào năm 2020 lên 18% vào năm 2022. Apple và Samsung gộp lại chiếm gần như toàn bộ thị trường này.

Sự hấp dẫn từ thị trường cao cấp là giá bán trung bình và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đó là điều mà các nhà cung cấp đến từ Trung Quốc quan tâm. Sự thúc đẩy phân khúc cao cấp trùng với thời điểm Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi quốc gia này bỏ các quy tắc nghiêm ngặt về phòng ngừa dịch Covid-19 vào tháng 12 qua.
Và nó cũng trùng hợp với động lực của các công ty Trung Quốc nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu. Năm 2022, thị phần của Realme, Oppo và Xiaomi giảm ở châu Âu, trong khi Apple và Samsung vẫn tương đối ổn định.
Theo Counterpoint Research, trong 12 tháng tới sẽ tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của hoạt động kinh doanh của Trung Quốc cũng như lượng khách du lịch đổ xô ra khỏi Trung Quốc, điều này sẽ thúc đẩy chiến lược toàn cầu của các thương hiệu smartphone.
Tuy vậy, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn chưa thực sự tấn công vào phân khúc cao cấp. Ngoại lệ duy nhất lại là Huawei, họ đã trở thành hãng điện thoại thông minh số một toàn cầu vào năm 2020, trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Theo các nhà phân tích, những thương hiệu Xiaomi, Oppo, Honor... phải đối mặt với một số thách thức trong phân khúc cao cấp. Đầu tiên là công nhận thương hiệu, CCS Insight cho biết các công ty Trung Quốc đang chi số tiền cực lớn cho các chiến dịch quảng cáo để nâng cao nhận thức. Nhưng vấn đề lớn nhất là lợi nhuận bền vững.

Hiện Apple và Samsung đang thống trị hầu hết các thị trường cao cấp tại Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các thương hiệu Trung Quốc không thể xây dựng mảng kinh doanh phần mềm và dịch vụ có lợi nhuận lớn như Apple.
 
Bên trên