TRUONGTRINH
Well-known member
Cách Trung Quốc 23 năm nuôi nấng ngành xe điện
Từ 2001, Trung Quốc đã lựa chọn xe điện là hướng đi để phát triển ngành công nghiệp ôtô, thoát khỏi sự cạnh tranh của các hãng xe sừng sỏ.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Trong 2022, quốc gia này chiếm 59% doanh số xe điện toàn cầu, theo dữ liệu từ EV Volumes, với doanh số của dòng xe năng lượng mới tăng 82% so với năm trước đó, đạt hơn 6 triệu xe. Sang 2023, lượng bán đã tăng lên 8,4 triệu và vẫn chiếm 59% toàn cầu. Trung Quốc cũng thống trị sản lượng xe điện toàn cầu, chiếm 64% trong 2022.
Chính phủ dẫn dắt
Theo một phân tích từ tạp chí MIT Technology Review thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, từ đầu những năm 2000, Trung Quốc nhận ra rằng dù đã phát triển ngành công nghiệp ôtô, quốc gia này vẫn không thể thách thức các ông lớn Mỹ, Đức, Nhật vốn rất mạnh về động cơ đốt trong. Các hãng xe Nhật Bản còn đi đầu ở lĩnh vực xe hybrid.
Bởi thế, nước này chọn cách tiếp cận từ xe điện, dù rủi ro cao hơn. Và họ đã thành công. 23 năm trước, năm 2001, chính phủ đưa công nghệ xe điện thành dự án nghiên cứu khoa học ưu tiên trong kế hoạch 5 năm - bắt đầu của chiến lược kinh tế cấp độ cao. Năm 2007, Wan Gang - từng là kỹ sư ở Audi Đức và chuyên về xe điện - được chỉ định là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Sức ảnh hưởng của Wan thấy rõ qua sự ưu tiên nhất quán đối với xe điện.
Chính phủ nước tỷ dân hỗ trợ phát triển thông qua một loạt chính sách ưu đãi giúp thúc đẩy cả cung và cầu. Trong giai đoạn 2009-2022, họ đã chi hơn 28 tỷ USD vào các chương trình hỗ trợ và giảm thuế. Ví dụ, đến 2022, khách hàng mua xe điện có thể hưởng lợi từ việc bồi hoàn đến 8.000 USD.
BYD Seagull - xe điện giá 9.700 USD tại Trung Quốc. Ảnh: BYD
Chính quyền nhiều địa phương tiếp tục hỗ trợ mạnh tay khi người dân mua xe điện. Trong 2023, chính phủ công bố gói ưu đãi thuế mở rộng 4 năm với khách hàng mua xe điện với giá trị hơn 72 tỷ USD. Mức hỗ trợ sẽ còn một nửa trong 2026 và 2027.
Bên cạnh người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng hưởng lợi. Một phân tích do Nikkei Asia thực hiện trong 2023 cho thấy, 5 trong số 10 hãng xe nhận được phần lớn trợ cấp từ chính phủ trong nửa đầu năm là các nhà sản xuất xe điện và pin xe điện nội địa. BYD - hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc - nhận được hơn 244 triệu USD, trong khi SAIC có hơn 275 triệu USD.
Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ cho những sáng tạo trong lĩnh vực này, cung cấp những hợp đồng thu mua với một loạt hãng xe điện mới nhằm giúp họ đứng vững và duy trì hoạt động. Về cơ bản, chiến lược này tập trung vào hệ thống giao thông công cộng. Từ khoảng 2010, chính phủ đã cung cấp hợp đồng với hệ thống xe buýt công cộng và những phương thức vận chuyển khác, giúp ngành công nghiệp có được dữ liệu thử nghiệm thực tế cũng như thu được lợi nhuận. Ví dụ, Thâm Quyến - thành phố đầu tiên có đội xe buýt công cộng điện hóa - có mối quan hệ khăng khít với BYD. Nghiên cứu trong 2016 cho thấy sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như chính quyền địa phương là "cốt lõi cho sự bành trướng của BYD".
Cùng với việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ôtô, Trung Quốc còn ưu tiên và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho xe điện. Quốc gia này có 1,8 triệu điểm sạc xe điện công cộng: nhiều hơn 14 lần so với ở Mỹ, dù dân số chỉ hơn 4 lần. Tập đoàn điện lực là nhà cung cấp lớn điểm sạc và phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho tài xế sạc xe.
Tại quận Lai Vu, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, công ty điện lực Lai Vu - một chi nhánh của tập đoàn điện lực Trung Quốc - đã đầu tư vào 75 trạm sạc và 280 tủ, tạo ra "chu kỳ sạc 10 phút" nhằm mang lại sự yên tâm cho các chủ xe điện.
Các chính sách cấp phép với xe điện cũng giúp khuyến khích sự tăng trưởng. Để giảm ô nhiễm và tắc nghẽn, nhiều thành phố lớn hạn chế cấp biển cho xe động cơ đốt trong - với hệ thống xổ số được sử dụng ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Ngược lại, rất dễ dàng để được cấp biển cho xe điện. Ví dụ, Thượng Hải vẫn cấp biển số miễn phí cho xe điện trong 2023, trong khi 100.000 biển số bổ sung cho Bắc Kinh thì 70% cho xe điện.
Làm chủ công nghệ pin - trái tim của xe điện
Bên cạnh sản xuất xe, Trung Quốc cũng gây dựng vai trò đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện. Với pin về cơ bản chiếm khoảng 40% chi phí của một xe điện mới, quốc gia này tập trung vào phát triển công nghệ phù hợp. Nhiều hãng sản xuất xe điện phương Tây vốn chuộng pin với hỗn hợp nickel, mangan và cobalt (NMC), với hành trình dài hơn và hiệu suất cao hơn. Ngược lại, các hãng Trung Quốc ưu tiên pin sử dụng hợp chất lithium-iron phosphate (LFP) - rẻ hơn và đảm bảo hơn.
Bằng việc tập trung vào cải tiến pin LFP, hãng CATL trở thành nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới, với hơn 33% thị trường toàn cầu. Năm 2022, đứng thứ hai là BYD cùng một đối thủ rất mạnh từ Hàn Quốc là LGES.
Sức mạnh của Trung Quốc trong việc sản xuất pin còn được hỗ trợ bởi việc tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng nguyên vật liệu thô, nhờ chiến lược dài hơi khi mua cổ phần tại các công ty mỏ quan trọng chuyên khai thác khoáng chất như lithium. Trung Quốc cũng kiểm soát "phần lớn năng suất tinh chế trên thế giới đối với những linh kiện quan trọng", theo MIT Technology Review.
Những lĩnh vực nêu trên đang góp phần vào việc tăng trưởng sự thống trị của nước này về pin xe điện. Theo SNE Research - tổ chức nghiên cứu ngành pin toàn cầu - trong 3 quý đầu năm 2023, 6 trong số 10 công ty hàng đầu về sử dụng pin là các hãng Trung Quốc, chiếm 62,9% thị trường pin lithium trên toàn cầu.
Những tay chơi chính
Sức mạnh của quốc gia này trong sản xuất và chuỗi cung ứng pin xe điện tạo nền móng cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe điện. Thực tế, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, BYD, vốn là một nhà sản xuất pin chuyên cung cấp cho các hãng điện thoại di động. Vào những năm 2000, BYD đặt chân vào thị trường xe điện. Hãng giờ đây bán nhiều xe thuần điện nhất thế giới, vượt cả Tesla của Mỹ trong 2023. BYD cũng thống trị thị trường xe điện nội địa. Trong 2023, hãng bán 2,7 triệu xe năng lượng mới (gồm xe điện và hybrid) với thị phần 35% - tức công ty duy nhất có thị phần lớn hơn 10%.
Thành công của BYD xuất phát từ những cải tiến trong công nghệ pin. Năm 2020, hãng ra mắt pin Blade, cung cấp mật độ năng lượng tốt bên cạnh độ an toàn cao. Pin Blade được sử dụng trên xe điện BYD, như mẫu sedan Han, hay trên xe Tesla, Toyota và Mercedes. BYD còn nhận được 230 triệu USD từ công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett năm 2008.
BYD cũng hưởng lợi bởi khả năng kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi cung ứng của chính mình, với những mối liên kết gần gũi với các công ty mỏ và gia công. Các quản lý cấp cao của hãng nói với VnExpress hồi tháng 4, rằng "chỉ có kính và lốp là chúng tôi không tự sản xuất". Những quan hệ đối tác chiến lược với các hãng khác, gồm cả trong ngành ôtô (Toyota, Daimler), hay ở những khu vực khác như phần mềm (Baidu) giúp BYD tăng trưởng.
Thị phần lớn thứ hai ở thị trường xe điện thuộc về một hãng nước ngoài - Tesla - với 7,8% trong 2023. Các hãng xe phương Tây vốn hoạt động ở Trung Quốc thông qua các liên doanh. Nhưng từ 2019, Tesla có nhà máy riêng ở Thượng Hải - nơi nhận được sự hỗ trợ từ cả chính quyền địa phương cũng như chính phủ Trung Quốc và hiện sản xuất 150.000 xe mỗi năm.
Tesla chủ yếu nhắm tới phân khúc cao cấp, trong khi BYD tập trung chủ yếu vào các mẫu xe có mức giá hợp lý, như Seagull - một trong những xe điện rẻ nhất thế giới.
Lúc này, cạnh tranh giữa Tesla và các hãng xe Trung Quốc đang ngày càng gay gắt. Một hãng xe điện hàng đầu khác, Geely, cũng tăng độ cạnh tranh với Tesla thông qua thương hiệu cao cấp là Zeekr.
Trong khi những thương hiệu nước ngoài có truyền thống lâu đời như BMW và Volkswagen từng nhiều năm tận hưởng thành quả kinh doanh ở Trung Quốc, thì sự phổ biến ngày càng tăng của xe điện đang gặm nhấm thị phần của họ. Hiện những hãng phương Tây này đang đối mặt với thách thức lớn khi phải bảo vệ miếng bánh ở thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
"Các thương hiệu Trung Quốc - đặc biệt là các thương hiệu xe điện - rất mạnh trong lĩnh vực của mình, trong khi các thương hiệu nước ngoài, ít nhất vào lúc này, đang tỏ ra yếu hơn, vì thế thị phần của các thương hiệu nội địa đang tăng và vượt qua các đối thủ quốc tế", George Wang, giám đốc điều hành của Abdul Latif Jameel Trung Quốc, nói.
Nhưng nhiều thương hiệu quốc tế vẫn tiếp tục đầu tư khi tìm cách thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quốc gia này. "Gã khổng lồ" Mỹ là General Motors lập liên doanh SAIC-GM-Wuling - chiếm thị phần lớn thứ 5 trên thị trường xe điện Trung Quốc trong 2023. Còn Abdul Latif Jameel có mối quan hệ đối tác lâu năm với Toyota, với kế hoạch được công bố trong 2023 là phát triển công nghệ xe điện tại Trung Quốc. Abdul Latif Jameel Motors - chi nhánh của tập đoàn tỷ USD cùng tên - đã làm việc với Toyota ở Trung Quốc trong hơn 25 năm, và giờ hoạt động tại 8 địa điểm ở 4 tỉnh khác nhau tại quốc gia này.
Mỹ Anh
Cách Trung Quốc 23 năm nuôi nấng ngành xe điện
Từ 2001, Trung Quốc đã lựa chọn xe điện là hướng đi để phát triển ngành công nghiệp ôtô, thoát khỏi sự cạnh tranh của các hãng xe sừng sỏ.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Trong 2022, quốc gia này chiếm 59% doanh số xe điện toàn cầu, theo dữ liệu từ EV Volumes, với doanh số của dòng xe năng lượng mới tăng 82% so với năm trước đó, đạt hơn 6 triệu xe. Sang 2023, lượng bán đã tăng lên 8,4 triệu và vẫn chiếm 59% toàn cầu. Trung Quốc cũng thống trị sản lượng xe điện toàn cầu, chiếm 64% trong 2022.
Chính phủ dẫn dắt
Theo một phân tích từ tạp chí MIT Technology Review thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, từ đầu những năm 2000, Trung Quốc nhận ra rằng dù đã phát triển ngành công nghiệp ôtô, quốc gia này vẫn không thể thách thức các ông lớn Mỹ, Đức, Nhật vốn rất mạnh về động cơ đốt trong. Các hãng xe Nhật Bản còn đi đầu ở lĩnh vực xe hybrid.
Bởi thế, nước này chọn cách tiếp cận từ xe điện, dù rủi ro cao hơn. Và họ đã thành công. 23 năm trước, năm 2001, chính phủ đưa công nghệ xe điện thành dự án nghiên cứu khoa học ưu tiên trong kế hoạch 5 năm - bắt đầu của chiến lược kinh tế cấp độ cao. Năm 2007, Wan Gang - từng là kỹ sư ở Audi Đức và chuyên về xe điện - được chỉ định là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Sức ảnh hưởng của Wan thấy rõ qua sự ưu tiên nhất quán đối với xe điện.
Chính phủ nước tỷ dân hỗ trợ phát triển thông qua một loạt chính sách ưu đãi giúp thúc đẩy cả cung và cầu. Trong giai đoạn 2009-2022, họ đã chi hơn 28 tỷ USD vào các chương trình hỗ trợ và giảm thuế. Ví dụ, đến 2022, khách hàng mua xe điện có thể hưởng lợi từ việc bồi hoàn đến 8.000 USD.
BYD Seagull - xe điện giá 9.700 USD tại Trung Quốc. Ảnh: BYD
Chính quyền nhiều địa phương tiếp tục hỗ trợ mạnh tay khi người dân mua xe điện. Trong 2023, chính phủ công bố gói ưu đãi thuế mở rộng 4 năm với khách hàng mua xe điện với giá trị hơn 72 tỷ USD. Mức hỗ trợ sẽ còn một nửa trong 2026 và 2027.
Bên cạnh người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng hưởng lợi. Một phân tích do Nikkei Asia thực hiện trong 2023 cho thấy, 5 trong số 10 hãng xe nhận được phần lớn trợ cấp từ chính phủ trong nửa đầu năm là các nhà sản xuất xe điện và pin xe điện nội địa. BYD - hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc - nhận được hơn 244 triệu USD, trong khi SAIC có hơn 275 triệu USD.
Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ cho những sáng tạo trong lĩnh vực này, cung cấp những hợp đồng thu mua với một loạt hãng xe điện mới nhằm giúp họ đứng vững và duy trì hoạt động. Về cơ bản, chiến lược này tập trung vào hệ thống giao thông công cộng. Từ khoảng 2010, chính phủ đã cung cấp hợp đồng với hệ thống xe buýt công cộng và những phương thức vận chuyển khác, giúp ngành công nghiệp có được dữ liệu thử nghiệm thực tế cũng như thu được lợi nhuận. Ví dụ, Thâm Quyến - thành phố đầu tiên có đội xe buýt công cộng điện hóa - có mối quan hệ khăng khít với BYD. Nghiên cứu trong 2016 cho thấy sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như chính quyền địa phương là "cốt lõi cho sự bành trướng của BYD".
Cùng với việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ôtô, Trung Quốc còn ưu tiên và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho xe điện. Quốc gia này có 1,8 triệu điểm sạc xe điện công cộng: nhiều hơn 14 lần so với ở Mỹ, dù dân số chỉ hơn 4 lần. Tập đoàn điện lực là nhà cung cấp lớn điểm sạc và phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho tài xế sạc xe.
Tại quận Lai Vu, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, công ty điện lực Lai Vu - một chi nhánh của tập đoàn điện lực Trung Quốc - đã đầu tư vào 75 trạm sạc và 280 tủ, tạo ra "chu kỳ sạc 10 phút" nhằm mang lại sự yên tâm cho các chủ xe điện.
Các chính sách cấp phép với xe điện cũng giúp khuyến khích sự tăng trưởng. Để giảm ô nhiễm và tắc nghẽn, nhiều thành phố lớn hạn chế cấp biển cho xe động cơ đốt trong - với hệ thống xổ số được sử dụng ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Ngược lại, rất dễ dàng để được cấp biển cho xe điện. Ví dụ, Thượng Hải vẫn cấp biển số miễn phí cho xe điện trong 2023, trong khi 100.000 biển số bổ sung cho Bắc Kinh thì 70% cho xe điện.
Làm chủ công nghệ pin - trái tim của xe điện
Bên cạnh sản xuất xe, Trung Quốc cũng gây dựng vai trò đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện. Với pin về cơ bản chiếm khoảng 40% chi phí của một xe điện mới, quốc gia này tập trung vào phát triển công nghệ phù hợp. Nhiều hãng sản xuất xe điện phương Tây vốn chuộng pin với hỗn hợp nickel, mangan và cobalt (NMC), với hành trình dài hơn và hiệu suất cao hơn. Ngược lại, các hãng Trung Quốc ưu tiên pin sử dụng hợp chất lithium-iron phosphate (LFP) - rẻ hơn và đảm bảo hơn.
Bằng việc tập trung vào cải tiến pin LFP, hãng CATL trở thành nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới, với hơn 33% thị trường toàn cầu. Năm 2022, đứng thứ hai là BYD cùng một đối thủ rất mạnh từ Hàn Quốc là LGES.
Sức mạnh của Trung Quốc trong việc sản xuất pin còn được hỗ trợ bởi việc tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng nguyên vật liệu thô, nhờ chiến lược dài hơi khi mua cổ phần tại các công ty mỏ quan trọng chuyên khai thác khoáng chất như lithium. Trung Quốc cũng kiểm soát "phần lớn năng suất tinh chế trên thế giới đối với những linh kiện quan trọng", theo MIT Technology Review.
Những lĩnh vực nêu trên đang góp phần vào việc tăng trưởng sự thống trị của nước này về pin xe điện. Theo SNE Research - tổ chức nghiên cứu ngành pin toàn cầu - trong 3 quý đầu năm 2023, 6 trong số 10 công ty hàng đầu về sử dụng pin là các hãng Trung Quốc, chiếm 62,9% thị trường pin lithium trên toàn cầu.
Những tay chơi chính
Sức mạnh của quốc gia này trong sản xuất và chuỗi cung ứng pin xe điện tạo nền móng cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe điện. Thực tế, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, BYD, vốn là một nhà sản xuất pin chuyên cung cấp cho các hãng điện thoại di động. Vào những năm 2000, BYD đặt chân vào thị trường xe điện. Hãng giờ đây bán nhiều xe thuần điện nhất thế giới, vượt cả Tesla của Mỹ trong 2023. BYD cũng thống trị thị trường xe điện nội địa. Trong 2023, hãng bán 2,7 triệu xe năng lượng mới (gồm xe điện và hybrid) với thị phần 35% - tức công ty duy nhất có thị phần lớn hơn 10%.
Thành công của BYD xuất phát từ những cải tiến trong công nghệ pin. Năm 2020, hãng ra mắt pin Blade, cung cấp mật độ năng lượng tốt bên cạnh độ an toàn cao. Pin Blade được sử dụng trên xe điện BYD, như mẫu sedan Han, hay trên xe Tesla, Toyota và Mercedes. BYD còn nhận được 230 triệu USD từ công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett năm 2008.
BYD cũng hưởng lợi bởi khả năng kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi cung ứng của chính mình, với những mối liên kết gần gũi với các công ty mỏ và gia công. Các quản lý cấp cao của hãng nói với VnExpress hồi tháng 4, rằng "chỉ có kính và lốp là chúng tôi không tự sản xuất". Những quan hệ đối tác chiến lược với các hãng khác, gồm cả trong ngành ôtô (Toyota, Daimler), hay ở những khu vực khác như phần mềm (Baidu) giúp BYD tăng trưởng.
Thị phần lớn thứ hai ở thị trường xe điện thuộc về một hãng nước ngoài - Tesla - với 7,8% trong 2023. Các hãng xe phương Tây vốn hoạt động ở Trung Quốc thông qua các liên doanh. Nhưng từ 2019, Tesla có nhà máy riêng ở Thượng Hải - nơi nhận được sự hỗ trợ từ cả chính quyền địa phương cũng như chính phủ Trung Quốc và hiện sản xuất 150.000 xe mỗi năm.
Tesla chủ yếu nhắm tới phân khúc cao cấp, trong khi BYD tập trung chủ yếu vào các mẫu xe có mức giá hợp lý, như Seagull - một trong những xe điện rẻ nhất thế giới.
Lúc này, cạnh tranh giữa Tesla và các hãng xe Trung Quốc đang ngày càng gay gắt. Một hãng xe điện hàng đầu khác, Geely, cũng tăng độ cạnh tranh với Tesla thông qua thương hiệu cao cấp là Zeekr.
Trong khi những thương hiệu nước ngoài có truyền thống lâu đời như BMW và Volkswagen từng nhiều năm tận hưởng thành quả kinh doanh ở Trung Quốc, thì sự phổ biến ngày càng tăng của xe điện đang gặm nhấm thị phần của họ. Hiện những hãng phương Tây này đang đối mặt với thách thức lớn khi phải bảo vệ miếng bánh ở thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
"Các thương hiệu Trung Quốc - đặc biệt là các thương hiệu xe điện - rất mạnh trong lĩnh vực của mình, trong khi các thương hiệu nước ngoài, ít nhất vào lúc này, đang tỏ ra yếu hơn, vì thế thị phần của các thương hiệu nội địa đang tăng và vượt qua các đối thủ quốc tế", George Wang, giám đốc điều hành của Abdul Latif Jameel Trung Quốc, nói.
Nhưng nhiều thương hiệu quốc tế vẫn tiếp tục đầu tư khi tìm cách thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quốc gia này. "Gã khổng lồ" Mỹ là General Motors lập liên doanh SAIC-GM-Wuling - chiếm thị phần lớn thứ 5 trên thị trường xe điện Trung Quốc trong 2023. Còn Abdul Latif Jameel có mối quan hệ đối tác lâu năm với Toyota, với kế hoạch được công bố trong 2023 là phát triển công nghệ xe điện tại Trung Quốc. Abdul Latif Jameel Motors - chi nhánh của tập đoàn tỷ USD cùng tên - đã làm việc với Toyota ở Trung Quốc trong hơn 25 năm, và giờ hoạt động tại 8 địa điểm ở 4 tỉnh khác nhau tại quốc gia này.
Mỹ Anh
Từ 2001, Trung Quốc đã lựa chọn xe điện là hướng đi để phát triển ngành công nghiệp ôtô, thoát khỏi sự cạnh tranh của các hãng xe sừng sỏ.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Trong 2022, quốc gia này chiếm 59% doanh số xe điện toàn cầu, theo dữ liệu từ EV Volumes, với doanh số của dòng xe năng lượng mới tăng 82% so với năm trước đó, đạt hơn 6 triệu xe. Sang 2023, lượng bán đã tăng lên 8,4 triệu và vẫn chiếm 59% toàn cầu. Trung Quốc cũng thống trị sản lượng xe điện toàn cầu, chiếm 64% trong 2022.
Chính phủ dẫn dắt
Theo một phân tích từ tạp chí MIT Technology Review thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, từ đầu những năm 2000, Trung Quốc nhận ra rằng dù đã phát triển ngành công nghiệp ôtô, quốc gia này vẫn không thể thách thức các ông lớn Mỹ, Đức, Nhật vốn rất mạnh về động cơ đốt trong. Các hãng xe Nhật Bản còn đi đầu ở lĩnh vực xe hybrid.
Bởi thế, nước này chọn cách tiếp cận từ xe điện, dù rủi ro cao hơn. Và họ đã thành công. 23 năm trước, năm 2001, chính phủ đưa công nghệ xe điện thành dự án nghiên cứu khoa học ưu tiên trong kế hoạch 5 năm - bắt đầu của chiến lược kinh tế cấp độ cao. Năm 2007, Wan Gang - từng là kỹ sư ở Audi Đức và chuyên về xe điện - được chỉ định là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Sức ảnh hưởng của Wan thấy rõ qua sự ưu tiên nhất quán đối với xe điện.
Chính phủ nước tỷ dân hỗ trợ phát triển thông qua một loạt chính sách ưu đãi giúp thúc đẩy cả cung và cầu. Trong giai đoạn 2009-2022, họ đã chi hơn 28 tỷ USD vào các chương trình hỗ trợ và giảm thuế. Ví dụ, đến 2022, khách hàng mua xe điện có thể hưởng lợi từ việc bồi hoàn đến 8.000 USD.
BYD Seagull - xe điện giá 9.700 USD tại Trung Quốc. Ảnh: BYD
Chính quyền nhiều địa phương tiếp tục hỗ trợ mạnh tay khi người dân mua xe điện. Trong 2023, chính phủ công bố gói ưu đãi thuế mở rộng 4 năm với khách hàng mua xe điện với giá trị hơn 72 tỷ USD. Mức hỗ trợ sẽ còn một nửa trong 2026 và 2027.
Bên cạnh người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng hưởng lợi. Một phân tích do Nikkei Asia thực hiện trong 2023 cho thấy, 5 trong số 10 hãng xe nhận được phần lớn trợ cấp từ chính phủ trong nửa đầu năm là các nhà sản xuất xe điện và pin xe điện nội địa. BYD - hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc - nhận được hơn 244 triệu USD, trong khi SAIC có hơn 275 triệu USD.
Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ cho những sáng tạo trong lĩnh vực này, cung cấp những hợp đồng thu mua với một loạt hãng xe điện mới nhằm giúp họ đứng vững và duy trì hoạt động. Về cơ bản, chiến lược này tập trung vào hệ thống giao thông công cộng. Từ khoảng 2010, chính phủ đã cung cấp hợp đồng với hệ thống xe buýt công cộng và những phương thức vận chuyển khác, giúp ngành công nghiệp có được dữ liệu thử nghiệm thực tế cũng như thu được lợi nhuận. Ví dụ, Thâm Quyến - thành phố đầu tiên có đội xe buýt công cộng điện hóa - có mối quan hệ khăng khít với BYD. Nghiên cứu trong 2016 cho thấy sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như chính quyền địa phương là "cốt lõi cho sự bành trướng của BYD".
Cùng với việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ôtô, Trung Quốc còn ưu tiên và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho xe điện. Quốc gia này có 1,8 triệu điểm sạc xe điện công cộng: nhiều hơn 14 lần so với ở Mỹ, dù dân số chỉ hơn 4 lần. Tập đoàn điện lực là nhà cung cấp lớn điểm sạc và phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho tài xế sạc xe.
Tại quận Lai Vu, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, công ty điện lực Lai Vu - một chi nhánh của tập đoàn điện lực Trung Quốc - đã đầu tư vào 75 trạm sạc và 280 tủ, tạo ra "chu kỳ sạc 10 phút" nhằm mang lại sự yên tâm cho các chủ xe điện.
Các chính sách cấp phép với xe điện cũng giúp khuyến khích sự tăng trưởng. Để giảm ô nhiễm và tắc nghẽn, nhiều thành phố lớn hạn chế cấp biển cho xe động cơ đốt trong - với hệ thống xổ số được sử dụng ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Ngược lại, rất dễ dàng để được cấp biển cho xe điện. Ví dụ, Thượng Hải vẫn cấp biển số miễn phí cho xe điện trong 2023, trong khi 100.000 biển số bổ sung cho Bắc Kinh thì 70% cho xe điện.
Làm chủ công nghệ pin - trái tim của xe điện
Bên cạnh sản xuất xe, Trung Quốc cũng gây dựng vai trò đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện. Với pin về cơ bản chiếm khoảng 40% chi phí của một xe điện mới, quốc gia này tập trung vào phát triển công nghệ phù hợp. Nhiều hãng sản xuất xe điện phương Tây vốn chuộng pin với hỗn hợp nickel, mangan và cobalt (NMC), với hành trình dài hơn và hiệu suất cao hơn. Ngược lại, các hãng Trung Quốc ưu tiên pin sử dụng hợp chất lithium-iron phosphate (LFP) - rẻ hơn và đảm bảo hơn.
Bằng việc tập trung vào cải tiến pin LFP, hãng CATL trở thành nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới, với hơn 33% thị trường toàn cầu. Năm 2022, đứng thứ hai là BYD cùng một đối thủ rất mạnh từ Hàn Quốc là LGES.
Sức mạnh của Trung Quốc trong việc sản xuất pin còn được hỗ trợ bởi việc tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng nguyên vật liệu thô, nhờ chiến lược dài hơi khi mua cổ phần tại các công ty mỏ quan trọng chuyên khai thác khoáng chất như lithium. Trung Quốc cũng kiểm soát "phần lớn năng suất tinh chế trên thế giới đối với những linh kiện quan trọng", theo MIT Technology Review.
Những lĩnh vực nêu trên đang góp phần vào việc tăng trưởng sự thống trị của nước này về pin xe điện. Theo SNE Research - tổ chức nghiên cứu ngành pin toàn cầu - trong 3 quý đầu năm 2023, 6 trong số 10 công ty hàng đầu về sử dụng pin là các hãng Trung Quốc, chiếm 62,9% thị trường pin lithium trên toàn cầu.
Những tay chơi chính
Sức mạnh của quốc gia này trong sản xuất và chuỗi cung ứng pin xe điện tạo nền móng cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe điện. Thực tế, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, BYD, vốn là một nhà sản xuất pin chuyên cung cấp cho các hãng điện thoại di động. Vào những năm 2000, BYD đặt chân vào thị trường xe điện. Hãng giờ đây bán nhiều xe thuần điện nhất thế giới, vượt cả Tesla của Mỹ trong 2023. BYD cũng thống trị thị trường xe điện nội địa. Trong 2023, hãng bán 2,7 triệu xe năng lượng mới (gồm xe điện và hybrid) với thị phần 35% - tức công ty duy nhất có thị phần lớn hơn 10%.
Thành công của BYD xuất phát từ những cải tiến trong công nghệ pin. Năm 2020, hãng ra mắt pin Blade, cung cấp mật độ năng lượng tốt bên cạnh độ an toàn cao. Pin Blade được sử dụng trên xe điện BYD, như mẫu sedan Han, hay trên xe Tesla, Toyota và Mercedes. BYD còn nhận được 230 triệu USD từ công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett năm 2008.
BYD cũng hưởng lợi bởi khả năng kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi cung ứng của chính mình, với những mối liên kết gần gũi với các công ty mỏ và gia công. Các quản lý cấp cao của hãng nói với VnExpress hồi tháng 4, rằng "chỉ có kính và lốp là chúng tôi không tự sản xuất". Những quan hệ đối tác chiến lược với các hãng khác, gồm cả trong ngành ôtô (Toyota, Daimler), hay ở những khu vực khác như phần mềm (Baidu) giúp BYD tăng trưởng.
Thị phần lớn thứ hai ở thị trường xe điện thuộc về một hãng nước ngoài - Tesla - với 7,8% trong 2023. Các hãng xe phương Tây vốn hoạt động ở Trung Quốc thông qua các liên doanh. Nhưng từ 2019, Tesla có nhà máy riêng ở Thượng Hải - nơi nhận được sự hỗ trợ từ cả chính quyền địa phương cũng như chính phủ Trung Quốc và hiện sản xuất 150.000 xe mỗi năm.
Tesla chủ yếu nhắm tới phân khúc cao cấp, trong khi BYD tập trung chủ yếu vào các mẫu xe có mức giá hợp lý, như Seagull - một trong những xe điện rẻ nhất thế giới.
Lúc này, cạnh tranh giữa Tesla và các hãng xe Trung Quốc đang ngày càng gay gắt. Một hãng xe điện hàng đầu khác, Geely, cũng tăng độ cạnh tranh với Tesla thông qua thương hiệu cao cấp là Zeekr.
Trong khi những thương hiệu nước ngoài có truyền thống lâu đời như BMW và Volkswagen từng nhiều năm tận hưởng thành quả kinh doanh ở Trung Quốc, thì sự phổ biến ngày càng tăng của xe điện đang gặm nhấm thị phần của họ. Hiện những hãng phương Tây này đang đối mặt với thách thức lớn khi phải bảo vệ miếng bánh ở thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
"Các thương hiệu Trung Quốc - đặc biệt là các thương hiệu xe điện - rất mạnh trong lĩnh vực của mình, trong khi các thương hiệu nước ngoài, ít nhất vào lúc này, đang tỏ ra yếu hơn, vì thế thị phần của các thương hiệu nội địa đang tăng và vượt qua các đối thủ quốc tế", George Wang, giám đốc điều hành của Abdul Latif Jameel Trung Quốc, nói.
Nhưng nhiều thương hiệu quốc tế vẫn tiếp tục đầu tư khi tìm cách thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quốc gia này. "Gã khổng lồ" Mỹ là General Motors lập liên doanh SAIC-GM-Wuling - chiếm thị phần lớn thứ 5 trên thị trường xe điện Trung Quốc trong 2023. Còn Abdul Latif Jameel có mối quan hệ đối tác lâu năm với Toyota, với kế hoạch được công bố trong 2023 là phát triển công nghệ xe điện tại Trung Quốc. Abdul Latif Jameel Motors - chi nhánh của tập đoàn tỷ USD cùng tên - đã làm việc với Toyota ở Trung Quốc trong hơn 25 năm, và giờ hoạt động tại 8 địa điểm ở 4 tỉnh khác nhau tại quốc gia này.
Mỹ Anh
Cách Trung Quốc 23 năm nuôi nấng ngành xe điện
Từ 2001, Trung Quốc đã lựa chọn xe điện là hướng đi để phát triển ngành công nghiệp ôtô, thoát khỏi sự cạnh tranh của các hãng xe sừng sỏ.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Trong 2022, quốc gia này chiếm 59% doanh số xe điện toàn cầu, theo dữ liệu từ EV Volumes, với doanh số của dòng xe năng lượng mới tăng 82% so với năm trước đó, đạt hơn 6 triệu xe. Sang 2023, lượng bán đã tăng lên 8,4 triệu và vẫn chiếm 59% toàn cầu. Trung Quốc cũng thống trị sản lượng xe điện toàn cầu, chiếm 64% trong 2022.
Chính phủ dẫn dắt
Theo một phân tích từ tạp chí MIT Technology Review thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, từ đầu những năm 2000, Trung Quốc nhận ra rằng dù đã phát triển ngành công nghiệp ôtô, quốc gia này vẫn không thể thách thức các ông lớn Mỹ, Đức, Nhật vốn rất mạnh về động cơ đốt trong. Các hãng xe Nhật Bản còn đi đầu ở lĩnh vực xe hybrid.
Bởi thế, nước này chọn cách tiếp cận từ xe điện, dù rủi ro cao hơn. Và họ đã thành công. 23 năm trước, năm 2001, chính phủ đưa công nghệ xe điện thành dự án nghiên cứu khoa học ưu tiên trong kế hoạch 5 năm - bắt đầu của chiến lược kinh tế cấp độ cao. Năm 2007, Wan Gang - từng là kỹ sư ở Audi Đức và chuyên về xe điện - được chỉ định là Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ. Sức ảnh hưởng của Wan thấy rõ qua sự ưu tiên nhất quán đối với xe điện.
Chính phủ nước tỷ dân hỗ trợ phát triển thông qua một loạt chính sách ưu đãi giúp thúc đẩy cả cung và cầu. Trong giai đoạn 2009-2022, họ đã chi hơn 28 tỷ USD vào các chương trình hỗ trợ và giảm thuế. Ví dụ, đến 2022, khách hàng mua xe điện có thể hưởng lợi từ việc bồi hoàn đến 8.000 USD.
BYD Seagull - xe điện giá 9.700 USD tại Trung Quốc. Ảnh: BYD
Chính quyền nhiều địa phương tiếp tục hỗ trợ mạnh tay khi người dân mua xe điện. Trong 2023, chính phủ công bố gói ưu đãi thuế mở rộng 4 năm với khách hàng mua xe điện với giá trị hơn 72 tỷ USD. Mức hỗ trợ sẽ còn một nửa trong 2026 và 2027.
Bên cạnh người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng hưởng lợi. Một phân tích do Nikkei Asia thực hiện trong 2023 cho thấy, 5 trong số 10 hãng xe nhận được phần lớn trợ cấp từ chính phủ trong nửa đầu năm là các nhà sản xuất xe điện và pin xe điện nội địa. BYD - hãng sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc - nhận được hơn 244 triệu USD, trong khi SAIC có hơn 275 triệu USD.
Chính phủ Trung Quốc cũng hỗ trợ cho những sáng tạo trong lĩnh vực này, cung cấp những hợp đồng thu mua với một loạt hãng xe điện mới nhằm giúp họ đứng vững và duy trì hoạt động. Về cơ bản, chiến lược này tập trung vào hệ thống giao thông công cộng. Từ khoảng 2010, chính phủ đã cung cấp hợp đồng với hệ thống xe buýt công cộng và những phương thức vận chuyển khác, giúp ngành công nghiệp có được dữ liệu thử nghiệm thực tế cũng như thu được lợi nhuận. Ví dụ, Thâm Quyến - thành phố đầu tiên có đội xe buýt công cộng điện hóa - có mối quan hệ khăng khít với BYD. Nghiên cứu trong 2016 cho thấy sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như chính quyền địa phương là "cốt lõi cho sự bành trướng của BYD".
Cùng với việc hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp ôtô, Trung Quốc còn ưu tiên và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho xe điện. Quốc gia này có 1,8 triệu điểm sạc xe điện công cộng: nhiều hơn 14 lần so với ở Mỹ, dù dân số chỉ hơn 4 lần. Tập đoàn điện lực là nhà cung cấp lớn điểm sạc và phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện cho tài xế sạc xe.
Tại quận Lai Vu, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, công ty điện lực Lai Vu - một chi nhánh của tập đoàn điện lực Trung Quốc - đã đầu tư vào 75 trạm sạc và 280 tủ, tạo ra "chu kỳ sạc 10 phút" nhằm mang lại sự yên tâm cho các chủ xe điện.
Các chính sách cấp phép với xe điện cũng giúp khuyến khích sự tăng trưởng. Để giảm ô nhiễm và tắc nghẽn, nhiều thành phố lớn hạn chế cấp biển cho xe động cơ đốt trong - với hệ thống xổ số được sử dụng ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Ngược lại, rất dễ dàng để được cấp biển cho xe điện. Ví dụ, Thượng Hải vẫn cấp biển số miễn phí cho xe điện trong 2023, trong khi 100.000 biển số bổ sung cho Bắc Kinh thì 70% cho xe điện.
Làm chủ công nghệ pin - trái tim của xe điện
Bên cạnh sản xuất xe, Trung Quốc cũng gây dựng vai trò đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất pin xe điện. Với pin về cơ bản chiếm khoảng 40% chi phí của một xe điện mới, quốc gia này tập trung vào phát triển công nghệ phù hợp. Nhiều hãng sản xuất xe điện phương Tây vốn chuộng pin với hỗn hợp nickel, mangan và cobalt (NMC), với hành trình dài hơn và hiệu suất cao hơn. Ngược lại, các hãng Trung Quốc ưu tiên pin sử dụng hợp chất lithium-iron phosphate (LFP) - rẻ hơn và đảm bảo hơn.
Bằng việc tập trung vào cải tiến pin LFP, hãng CATL trở thành nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới, với hơn 33% thị trường toàn cầu. Năm 2022, đứng thứ hai là BYD cùng một đối thủ rất mạnh từ Hàn Quốc là LGES.
Sức mạnh của Trung Quốc trong việc sản xuất pin còn được hỗ trợ bởi việc tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng nguyên vật liệu thô, nhờ chiến lược dài hơi khi mua cổ phần tại các công ty mỏ quan trọng chuyên khai thác khoáng chất như lithium. Trung Quốc cũng kiểm soát "phần lớn năng suất tinh chế trên thế giới đối với những linh kiện quan trọng", theo MIT Technology Review.
Những lĩnh vực nêu trên đang góp phần vào việc tăng trưởng sự thống trị của nước này về pin xe điện. Theo SNE Research - tổ chức nghiên cứu ngành pin toàn cầu - trong 3 quý đầu năm 2023, 6 trong số 10 công ty hàng đầu về sử dụng pin là các hãng Trung Quốc, chiếm 62,9% thị trường pin lithium trên toàn cầu.
Những tay chơi chính
Sức mạnh của quốc gia này trong sản xuất và chuỗi cung ứng pin xe điện tạo nền móng cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe điện. Thực tế, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, BYD, vốn là một nhà sản xuất pin chuyên cung cấp cho các hãng điện thoại di động. Vào những năm 2000, BYD đặt chân vào thị trường xe điện. Hãng giờ đây bán nhiều xe thuần điện nhất thế giới, vượt cả Tesla của Mỹ trong 2023. BYD cũng thống trị thị trường xe điện nội địa. Trong 2023, hãng bán 2,7 triệu xe năng lượng mới (gồm xe điện và hybrid) với thị phần 35% - tức công ty duy nhất có thị phần lớn hơn 10%.
Thành công của BYD xuất phát từ những cải tiến trong công nghệ pin. Năm 2020, hãng ra mắt pin Blade, cung cấp mật độ năng lượng tốt bên cạnh độ an toàn cao. Pin Blade được sử dụng trên xe điện BYD, như mẫu sedan Han, hay trên xe Tesla, Toyota và Mercedes. BYD còn nhận được 230 triệu USD từ công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett năm 2008.
BYD cũng hưởng lợi bởi khả năng kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi cung ứng của chính mình, với những mối liên kết gần gũi với các công ty mỏ và gia công. Các quản lý cấp cao của hãng nói với VnExpress hồi tháng 4, rằng "chỉ có kính và lốp là chúng tôi không tự sản xuất". Những quan hệ đối tác chiến lược với các hãng khác, gồm cả trong ngành ôtô (Toyota, Daimler), hay ở những khu vực khác như phần mềm (Baidu) giúp BYD tăng trưởng.
Thị phần lớn thứ hai ở thị trường xe điện thuộc về một hãng nước ngoài - Tesla - với 7,8% trong 2023. Các hãng xe phương Tây vốn hoạt động ở Trung Quốc thông qua các liên doanh. Nhưng từ 2019, Tesla có nhà máy riêng ở Thượng Hải - nơi nhận được sự hỗ trợ từ cả chính quyền địa phương cũng như chính phủ Trung Quốc và hiện sản xuất 150.000 xe mỗi năm.
Tesla chủ yếu nhắm tới phân khúc cao cấp, trong khi BYD tập trung chủ yếu vào các mẫu xe có mức giá hợp lý, như Seagull - một trong những xe điện rẻ nhất thế giới.
Lúc này, cạnh tranh giữa Tesla và các hãng xe Trung Quốc đang ngày càng gay gắt. Một hãng xe điện hàng đầu khác, Geely, cũng tăng độ cạnh tranh với Tesla thông qua thương hiệu cao cấp là Zeekr.
Trong khi những thương hiệu nước ngoài có truyền thống lâu đời như BMW và Volkswagen từng nhiều năm tận hưởng thành quả kinh doanh ở Trung Quốc, thì sự phổ biến ngày càng tăng của xe điện đang gặm nhấm thị phần của họ. Hiện những hãng phương Tây này đang đối mặt với thách thức lớn khi phải bảo vệ miếng bánh ở thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
"Các thương hiệu Trung Quốc - đặc biệt là các thương hiệu xe điện - rất mạnh trong lĩnh vực của mình, trong khi các thương hiệu nước ngoài, ít nhất vào lúc này, đang tỏ ra yếu hơn, vì thế thị phần của các thương hiệu nội địa đang tăng và vượt qua các đối thủ quốc tế", George Wang, giám đốc điều hành của Abdul Latif Jameel Trung Quốc, nói.
Nhưng nhiều thương hiệu quốc tế vẫn tiếp tục đầu tư khi tìm cách thiết lập sự hiện diện lâu dài ở quốc gia này. "Gã khổng lồ" Mỹ là General Motors lập liên doanh SAIC-GM-Wuling - chiếm thị phần lớn thứ 5 trên thị trường xe điện Trung Quốc trong 2023. Còn Abdul Latif Jameel có mối quan hệ đối tác lâu năm với Toyota, với kế hoạch được công bố trong 2023 là phát triển công nghệ xe điện tại Trung Quốc. Abdul Latif Jameel Motors - chi nhánh của tập đoàn tỷ USD cùng tên - đã làm việc với Toyota ở Trung Quốc trong hơn 25 năm, và giờ hoạt động tại 8 địa điểm ở 4 tỉnh khác nhau tại quốc gia này.
Mỹ Anh