Quang Minh
Well-known member
Để khắc phục nhược điểm phòng vệ sinh có không gian nhỏ, gia chủ có thể bố trí nhiều ô thông gió, tăng mảng xanh, lắp đặt hệ cửa trượt.
Ở những nhà phố có diện tích nhỏ, các gia chủ thường chỉ dành rất ít không gian cho khu vực vệ sinh, vì nghĩ rằng đây là không gian phụ, không cần đầu tư quá nhiều. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp thiết kế hiệu quả và phù hợp, phòng vệ sinh rất dễ trở nên bí bách và sản sinh ra các vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dù chỉ có khoảng 2-3 m2, khu vực này vẫn phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, đủ tiện nghi và thẩm mỹ. Dưới đây là một số lưu ý mà gia chủ có thể tham khảo:
Bố trí nhiều ô thông gió, lấy sáng
Nhà vệ sinh trong những ngôi nhà nhỏ thường được đặt ở những khu vực kín, nên dễ bị thiếu ánh sáng. Việc thiết kế các ô thông gió hoặc khoảng giếng trời nhỏ sẽ giúp hấp thụ khí tươi từ tự nhiên, tạo không khí thoáng đãng.
Gia tăng mảng xanh
Phòng vệ sinh luôn có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời nên dễ sinh ra tình trạng mốc và mùi hôi khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, gia chủ có thể cân nhắc thêm mảng xanh thiên nhiên để khử mùi, thanh lọc không khí, tăng vẻ đẹp không gian. Một số loại cây phù hợp trồng trong nhà, có thể tham khảo như: trầu bà, lưỡi hổ, lan ý, cọ xanh...
Sử dụng cửa trượt tiết kiệm diện tích
Với không gian phòng vệ sinh nhỏ, việc sử dụng những cánh cửa thông thường sẽ gây bất tiện mỗi khi ra vào. Gia chủ nên thay thế bằng các hệ cửa trượt, cửa lùa để tiết kiệm diện tích, dễ dàng sử dụng.
Màu sắc trung tính
Khi thiết kế không gian nhỏ, màu trung tính thường được ưu tiên hàng đầu. Sử dụng cùng một tone màu cho tường, cửa và các vật dụng như bồn rửa mặt, tủ chứa đồ... giúp căn phòng như được nới lỏng và trông rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó, màu trung tính khi kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên sẽ tăng thêm vẻ đẹp cho khu vực này.
Phòng vệ sinh với khu vườn nhỏ bên cạnh. Ảnh: MM++ Architects
Hệ tủ gọn gàng, tối giản
Vì diện tích bị giới hạn, nên cần phải tiết kiệm tối đa chi tiết trong không gian bằng cách tối ưu hệ tủ kệ. Sử dụng hệ tủ kín, âm tường vừa giúp không gian gọn gàng, hợp vệ sinh, vừa mang tính thẩm mỹ cao.
Gia chủ có thể bố trí các tủ dọc theo bờ tường hoặc đặt ở những góc khuất. Ngoài ra, sử dụng tủ âm tường cũng là cách đánh lừa thị giác, tạo cảm giác khu vực rộng hơn so với diện tích thực.
Hệ thống dẫn nước đúng kỹ thuật
Việc lắp đặt hệ thống thoát nước sai kỹ thuật, ống đặt quá thấp dễ gây nên tình trạng chất thải bị đọng lại, lâu ngày sinh ra mùi hôi, mang đến trải nghiệm không tốt và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Để khắc phục, gia chủ cần kiểm tra kỹ và đảm bảo rằng các đường ống đã lắp đúng kỹ thuật, thông tắc thường xuyên giúp loại bỏ các chất thải bị nghẽn lại. Bên cạnh đó, có thể thay thế phần thoát sàn thành các loại có chức năng ngăn chặn mùi hiệu quả hơn.
Ở những nhà phố có diện tích nhỏ, các gia chủ thường chỉ dành rất ít không gian cho khu vực vệ sinh, vì nghĩ rằng đây là không gian phụ, không cần đầu tư quá nhiều. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp thiết kế hiệu quả và phù hợp, phòng vệ sinh rất dễ trở nên bí bách và sản sinh ra các vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dù chỉ có khoảng 2-3 m2, khu vực này vẫn phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, đủ tiện nghi và thẩm mỹ. Dưới đây là một số lưu ý mà gia chủ có thể tham khảo:
Bố trí nhiều ô thông gió, lấy sáng
Nhà vệ sinh trong những ngôi nhà nhỏ thường được đặt ở những khu vực kín, nên dễ bị thiếu ánh sáng. Việc thiết kế các ô thông gió hoặc khoảng giếng trời nhỏ sẽ giúp hấp thụ khí tươi từ tự nhiên, tạo không khí thoáng đãng.
Gia tăng mảng xanh
Phòng vệ sinh luôn có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời nên dễ sinh ra tình trạng mốc và mùi hôi khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, gia chủ có thể cân nhắc thêm mảng xanh thiên nhiên để khử mùi, thanh lọc không khí, tăng vẻ đẹp không gian. Một số loại cây phù hợp trồng trong nhà, có thể tham khảo như: trầu bà, lưỡi hổ, lan ý, cọ xanh...
Sử dụng cửa trượt tiết kiệm diện tích
Với không gian phòng vệ sinh nhỏ, việc sử dụng những cánh cửa thông thường sẽ gây bất tiện mỗi khi ra vào. Gia chủ nên thay thế bằng các hệ cửa trượt, cửa lùa để tiết kiệm diện tích, dễ dàng sử dụng.
Màu sắc trung tính
Khi thiết kế không gian nhỏ, màu trung tính thường được ưu tiên hàng đầu. Sử dụng cùng một tone màu cho tường, cửa và các vật dụng như bồn rửa mặt, tủ chứa đồ... giúp căn phòng như được nới lỏng và trông rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó, màu trung tính khi kết hợp cùng ánh sáng tự nhiên sẽ tăng thêm vẻ đẹp cho khu vực này.
Phòng vệ sinh với khu vườn nhỏ bên cạnh. Ảnh: MM++ Architects
Hệ tủ gọn gàng, tối giản
Vì diện tích bị giới hạn, nên cần phải tiết kiệm tối đa chi tiết trong không gian bằng cách tối ưu hệ tủ kệ. Sử dụng hệ tủ kín, âm tường vừa giúp không gian gọn gàng, hợp vệ sinh, vừa mang tính thẩm mỹ cao.
Gia chủ có thể bố trí các tủ dọc theo bờ tường hoặc đặt ở những góc khuất. Ngoài ra, sử dụng tủ âm tường cũng là cách đánh lừa thị giác, tạo cảm giác khu vực rộng hơn so với diện tích thực.
Hệ thống dẫn nước đúng kỹ thuật
Việc lắp đặt hệ thống thoát nước sai kỹ thuật, ống đặt quá thấp dễ gây nên tình trạng chất thải bị đọng lại, lâu ngày sinh ra mùi hôi, mang đến trải nghiệm không tốt và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Để khắc phục, gia chủ cần kiểm tra kỹ và đảm bảo rằng các đường ống đã lắp đúng kỹ thuật, thông tắc thường xuyên giúp loại bỏ các chất thải bị nghẽn lại. Bên cạnh đó, có thể thay thế phần thoát sàn thành các loại có chức năng ngăn chặn mùi hiệu quả hơn.