MỸTiểu thuyết "Night Watch" kể về cuộc sống người Mỹ sau nội chiến 1861-1865 đoạt Pulitzer năm nay cho hạng mục tiểu thuyết.
Các cuốn sách thắng giải Pulitzer được công bố hôm 7/5. Ở thể loại hư cấu, "Night Watch" của nhà văn Jayne Anne Phillips vượt qua "Same Bed Different Dreams" (tác giả Ed Park) và "Wednesday's Child" (Yiyun Li) để đoạt giải. Tác phẩm lấy bối cảnh năm 1874, gần một thập niên sau khi nội chiến Mỹ (1861-1865) kết thúc. Sự kiện là bước ngoặt lớn trong lịch sử Mỹ, những hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán bùng nổ mạnh mẽ sau đó. Nền công nghiệp hóa lớn mạnh gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Tác phẩm thuộc top 10 cuốn tiểu thuyết tranh giải thưởng Sách Quốc gia của Mỹ, được tạp chí New Yorker bình chọn là sách hay nhất năm. Đại diện nhà xuất bản Knopf đánh giá: "Tác phẩm đầy tính sử thi, mê hoặc và được sáng tác tỉ mỉ". Cây bút Laird Hunt của The Guardian nhận định: "Ngòi bút miêu tả của Phillips về một thế giới bị tàn phá mang cảm giác chân thực". Ảnh: Knopf
Jayne Anne Phillips, 72 tuổi, là tiểu thuyết gia và tác giả truyện ngắn người Mỹ, sinh ra ở thị trấn Buckhannon, bang Tây Virginia. Phillips bắt đầu sáng tác những năm 1970, tập trung viết về những linh hồn cô đơn, lạc lối và phận người đang gặp khó khăn.
Một số tác phẩm nổi bật của nhà văn gồm "Black Tickets", "Machine Dreams", "Lark & Termite", "Quiet Dell". Trong đó, tuyển tập truyện ngắn "Black Tickets" được Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Mỹ trao giải thưởng Sue Kaufman cho tác phẩm hư cấu đầu tay vào năm 1980. Tiểu thuyết đầu tay "Machine Dreams" (1984) vào vòng chung kết hạng mục tiểu thuyết ở giải thưởng của Hội phê bình sách quốc gia, là một trong 12 cuốn sách hay nhất của năm do New York Times bình chọn. Ảnh: Elena Siebert
Tác phẩm thắng giải thể loại lịch sử là "No Right to an Honest Living" của Jacqueline Jones. Trong sách, nhà sử học Jacqueline Jones cho thấy tinh thần của người da màu trong thời kỳ nội chiến. Hầu hết người lao động sống trong cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, Jones nhận thấy một số doanh nhân da màu tự tạo ra nguồn thu nhập và con đường sự nghiệp cho riêng họ.
Theo AP, Jones thực hiện quyển sách sau nhiều lần nghiên cứu về việc người da đen được đối xử thế nào ở Boston (Mỹ) vào thời điểm thành phố này là trung tâm của hoạt động chống chế độ nô lệ. Trang Publishers Weekly nhận xét: "Jones khéo léo rút ra từ hồ sơ tòa án các bài báo và nguồn thông tin, đan xen phong trào chống chế độ nô lệ với những mô tả sâu sắc về cuộc đấu tranh của người da đen ở Boston".
Jacqueline Jones, 76 tuổi, là nhà sử học xã hội người Mỹ. Bà là phó chủ tịch ban chuyên môn của Hiệp hội Lịch sử Mỹ từ năm 2011 đến 2014. Jones chuyên nghiên cứu về lịch sử xã hội Mỹ, kinh tế, chủng tộc, chế độ nô lệ và giai cấp. Tác giả từng xuất bản nhiều cuốn sách được giới chuyên môn đánh giá cao. Hiện Jones thực hiện công trình nghiên cứu về nhà văn Lucy Parsons (1851-1942).
Trong hạng mục tiểu sử, chiến thắng chia đều cho hai tác phẩm "King: A Life" của Jonathan Eig và "Master Slave Husband Wife: An Epic Journey from Slavery to Freedom" (tác giả Ilyon Woo). Trong đó, "King: A Life" được giới chuyên môn đánh giá là cuốn tiểu sử quan trọng đầu tiên trong nhiều thập niên viết về biểu tượng dân quyền Martin Luther King Jr.
Tác giả cho người đọc cái nhìn sâu sắc về tính cách của King, người dũng cảm đấu tranh nhân quyền nhưng nhiều lúc gặp vấn đề về cảm xúc. Sách còn giới thiệu các thành viên gia đình, mối quan hệ giữa King với vợ và cha của mình, cũng như các nhà hoạt động nhân quyền. Tác phẩm được The Washington Post bình chọn là một trong 10 cuốn sách hay nhất năm 2023, là tác phẩm yêu thích của Barack Obama vào năm ngoái. Ảnh: Farrar, Straus and Giroux
Jonathan Eig, 60 tuổi, là cựu biên tập viên cấp cao của tờ The Wall Street Journal. Ông là tác giả best-seller của New York Times với nhiều cuốn sách, như "Ali: A Life", "Luckiest Man: The Life and Death of Lou Gehrig" và "Opening Day: The Story of Jackie Robinson's First Season". Nhà sản xuất phim Ken Burns gọi Eig là "người kể chuyện bậc thầy", sách của ông được The Washington Post, Chicago Tribune, Sports Illustrated và Slate xếp vào danh sách những cuốn sách hay nhất năm. Ảnh: Berkley Center
Tác phẩm của Ilyon Woo viết về vợ chồng Ellen và William Craft sống giữa thế kỷ 19. Hai người vượt qua hàng nghìn cây số, đưa họ từ cảnh nô lệ tại Georgia đến cuộc sống ở các bang tự do của miền Bắc. Trên đường đi, họ phải che giấu thân phận, né tránh những người buôn bán nô lệ, sĩ quan quân đội và cả bạn bè của những người chủ nô. Tuy nhiên, họ vẫn không thoát khỏi nguy hiểm khi bị những kẻ săn nô lệ truy đuổi.
Sách được bình chọn là một trong 10 tác phẩm hay nhất năm 2023 của New York Times và tạp chí People. "Tác phẩm kể về tình yêu, thách thức các nguyên tắc cốt lõi của quốc gia về cuộc sống, tự do và công lý", đại diện nhà xuất bản nhận định. Ảnh: Simon & Schuster
Ilyon Woo tốt nghiệp Đại học Yale, có bằng tiến sĩ tiếng Anh tại Đại học Columbia (Mỹ). Các bài báo của cô đã xuất hiện trên The Boston Globe và The Wall Street Journal. Cô từng làm khách mời, diễn giả ở nhiều sự kiện sách, góp mặt trên các chương trình của đài NPR và CBS. Ảnh: Joon Park
Tác phẩm hồi ký "Liliana's Invincible Summer" thắng giải Pulitzer lấy bối cảnh năm 2019, kể về chính tác giả, từ Texas (Mỹ) đến thành phố Mexico đòi lại công bằng cho người em bị bạn trai cũ sát hại vào ngày 16/7/1990. "Liliana's Invincible Summer" được bình chọn là sách hay nhất năm của The New York Times Book Review, NPR, The Washington Post, Time, Chicago Public Library. Đại diện nhà xuất bản đánh giá: "Sách kết hợp giữa hồi ký, báo chí điều tra và thể loại tiểu sử, được gắn kết bằng sự quyết tâm của nhân vật". Ảnh: Hogarth
Cristina Rivera Garza, 60 tuổi, là tác giả và giáo sư người Mexico, nổi tiếng với tiểu thuyết "Nadie me verá llorar" (No One Will See Me Cry) từng giành một số giải thưởng văn học uy tín của Mexico và quốc tế. Cô dạy lịch sử và viết văn sáng tạo tại nhiều đại học và học viện, là chủ nhiệm chương trình Tiến sĩ về viết sáng tạo bằng tiếng Tây Ban Nha tại Đại học Houston (Mỹ). Ảnh: MacArthur Foundation
"Tripas: Poems" thắng thể loại thơ, lấy cảm hứng từ gia đình đa văn hóa, nhiều thế hệ. Trong đó, bà ngoại của tác giả gốc Mexico, làm việc ban đêm trên dây chuyền lắp ráp tại Motorola, còn gia đình bên nội gốc Hoa, có cửa hàng tại một góc phố nhỏ.
Tác giả Rigoberto González bình luận: "Brandon Som tôn vinh tổ tiên người Trung Quốc và Mexico của mình bằng cách cho thấy mối quan hệ văn hóa tồn tại qua nhiều thế hệ, hiếm khi gặp trong thơ ca. Ngôn ngữ, sắc tộc giao thoa với nhau, thể hiện nhiều hình ảnh và câu chuyện đa chiều của Som". Ảnh: Georgia Review Books
Brandon Som, 49 tuổi, từng nhận bằng tiến sĩ về văn học và viết sáng tạo tại Đại học Nam California, và bằng Thạch sĩ Nghệ thuật về thơ tại Đại học Pittsburgh. Ông còn là tác giả cuốn The Tribute Horse và Babel's Moon, từng đoạt một số giải thưởng. Hiện Som là trợ lý giáo sư về văn học và viết sáng tạo tại Đại học California, San Diego. Ảnh: Civitella
"A Day in the Life of Abed Salama" của Nathan Thrall được trao giải sách phi hư cấu. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống người dân dưới sự chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây, được kể qua góc nhìn của một người cha Palestine có con trai năm tuổi tử vong trong tai nạn xe buýt.
The Washington Post cho rằng cuốn sách có chiều sâu, giúp độc giả hình dung sự khó khăn, nghị lực vươn lên của con người trong hoàn cảnh khốn khó. Tạp chí New York Review of Books viết: "Cuốn sách như bản tóm tắt về lịch sử Palestine hiện đại, gắn liền với ký ức của nhiều người". Ảnh: Metropolitan Books
Nathan Thrall là một tác giả, nhà tiểu luận và nhà báo người Mỹ, sống tại Jerusalem (Israel). Các bài luận, đánh giá và báo cáo của ông từng được đăng trên New York Times, The Guardian, London Review of Books và The New York Review of Books. Ngoài viết báo, Thrall tham gia giảng dạy tại Đại học Bard (Mỹ). Ảnh: Judy Heiblum
Pulitzer là giải thưởng thường niên được trao lần đầu năm 1917, mang tên người sáng lập - nhà báo Joseph Pulitzer. Hệ thống giải thưởng Pulitzer được coi là một trong những sự kiện danh giá nhất trao cho nhiều lĩnh vực như báo chí, văn học, âm nhạc, với 21 hạng mục. Năm nay, tác phẩm Primary Trust của nghệ sĩ Eboni Booth thắng hạng mục kịch, bản Adagio (For Wadada Leo Smith) do Tyshawn Sorey sáng tác đoạt giải âm nhạc.
Các cuốn sách thắng giải Pulitzer được công bố hôm 7/5. Ở thể loại hư cấu, "Night Watch" của nhà văn Jayne Anne Phillips vượt qua "Same Bed Different Dreams" (tác giả Ed Park) và "Wednesday's Child" (Yiyun Li) để đoạt giải. Tác phẩm lấy bối cảnh năm 1874, gần một thập niên sau khi nội chiến Mỹ (1861-1865) kết thúc. Sự kiện là bước ngoặt lớn trong lịch sử Mỹ, những hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán bùng nổ mạnh mẽ sau đó. Nền công nghiệp hóa lớn mạnh gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Tác phẩm thuộc top 10 cuốn tiểu thuyết tranh giải thưởng Sách Quốc gia của Mỹ, được tạp chí New Yorker bình chọn là sách hay nhất năm. Đại diện nhà xuất bản Knopf đánh giá: "Tác phẩm đầy tính sử thi, mê hoặc và được sáng tác tỉ mỉ". Cây bút Laird Hunt của The Guardian nhận định: "Ngòi bút miêu tả của Phillips về một thế giới bị tàn phá mang cảm giác chân thực". Ảnh: Knopf
Jayne Anne Phillips, 72 tuổi, là tiểu thuyết gia và tác giả truyện ngắn người Mỹ, sinh ra ở thị trấn Buckhannon, bang Tây Virginia. Phillips bắt đầu sáng tác những năm 1970, tập trung viết về những linh hồn cô đơn, lạc lối và phận người đang gặp khó khăn.
Một số tác phẩm nổi bật của nhà văn gồm "Black Tickets", "Machine Dreams", "Lark & Termite", "Quiet Dell". Trong đó, tuyển tập truyện ngắn "Black Tickets" được Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Mỹ trao giải thưởng Sue Kaufman cho tác phẩm hư cấu đầu tay vào năm 1980. Tiểu thuyết đầu tay "Machine Dreams" (1984) vào vòng chung kết hạng mục tiểu thuyết ở giải thưởng của Hội phê bình sách quốc gia, là một trong 12 cuốn sách hay nhất của năm do New York Times bình chọn. Ảnh: Elena Siebert
Tác phẩm thắng giải thể loại lịch sử là "No Right to an Honest Living" của Jacqueline Jones. Trong sách, nhà sử học Jacqueline Jones cho thấy tinh thần của người da màu trong thời kỳ nội chiến. Hầu hết người lao động sống trong cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, Jones nhận thấy một số doanh nhân da màu tự tạo ra nguồn thu nhập và con đường sự nghiệp cho riêng họ.
Theo AP, Jones thực hiện quyển sách sau nhiều lần nghiên cứu về việc người da đen được đối xử thế nào ở Boston (Mỹ) vào thời điểm thành phố này là trung tâm của hoạt động chống chế độ nô lệ. Trang Publishers Weekly nhận xét: "Jones khéo léo rút ra từ hồ sơ tòa án các bài báo và nguồn thông tin, đan xen phong trào chống chế độ nô lệ với những mô tả sâu sắc về cuộc đấu tranh của người da đen ở Boston".
Jacqueline Jones, 76 tuổi, là nhà sử học xã hội người Mỹ. Bà là phó chủ tịch ban chuyên môn của Hiệp hội Lịch sử Mỹ từ năm 2011 đến 2014. Jones chuyên nghiên cứu về lịch sử xã hội Mỹ, kinh tế, chủng tộc, chế độ nô lệ và giai cấp. Tác giả từng xuất bản nhiều cuốn sách được giới chuyên môn đánh giá cao. Hiện Jones thực hiện công trình nghiên cứu về nhà văn Lucy Parsons (1851-1942).
Trong hạng mục tiểu sử, chiến thắng chia đều cho hai tác phẩm "King: A Life" của Jonathan Eig và "Master Slave Husband Wife: An Epic Journey from Slavery to Freedom" (tác giả Ilyon Woo). Trong đó, "King: A Life" được giới chuyên môn đánh giá là cuốn tiểu sử quan trọng đầu tiên trong nhiều thập niên viết về biểu tượng dân quyền Martin Luther King Jr.
Tác giả cho người đọc cái nhìn sâu sắc về tính cách của King, người dũng cảm đấu tranh nhân quyền nhưng nhiều lúc gặp vấn đề về cảm xúc. Sách còn giới thiệu các thành viên gia đình, mối quan hệ giữa King với vợ và cha của mình, cũng như các nhà hoạt động nhân quyền. Tác phẩm được The Washington Post bình chọn là một trong 10 cuốn sách hay nhất năm 2023, là tác phẩm yêu thích của Barack Obama vào năm ngoái. Ảnh: Farrar, Straus and Giroux
Jonathan Eig, 60 tuổi, là cựu biên tập viên cấp cao của tờ The Wall Street Journal. Ông là tác giả best-seller của New York Times với nhiều cuốn sách, như "Ali: A Life", "Luckiest Man: The Life and Death of Lou Gehrig" và "Opening Day: The Story of Jackie Robinson's First Season". Nhà sản xuất phim Ken Burns gọi Eig là "người kể chuyện bậc thầy", sách của ông được The Washington Post, Chicago Tribune, Sports Illustrated và Slate xếp vào danh sách những cuốn sách hay nhất năm. Ảnh: Berkley Center
Tác phẩm của Ilyon Woo viết về vợ chồng Ellen và William Craft sống giữa thế kỷ 19. Hai người vượt qua hàng nghìn cây số, đưa họ từ cảnh nô lệ tại Georgia đến cuộc sống ở các bang tự do của miền Bắc. Trên đường đi, họ phải che giấu thân phận, né tránh những người buôn bán nô lệ, sĩ quan quân đội và cả bạn bè của những người chủ nô. Tuy nhiên, họ vẫn không thoát khỏi nguy hiểm khi bị những kẻ săn nô lệ truy đuổi.
Sách được bình chọn là một trong 10 tác phẩm hay nhất năm 2023 của New York Times và tạp chí People. "Tác phẩm kể về tình yêu, thách thức các nguyên tắc cốt lõi của quốc gia về cuộc sống, tự do và công lý", đại diện nhà xuất bản nhận định. Ảnh: Simon & Schuster
Ilyon Woo tốt nghiệp Đại học Yale, có bằng tiến sĩ tiếng Anh tại Đại học Columbia (Mỹ). Các bài báo của cô đã xuất hiện trên The Boston Globe và The Wall Street Journal. Cô từng làm khách mời, diễn giả ở nhiều sự kiện sách, góp mặt trên các chương trình của đài NPR và CBS. Ảnh: Joon Park
Tác phẩm hồi ký "Liliana's Invincible Summer" thắng giải Pulitzer lấy bối cảnh năm 2019, kể về chính tác giả, từ Texas (Mỹ) đến thành phố Mexico đòi lại công bằng cho người em bị bạn trai cũ sát hại vào ngày 16/7/1990. "Liliana's Invincible Summer" được bình chọn là sách hay nhất năm của The New York Times Book Review, NPR, The Washington Post, Time, Chicago Public Library. Đại diện nhà xuất bản đánh giá: "Sách kết hợp giữa hồi ký, báo chí điều tra và thể loại tiểu sử, được gắn kết bằng sự quyết tâm của nhân vật". Ảnh: Hogarth
Cristina Rivera Garza, 60 tuổi, là tác giả và giáo sư người Mexico, nổi tiếng với tiểu thuyết "Nadie me verá llorar" (No One Will See Me Cry) từng giành một số giải thưởng văn học uy tín của Mexico và quốc tế. Cô dạy lịch sử và viết văn sáng tạo tại nhiều đại học và học viện, là chủ nhiệm chương trình Tiến sĩ về viết sáng tạo bằng tiếng Tây Ban Nha tại Đại học Houston (Mỹ). Ảnh: MacArthur Foundation
"Tripas: Poems" thắng thể loại thơ, lấy cảm hứng từ gia đình đa văn hóa, nhiều thế hệ. Trong đó, bà ngoại của tác giả gốc Mexico, làm việc ban đêm trên dây chuyền lắp ráp tại Motorola, còn gia đình bên nội gốc Hoa, có cửa hàng tại một góc phố nhỏ.
Tác giả Rigoberto González bình luận: "Brandon Som tôn vinh tổ tiên người Trung Quốc và Mexico của mình bằng cách cho thấy mối quan hệ văn hóa tồn tại qua nhiều thế hệ, hiếm khi gặp trong thơ ca. Ngôn ngữ, sắc tộc giao thoa với nhau, thể hiện nhiều hình ảnh và câu chuyện đa chiều của Som". Ảnh: Georgia Review Books
Brandon Som, 49 tuổi, từng nhận bằng tiến sĩ về văn học và viết sáng tạo tại Đại học Nam California, và bằng Thạch sĩ Nghệ thuật về thơ tại Đại học Pittsburgh. Ông còn là tác giả cuốn The Tribute Horse và Babel's Moon, từng đoạt một số giải thưởng. Hiện Som là trợ lý giáo sư về văn học và viết sáng tạo tại Đại học California, San Diego. Ảnh: Civitella
"A Day in the Life of Abed Salama" của Nathan Thrall được trao giải sách phi hư cấu. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống người dân dưới sự chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây, được kể qua góc nhìn của một người cha Palestine có con trai năm tuổi tử vong trong tai nạn xe buýt.
The Washington Post cho rằng cuốn sách có chiều sâu, giúp độc giả hình dung sự khó khăn, nghị lực vươn lên của con người trong hoàn cảnh khốn khó. Tạp chí New York Review of Books viết: "Cuốn sách như bản tóm tắt về lịch sử Palestine hiện đại, gắn liền với ký ức của nhiều người". Ảnh: Metropolitan Books
Nathan Thrall là một tác giả, nhà tiểu luận và nhà báo người Mỹ, sống tại Jerusalem (Israel). Các bài luận, đánh giá và báo cáo của ông từng được đăng trên New York Times, The Guardian, London Review of Books và The New York Review of Books. Ngoài viết báo, Thrall tham gia giảng dạy tại Đại học Bard (Mỹ). Ảnh: Judy Heiblum
Pulitzer là giải thưởng thường niên được trao lần đầu năm 1917, mang tên người sáng lập - nhà báo Joseph Pulitzer. Hệ thống giải thưởng Pulitzer được coi là một trong những sự kiện danh giá nhất trao cho nhiều lĩnh vực như báo chí, văn học, âm nhạc, với 21 hạng mục. Năm nay, tác phẩm Primary Trust của nghệ sĩ Eboni Booth thắng hạng mục kịch, bản Adagio (For Wadada Leo Smith) do Tyshawn Sorey sáng tác đoạt giải âm nhạc.