TRUONGTRINH
Well-known member
AI đang được ứng dụng ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, từ dịch vụ giao đồ ăn đến taxi tự hành, làm thay đổi cuộc sống thường nhật.
Giữa Công viên Trung tâm Thâm Quyến vào cuối tuần trước, một nhóm nữ sinh đang trú mưa dưới mái hiên bêtông. Họ ngồi quanh những chiếc điện thoại thông minh, vừa nhâm nhi khoai tây chiên vừa hát theo các ca khúc trữ tình bằng tiếng Trung.
Tiếng cười của nhóm nữ sinh khiến một góc công viên trở nên huyên náo, cho đến khi nó bị át đi bởi những tiếng vo ve từ trên không trung. Có ai đó vừa gọi đồ ăn tối.
Cách nơi họ tụ tập ca hát vài mét là chiếc "tủ đựng đồ ăn thả từ trên không", một trong 40 chiếc tủ kiểu này ở Thâm Quyến, do Meituan, nền tảng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc, quản lý. Nếu cảm thấy đói bụng, những người tới công viên đi dạo hay vui chơi có thể lập tức gọi bất cứ thứ gì, từ bánh sandwich đến trà sữa.
UAV giao hàng của Meituan hạ cánh trên nóc một trung tâm thương mại ở Thâm Quyến hôm 3/4. Ảnh: Guardian
Đồ họ đặt sẽ được một chiếc máy bay không người lái (UAV) chuyển từ trung tâm mua sắm cách đó chưa đầy ba km tới công viên. Chiếc UAV từ từ tiếp cận trạm giao hàng, hạ dần xuống và đặt đồ ăn vào chiếc tủ kín. Khách hàng chỉ có thể mở tủ bằng cách nhập số điện thoại đặt hàng của mình.
Bữa tối được phục vụ mà không cần đến người giao hàng. Meituan muốn dịch vụ vận chuyển bằng UAV có thể rút ngắn 10% thời gian giao hàng thông thường bằng sức người, dù món ăn có thể hơi nguội một chút sau hành trình di chuyển trên không trong những chiếc hộp xốp.
Trong bối cảnh phải đối diện hàng loạt thách thức, từ cuộc chiến thương mại với Mỹ đến việc dân số già hóa khiến lực lượng lao động suy giảm, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào những ngành mà họ thấy có tiềm năng và nhu cầu để phát triển, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI).
Giới lãnh đạo Trung Quốc coi AI là chìa khóa nâng cao sức mạnh, giải quyết tình trạng suy giảm lực lượng lao động và là niềm tự hào dân tộc. Các công ty công nghệ Trung Quốc đang được chào đón hơn bao giờ hết khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách khôi phục niềm tin vào khu vực tư nhân và khuyến khích đổi mới trong nước.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tháng trước cam kết sẽ "giải phóng sức sáng tạo của nền kinh tế số", đặc biệt tập trung vào AI. Tỉnh Quảng Đông, nơi có trung tâm công nghệ Thâm Quyến, đang đi đầu trong phong trào này. Chính quyền tỉnh gần đây đã công bố khoản tài trợ mới trị giá hơn 8,2 triệu USD cho các trung tâm đổi mới.
Thâm Quyến được coi là thủ phủ UAV của Trung Quốc nhờ các chính sách khuyến khích phát triển phương tiện này, cho phép "nền kinh tế trần bay thấp" phát triển nhanh hơn so với các khu vực khác. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc dự đoán giá trị ngành sẽ tăng gấp 5 lần, lên 3,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 479 tỷ USD), trong 5 năm tới.
Kinh tế trần bay thấp là một mô hình kinh tế tập trung vào các hoạt động thương mại ở độ cao thấp, thường dưới 1.000 m, của cả UAV lẫn máy bay có người lái.
Không chỉ UAV hứa hẹn làm thay đổi cuộc sống đô thị ở Trung Quốc, Robot hình người cũng đang thu hút nhiều chú ý. Điểm nhấn trong Gala Xuân mừng Tết Nguyên đán năm nay, được xem gần 17 tỷ lượt, là màn nhảy tập thể của nhóm robot hình người do công ty Unitree chế tạo. Cuối tuần trước, cuộc thi marathon có robot hình người tham gia đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.
Robot hình người tham gia cuộc thi marathon ở Bắc Kinh hôm 19/4. Ảnh: AP
"Việc ứng dụng AI vào robot đã thực sự được đẩy mạnh từ năm ngoái", Rui Ma, nhà phân tích và đầu tư công nghệ Trung Quốc hiện sống tại San Francisco, Mỹ, cho hay, thêm rằng bước thay đổi này có thể cho phép ngành công nghiệp robot phát triển bứt phá trong năm 2025.
Học tăng cường, hình thức huấn luyện robot học hỏi từ kinh nghiệm thay vì dựa vào các mô hình cứng nhắc, cho phép các chuyên gia đào tạo robot hình người trong vài tháng thay vì nhiều năm, qua đó đẩy nhanh tốc độ đổi mới.
Chó robot cũng đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc. Có thể dễ dàng nhìn thấy những đứa trẻ chơi đùa với chó robot hay cảnh người dân dắt chó robot đi dạo trên đường phố Trung Quốc.
Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp robot Trung Quốc gắn liền mật thiết với những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Suốt nhiều năm, Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng để bắt kịp Mỹ. Chủ tịch Tập tuyên bố ông muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua "lực lượng sản xuất chất lượng mới", khái niệm bao hàm cả các công nghệ tiên tiến.
Nhiều người ở Washington lo ngại lợi thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ đang bị thu hẹp. Washington hiện nắm giữ một đòn bẩy đặc biệt là quyền kiểm soát các thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, loại vi mạch được sử dụng để huấn luyện các mô hình AI tiên tiến.
Mỹ đã hạn chế xuất khẩu các loại chip tinh vi nhất sang Trung Quốc, một phần trong chiến lược được cựu cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan mô tả là "hàng rào" bảo vệ các công nghệ có giá trị chiến lược nhất của Mỹ.
Nhưng hồi đầu năm, một công ty "vô danh tiểu tốt" là DeepSeek đã làm cả thế giới bị sốc khi phát hành mô hình ngôn ngữ lớn R1 với khả năng hoạt động tốt như các mô hình AI Mỹ nhưng với mức giá chỉ bằng phần nhỏ.
Nó đã gây ra một cú sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ với một nghìn tỷ USD vốn hóa bị thổi bay khỏi các công ty công nghệ hàng đầu Phố Wall, khi các nhà đầu tư lo ngại Mỹ không còn đảm bảo được vị thế dẫn đầu của mình.
"Bạn không thể tưởng tượng được mức độ điên rồ của khoảnh khắc ấy", Rui Ma nói.
Từ đó đến nay, niềm lạc quan tràn ngập ngành công nghiệp AI Trung Quốc. Nó từng được chính phủ quảng bá như là câu trả lời cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, lâu dài của quốc gia, và bây giờ, công chúng bắt đầu tin vào điều này, Rui Ma cho hay.
Li Shuhao, doanh nhân công nghệ tại Quảng Châu, nhà sáng lập Tec-Do, công ty tiếp thị về AI, đã có mặt tại Mỹ khi "khoảnh khắc DeepSeek" xảy ra. Đột nhiên, "tôi có thể sắp xếp phỏng vấn và gặp mặt các nhà khoa học AI dễ dàng hơn nhiều", ông nói.
DeepSeek công bố công trình dưới dạng mã nguồn mở, một nguyên tắc mà chính phủ Trung Quốc ủng hộ từ lâu và khiến mô hình của họ được áp dụng rộng rãi. Robot là ngành được hưởng lợi đặc biệt.
Chuỗi cung ứng robot về cơ bản có thể được chia thành ba lĩnh vực: Não bộ, cơ thể và ứng dụng công nghệ trong thế giới thực. Trung Quốc lâu nay tự tin vào khả năng của mình trong lĩnh vực số hai và số ba. Chuỗi cung ứng tiên tiến trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như xe điện và UAV tự động cho thấy Trung Quốc sở hữu cả khả năng sản xuất các thành phần của máy móc ở quy mô công nghiệp và bí quyết để lắp ráp chúng thành hàng hóa phức tạp. Nhưng việc giải quyết phần khó khăn nhất của câu đố, tạo ra một bộ não robot có thể học các hành vi và chuyển động giống con người, vẫn là thách thức. Nó đòi hỏi AI cực kỳ tinh vi.
Mô hình R1 của DeepSeek đã thay đổi cuộc chơi, mở đường cho các công ty robot hình người trong nước bắt kịp những đối thủ cạnh tranh nước ngoài, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đánh giá. Việc mô hình nguồn mở của DeepSeek sử dụng chip ít tiên tiến hơn đã giúp cân bằng sân chơi cho các công ty Trung Quốc.
Nhưng ngành này vẫn đối diện nhiều thách thức. Bất kỳ mô hình AI nào cũng cần rất nhiều dữ liệu để đào tạo. Trong khi mô hình ngôn ngữ được sử dụng cho những thứ như chatbot có thể khai thác nội dung từ Internet, dữ liệu cho các AI robot, như thông tin về cách di chuyển vật lý trong không gian và tương tác với vật thể hay con người, lại tương đối khan hiếm.
Trong ngành công nghiệp xe tự hành, một lĩnh vực khác mà Trung Quốc đang tập trung phát triển, một chiếc xe cần có khả năng điều hướng theo 6 trục, hay "bậc tự do", gồm tiến - lùi, trái - phải, lên - xuống, và các chuyển động xoay quanh những vị trí này. Nguyên tắc này đúng với robot nói chung, như UAV giao đồ ăn của Meituan.
Robot biểu diễn trong gala mừng năm mới Ất Tỵ của Trung Quốc. Video: CGTN
Để một robot hình người có thể bắt chước con người trong các công việc hàng ngày, như nấu ăn, nó cần tới 60 "bậc tự do". Mô hình H1 của robot Unitree từng gây chấn động tại Gala Xuân năm nay có 27 bậc.
Song robot không cần phải hoàn toàn giống người mới hữu ích. Chúng vẫn có thể đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể, như những công việc nguy hiểm hay thao tác lặp đi lặp lại trong nhà máy. Với lực lượng lao động đang bị thu hẹp, Trung Quốc muốn tìm cách tự động hóa bất cứ khi nào có thể.
Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao tháng trước, ban tổ chức đã giới thiệu cách họ chế biến một món ăn đường phố đặc trưng của Trung Quốc bằng cánh tay robot. Các công viên ở Bắc Kinh cũng đang tăng cường năng lực giám sát bằng cách gắn camera theo dõi và những chiếc xe tự động chạy dọc các lối đi.
"Robot chưa thể thay thế phần lớn lực lượng lao động", Amber Zhang, giám đốc nghiên cứu sản phẩm tại BigOne Lab, công ty thu thập và phân tích dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết. "Nhìn vào taxi robot, thử hỏi có bao nhiêu tài xế thực sự bị thay thế? Vẫn còn rất nhiều rào cản".
Tại nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc, công ty công nghệ Baidu đang vận hành đội xe taxi tự hành, được gọi là Apollo Go. Nhưng phóng viên báo Guardian gần đây đã thất bại khi thử đặt xe ở Thâm Quyến. Taxi tự hành chỉ hoạt động ở một quận của thành phố và thậm chí khi phóng viên thử đặt xe ở đó, họ phải đợi gần 20 phút nhưng cuối cùng vẫn nhận được thông báo xin lỗi từ ứng dụng vì không tìm thấy xe nào. Trái lại, một chiếc xe do người lái xuất hiện chỉ sau 4 phút.
Cảnh sát robot, được truyền thông nhà nước quảng bá là công cụ để tăng cường an ninh ở Thâm Quyến, cũng vắng bóng trên đường phố.
Nhưng không thể phủ nhận rằng câu chuyện về AI và tự động hóa đã thay đổi ở Trung Quốc. Trong bối cảnh các lĩnh vực khác của nền kinh tế phải đối mặt nhiều thách thức, như xuất khẩu chịu áp lực từ cuộc chiến thuế với Mỹ hay nhu cầu người tiêu dùng vẫn yếu, chính phủ rất muốn ủng hộ một ngành đang có nhiều lợi thế.
Một chiếc xe taxi tự lái chờ đèn giao thông ở Trùng Khánh hôm 15/2. Ảnh: CFOTO
"Bây giờ, bất động sản không còn là nguồn thu nhập của nhiều địa phương nữa nên chính quyền phải thu hút các công ty có năng lực và hỗ trợ những gì họ đang làm", Zhang nói.
Rui Ma cho biết câu chuyện công nghệ hỗ trợ tăng trưởng "đang thu hút chú ý", một phần vì "mọi người không biết đầu tư vào đâu".
Đây là bước thay đổi đáng kể so với chỉ vài năm trước, khi Ant Group, công ty tài chính liên kết của nền tảng thương mại điện tử Alibaba, bị hủy chào bán ra công chúng (IPO) vào năm 2020. Sự việc này từng dội gáo nước lạnh vào ngành công nghệ và tài chính Trung Quốc.
Nhưng Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, hồi tháng hai đã được mời tới dự cuộc gặp hiếm hoi giữa Chủ tịch Tập với các ông chủ công ty công nghệ khác, trong đó có Liang Wenfeng, giám đốc điều hành (CEO) DeepSeek.
Những cuộc gặp như vậy "khiến chúng tôi tự tin", Li nói. "Có lẽ quãng thời gian u ám đã qua".
Vũ Hoàng (Theo Guardian, AFP, AP)
Giữa Công viên Trung tâm Thâm Quyến vào cuối tuần trước, một nhóm nữ sinh đang trú mưa dưới mái hiên bêtông. Họ ngồi quanh những chiếc điện thoại thông minh, vừa nhâm nhi khoai tây chiên vừa hát theo các ca khúc trữ tình bằng tiếng Trung.
Tiếng cười của nhóm nữ sinh khiến một góc công viên trở nên huyên náo, cho đến khi nó bị át đi bởi những tiếng vo ve từ trên không trung. Có ai đó vừa gọi đồ ăn tối.
Cách nơi họ tụ tập ca hát vài mét là chiếc "tủ đựng đồ ăn thả từ trên không", một trong 40 chiếc tủ kiểu này ở Thâm Quyến, do Meituan, nền tảng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc, quản lý. Nếu cảm thấy đói bụng, những người tới công viên đi dạo hay vui chơi có thể lập tức gọi bất cứ thứ gì, từ bánh sandwich đến trà sữa.

UAV giao hàng của Meituan hạ cánh trên nóc một trung tâm thương mại ở Thâm Quyến hôm 3/4. Ảnh: Guardian
Đồ họ đặt sẽ được một chiếc máy bay không người lái (UAV) chuyển từ trung tâm mua sắm cách đó chưa đầy ba km tới công viên. Chiếc UAV từ từ tiếp cận trạm giao hàng, hạ dần xuống và đặt đồ ăn vào chiếc tủ kín. Khách hàng chỉ có thể mở tủ bằng cách nhập số điện thoại đặt hàng của mình.
Bữa tối được phục vụ mà không cần đến người giao hàng. Meituan muốn dịch vụ vận chuyển bằng UAV có thể rút ngắn 10% thời gian giao hàng thông thường bằng sức người, dù món ăn có thể hơi nguội một chút sau hành trình di chuyển trên không trong những chiếc hộp xốp.
Trong bối cảnh phải đối diện hàng loạt thách thức, từ cuộc chiến thương mại với Mỹ đến việc dân số già hóa khiến lực lượng lao động suy giảm, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào những ngành mà họ thấy có tiềm năng và nhu cầu để phát triển, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI).
Giới lãnh đạo Trung Quốc coi AI là chìa khóa nâng cao sức mạnh, giải quyết tình trạng suy giảm lực lượng lao động và là niềm tự hào dân tộc. Các công ty công nghệ Trung Quốc đang được chào đón hơn bao giờ hết khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách khôi phục niềm tin vào khu vực tư nhân và khuyến khích đổi mới trong nước.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tháng trước cam kết sẽ "giải phóng sức sáng tạo của nền kinh tế số", đặc biệt tập trung vào AI. Tỉnh Quảng Đông, nơi có trung tâm công nghệ Thâm Quyến, đang đi đầu trong phong trào này. Chính quyền tỉnh gần đây đã công bố khoản tài trợ mới trị giá hơn 8,2 triệu USD cho các trung tâm đổi mới.
Thâm Quyến được coi là thủ phủ UAV của Trung Quốc nhờ các chính sách khuyến khích phát triển phương tiện này, cho phép "nền kinh tế trần bay thấp" phát triển nhanh hơn so với các khu vực khác. Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc dự đoán giá trị ngành sẽ tăng gấp 5 lần, lên 3,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 479 tỷ USD), trong 5 năm tới.
Kinh tế trần bay thấp là một mô hình kinh tế tập trung vào các hoạt động thương mại ở độ cao thấp, thường dưới 1.000 m, của cả UAV lẫn máy bay có người lái.
Không chỉ UAV hứa hẹn làm thay đổi cuộc sống đô thị ở Trung Quốc, Robot hình người cũng đang thu hút nhiều chú ý. Điểm nhấn trong Gala Xuân mừng Tết Nguyên đán năm nay, được xem gần 17 tỷ lượt, là màn nhảy tập thể của nhóm robot hình người do công ty Unitree chế tạo. Cuối tuần trước, cuộc thi marathon có robot hình người tham gia đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh.

Robot hình người tham gia cuộc thi marathon ở Bắc Kinh hôm 19/4. Ảnh: AP
"Việc ứng dụng AI vào robot đã thực sự được đẩy mạnh từ năm ngoái", Rui Ma, nhà phân tích và đầu tư công nghệ Trung Quốc hiện sống tại San Francisco, Mỹ, cho hay, thêm rằng bước thay đổi này có thể cho phép ngành công nghiệp robot phát triển bứt phá trong năm 2025.
Học tăng cường, hình thức huấn luyện robot học hỏi từ kinh nghiệm thay vì dựa vào các mô hình cứng nhắc, cho phép các chuyên gia đào tạo robot hình người trong vài tháng thay vì nhiều năm, qua đó đẩy nhanh tốc độ đổi mới.
Chó robot cũng đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc. Có thể dễ dàng nhìn thấy những đứa trẻ chơi đùa với chó robot hay cảnh người dân dắt chó robot đi dạo trên đường phố Trung Quốc.
Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp robot Trung Quốc gắn liền mật thiết với những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Suốt nhiều năm, Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng để bắt kịp Mỹ. Chủ tịch Tập tuyên bố ông muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua "lực lượng sản xuất chất lượng mới", khái niệm bao hàm cả các công nghệ tiên tiến.
Nhiều người ở Washington lo ngại lợi thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ đang bị thu hẹp. Washington hiện nắm giữ một đòn bẩy đặc biệt là quyền kiểm soát các thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, loại vi mạch được sử dụng để huấn luyện các mô hình AI tiên tiến.
Mỹ đã hạn chế xuất khẩu các loại chip tinh vi nhất sang Trung Quốc, một phần trong chiến lược được cựu cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan mô tả là "hàng rào" bảo vệ các công nghệ có giá trị chiến lược nhất của Mỹ.
Nhưng hồi đầu năm, một công ty "vô danh tiểu tốt" là DeepSeek đã làm cả thế giới bị sốc khi phát hành mô hình ngôn ngữ lớn R1 với khả năng hoạt động tốt như các mô hình AI Mỹ nhưng với mức giá chỉ bằng phần nhỏ.
Nó đã gây ra một cú sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ với một nghìn tỷ USD vốn hóa bị thổi bay khỏi các công ty công nghệ hàng đầu Phố Wall, khi các nhà đầu tư lo ngại Mỹ không còn đảm bảo được vị thế dẫn đầu của mình.
"Bạn không thể tưởng tượng được mức độ điên rồ của khoảnh khắc ấy", Rui Ma nói.
Từ đó đến nay, niềm lạc quan tràn ngập ngành công nghiệp AI Trung Quốc. Nó từng được chính phủ quảng bá như là câu trả lời cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, lâu dài của quốc gia, và bây giờ, công chúng bắt đầu tin vào điều này, Rui Ma cho hay.
Li Shuhao, doanh nhân công nghệ tại Quảng Châu, nhà sáng lập Tec-Do, công ty tiếp thị về AI, đã có mặt tại Mỹ khi "khoảnh khắc DeepSeek" xảy ra. Đột nhiên, "tôi có thể sắp xếp phỏng vấn và gặp mặt các nhà khoa học AI dễ dàng hơn nhiều", ông nói.
DeepSeek công bố công trình dưới dạng mã nguồn mở, một nguyên tắc mà chính phủ Trung Quốc ủng hộ từ lâu và khiến mô hình của họ được áp dụng rộng rãi. Robot là ngành được hưởng lợi đặc biệt.
Chuỗi cung ứng robot về cơ bản có thể được chia thành ba lĩnh vực: Não bộ, cơ thể và ứng dụng công nghệ trong thế giới thực. Trung Quốc lâu nay tự tin vào khả năng của mình trong lĩnh vực số hai và số ba. Chuỗi cung ứng tiên tiến trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như xe điện và UAV tự động cho thấy Trung Quốc sở hữu cả khả năng sản xuất các thành phần của máy móc ở quy mô công nghiệp và bí quyết để lắp ráp chúng thành hàng hóa phức tạp. Nhưng việc giải quyết phần khó khăn nhất của câu đố, tạo ra một bộ não robot có thể học các hành vi và chuyển động giống con người, vẫn là thách thức. Nó đòi hỏi AI cực kỳ tinh vi.
Mô hình R1 của DeepSeek đã thay đổi cuộc chơi, mở đường cho các công ty robot hình người trong nước bắt kịp những đối thủ cạnh tranh nước ngoài, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đánh giá. Việc mô hình nguồn mở của DeepSeek sử dụng chip ít tiên tiến hơn đã giúp cân bằng sân chơi cho các công ty Trung Quốc.
Nhưng ngành này vẫn đối diện nhiều thách thức. Bất kỳ mô hình AI nào cũng cần rất nhiều dữ liệu để đào tạo. Trong khi mô hình ngôn ngữ được sử dụng cho những thứ như chatbot có thể khai thác nội dung từ Internet, dữ liệu cho các AI robot, như thông tin về cách di chuyển vật lý trong không gian và tương tác với vật thể hay con người, lại tương đối khan hiếm.
Trong ngành công nghiệp xe tự hành, một lĩnh vực khác mà Trung Quốc đang tập trung phát triển, một chiếc xe cần có khả năng điều hướng theo 6 trục, hay "bậc tự do", gồm tiến - lùi, trái - phải, lên - xuống, và các chuyển động xoay quanh những vị trí này. Nguyên tắc này đúng với robot nói chung, như UAV giao đồ ăn của Meituan.
Robot biểu diễn trong gala mừng năm mới Ất Tỵ của Trung Quốc. Video: CGTN
Để một robot hình người có thể bắt chước con người trong các công việc hàng ngày, như nấu ăn, nó cần tới 60 "bậc tự do". Mô hình H1 của robot Unitree từng gây chấn động tại Gala Xuân năm nay có 27 bậc.
Song robot không cần phải hoàn toàn giống người mới hữu ích. Chúng vẫn có thể đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể, như những công việc nguy hiểm hay thao tác lặp đi lặp lại trong nhà máy. Với lực lượng lao động đang bị thu hẹp, Trung Quốc muốn tìm cách tự động hóa bất cứ khi nào có thể.
Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao tháng trước, ban tổ chức đã giới thiệu cách họ chế biến một món ăn đường phố đặc trưng của Trung Quốc bằng cánh tay robot. Các công viên ở Bắc Kinh cũng đang tăng cường năng lực giám sát bằng cách gắn camera theo dõi và những chiếc xe tự động chạy dọc các lối đi.
"Robot chưa thể thay thế phần lớn lực lượng lao động", Amber Zhang, giám đốc nghiên cứu sản phẩm tại BigOne Lab, công ty thu thập và phân tích dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết. "Nhìn vào taxi robot, thử hỏi có bao nhiêu tài xế thực sự bị thay thế? Vẫn còn rất nhiều rào cản".
Tại nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc, công ty công nghệ Baidu đang vận hành đội xe taxi tự hành, được gọi là Apollo Go. Nhưng phóng viên báo Guardian gần đây đã thất bại khi thử đặt xe ở Thâm Quyến. Taxi tự hành chỉ hoạt động ở một quận của thành phố và thậm chí khi phóng viên thử đặt xe ở đó, họ phải đợi gần 20 phút nhưng cuối cùng vẫn nhận được thông báo xin lỗi từ ứng dụng vì không tìm thấy xe nào. Trái lại, một chiếc xe do người lái xuất hiện chỉ sau 4 phút.
Cảnh sát robot, được truyền thông nhà nước quảng bá là công cụ để tăng cường an ninh ở Thâm Quyến, cũng vắng bóng trên đường phố.
Nhưng không thể phủ nhận rằng câu chuyện về AI và tự động hóa đã thay đổi ở Trung Quốc. Trong bối cảnh các lĩnh vực khác của nền kinh tế phải đối mặt nhiều thách thức, như xuất khẩu chịu áp lực từ cuộc chiến thuế với Mỹ hay nhu cầu người tiêu dùng vẫn yếu, chính phủ rất muốn ủng hộ một ngành đang có nhiều lợi thế.

Một chiếc xe taxi tự lái chờ đèn giao thông ở Trùng Khánh hôm 15/2. Ảnh: CFOTO
"Bây giờ, bất động sản không còn là nguồn thu nhập của nhiều địa phương nữa nên chính quyền phải thu hút các công ty có năng lực và hỗ trợ những gì họ đang làm", Zhang nói.
Rui Ma cho biết câu chuyện công nghệ hỗ trợ tăng trưởng "đang thu hút chú ý", một phần vì "mọi người không biết đầu tư vào đâu".
Đây là bước thay đổi đáng kể so với chỉ vài năm trước, khi Ant Group, công ty tài chính liên kết của nền tảng thương mại điện tử Alibaba, bị hủy chào bán ra công chúng (IPO) vào năm 2020. Sự việc này từng dội gáo nước lạnh vào ngành công nghệ và tài chính Trung Quốc.
Nhưng Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, hồi tháng hai đã được mời tới dự cuộc gặp hiếm hoi giữa Chủ tịch Tập với các ông chủ công ty công nghệ khác, trong đó có Liang Wenfeng, giám đốc điều hành (CEO) DeepSeek.
Những cuộc gặp như vậy "khiến chúng tôi tự tin", Li nói. "Có lẽ quãng thời gian u ám đã qua".
Vũ Hoàng (Theo Guardian, AFP, AP)