linh_449
Linh Linhh
Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Cách ăn uống để đủ chất, tăng cân ở lứa tuổi học sinh?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, bạn cần chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng khoảng 2500 - 2800 calo/ngày. Tùy mức độ vận động, phân bố trong 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ giữa giờ, cân đối giữa các thành phần chất đạm, chất béo, chất đường bột và đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Năng lượng do chất đạm cung cấp chiếm khoảng 15 - 17% tổng năng lượng của khẩu phần. Thực phẩm giàu đạm cần khoảng 300 - 500 gram/ngày, trong đó tỷ lệ chất đạm động vật nên chiếm ≥ 35% tổng số chất đạm. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua,... Nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc,...
Năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần khoảng 25% tổng năng lượng của khẩu phần. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hoà tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitamin A, E, D, K.
Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15 - 20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.
Bữa ăn chính (trưa, chiều) nên có từ 4 - 5 món ăn: món cơm, món chất đạm, món rau xanh, món canh và trái cây để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nhu cầu nước cho cơ thể.
Bữa ăn sáng đủ chất như: phở bò/ gà, bánh canh/ nui/ hủ tiếu, thịt, cơm tấm sườn, bánh mì thịt, bánh ướt chả, bánh cuốn,...
Bữa phụ dễ thực hành là: sữa, yaourt, trái cây, bánh, chè, khoai, bắp,...
Nếu bạn còn thắc mắc về cách ăn uống để đủ chất, tăng cân ở lứa tuổi học sinh bạn có thể đến bệnh viện thuộc
Chào bạn,
Với câu hỏi “Cách ăn uống để đủ chất, tăng cân ở lứa tuổi học sinh?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, bạn cần chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng khoảng 2500 - 2800 calo/ngày. Tùy mức độ vận động, phân bố trong 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ giữa giờ, cân đối giữa các thành phần chất đạm, chất béo, chất đường bột và đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Năng lượng do chất đạm cung cấp chiếm khoảng 15 - 17% tổng năng lượng của khẩu phần. Thực phẩm giàu đạm cần khoảng 300 - 500 gram/ngày, trong đó tỷ lệ chất đạm động vật nên chiếm ≥ 35% tổng số chất đạm. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua,... Nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc,...
Năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần khoảng 25% tổng năng lượng của khẩu phần. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hoà tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitamin A, E, D, K.
Một chế độ ăn hợp lý, cân đối, đa dạng có 15 - 20 loại thực phẩm từ 4 nhóm hàng ngày giúp cơ thể phát triển, khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh không lây nhiễm.
Bữa ăn chính (trưa, chiều) nên có từ 4 - 5 món ăn: món cơm, món chất đạm, món rau xanh, món canh và trái cây để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, nhu cầu nước cho cơ thể.
Bữa ăn sáng đủ chất như: phở bò/ gà, bánh canh/ nui/ hủ tiếu, thịt, cơm tấm sườn, bánh mì thịt, bánh ướt chả, bánh cuốn,...
Bữa phụ dễ thực hành là: sữa, yaourt, trái cây, bánh, chè, khoai, bắp,...
Nếu bạn còn thắc mắc về cách ăn uống để đủ chất, tăng cân ở lứa tuổi học sinh bạn có thể đến bệnh viện thuộc