đinhlinh11
Bé Tleoo
Thịt vịt là thuốc bổ giúp điều hòa ngũ tạng theo các y thư cổ. Việc bảo quản trữ đông thịt vịt đúng cách giúp giữ hương vị thơm ngon dù để lâu.
1. Chọn và sơ chế vịt đúng cách
Chọn vịt vừa độ, nuôi đã được khoảng 60 - 80 ngày tuổi là ngon nhất. Vịt ngon có các dấu hiệu ức tròn, lông mượt, hai cánh dài, chóp cánh chéo lại xếp lên nhau dưới đuôi, lật bàn chân phía dưới có cục chai mỏng mềm. Không nên mua vịt non vì khi chế biến bị ra nhiều nước, cũng không nên mua vịt già quá vì thịt bị dai.
Để khử mùi hôi, trước khi mổ cho vịt uống chút rượu trắng hoặc nước cốt chanh rồi sau đó mới sơ chế. Nên cắt bỏ phao câu, nơi tập trung tuyến dịch vừa đảm bảo sạch sẽ vừa giảm mùi hôi hiệu quả. Sau khi sơ chế và nhổ sạch lông, chà xát chanh và muối hạt rửa sạch. Tiếp tục dùng rượu trắng và gừng đập dập chà xát và rửa sạch. Khâu sơ chế kỹ sẽ giúp món vịt luộc thịt thơm. Tùy theo thực đơn mỗi món ăn mà giữ nguyên cả con vịt (món vịt luộc, vịt nướng) hoặc chặt các miếng riêng cho tiện rã đông.
2. Dùng gia vị phụ trợ bảo quản
Từ xưa dân gian có câu ''Thịt vịt lá na, thịt gà lá chanh''. Bạn nên dùng vài lá na vò nát sơ rồi thoa lên mình vịt. Theo y học cổ truyền, lá na có tác dụng kháng sinh sát trùng khá tốt, hơn nữa với các con vịt già thì khi nấu cho chút lá na giúp thịt vịt nhanh mềm mà không ảnh hưởng hương vị.
Thịt vịt thấm khô, đặt lên bề mặt sạch rồi dùng chổi quét lớp rượu gừng khắp bên trong và bên ngoài. Rượu có nồng độ cồn nên giúp khử trùng hiệu quả và làm sạch bề mặt ngoài, tránh cho vi khuẩn tiếp xúc. Còn gừng có vị cay, tính ấm vừa giúp cân bằng tính hàn (lạnh) của vịt theo Đông y, vừa giúp thịt vịt thơm khi rã đông nấu không có mùi.
3. Gói thịt vịt và trữ đông
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín 2 - 3 lớp cho kín con vịt vừa để bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn vừa ngăn hiện tượng bị đông đá, dăm đá làm cho thịt vịt thay đổi màu sắc, mất nước. Nếu có máy hút chân không hút thì tốt nhất. Sau đó gói tất cả lại bằng giấy bạc hoặc cho vào hộp đậy nắp kín đem trữ đông. Chú ý nếu nhiều vịt nên ghi nhãn dán ngày cụ thể với phần thịt được bảo quản. Với cách làm này, thịt vịt có thể trữ hàng tháng mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Khi nào ăn, lấy vịt ra để vào hộp cho vào ngăn mát tủ lạnh rã đông chậm qua đêm hoặc sau một ngày. Phần vịt nào có nhãn xa thì dùng trước, còn phần vịt khác để sau.
1. Chọn và sơ chế vịt đúng cách
Chọn vịt vừa độ, nuôi đã được khoảng 60 - 80 ngày tuổi là ngon nhất. Vịt ngon có các dấu hiệu ức tròn, lông mượt, hai cánh dài, chóp cánh chéo lại xếp lên nhau dưới đuôi, lật bàn chân phía dưới có cục chai mỏng mềm. Không nên mua vịt non vì khi chế biến bị ra nhiều nước, cũng không nên mua vịt già quá vì thịt bị dai.
Để khử mùi hôi, trước khi mổ cho vịt uống chút rượu trắng hoặc nước cốt chanh rồi sau đó mới sơ chế. Nên cắt bỏ phao câu, nơi tập trung tuyến dịch vừa đảm bảo sạch sẽ vừa giảm mùi hôi hiệu quả. Sau khi sơ chế và nhổ sạch lông, chà xát chanh và muối hạt rửa sạch. Tiếp tục dùng rượu trắng và gừng đập dập chà xát và rửa sạch. Khâu sơ chế kỹ sẽ giúp món vịt luộc thịt thơm. Tùy theo thực đơn mỗi món ăn mà giữ nguyên cả con vịt (món vịt luộc, vịt nướng) hoặc chặt các miếng riêng cho tiện rã đông.
2. Dùng gia vị phụ trợ bảo quản
Từ xưa dân gian có câu ''Thịt vịt lá na, thịt gà lá chanh''. Bạn nên dùng vài lá na vò nát sơ rồi thoa lên mình vịt. Theo y học cổ truyền, lá na có tác dụng kháng sinh sát trùng khá tốt, hơn nữa với các con vịt già thì khi nấu cho chút lá na giúp thịt vịt nhanh mềm mà không ảnh hưởng hương vị.
Thịt vịt thấm khô, đặt lên bề mặt sạch rồi dùng chổi quét lớp rượu gừng khắp bên trong và bên ngoài. Rượu có nồng độ cồn nên giúp khử trùng hiệu quả và làm sạch bề mặt ngoài, tránh cho vi khuẩn tiếp xúc. Còn gừng có vị cay, tính ấm vừa giúp cân bằng tính hàn (lạnh) của vịt theo Đông y, vừa giúp thịt vịt thơm khi rã đông nấu không có mùi.
3. Gói thịt vịt và trữ đông
Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín 2 - 3 lớp cho kín con vịt vừa để bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn vừa ngăn hiện tượng bị đông đá, dăm đá làm cho thịt vịt thay đổi màu sắc, mất nước. Nếu có máy hút chân không hút thì tốt nhất. Sau đó gói tất cả lại bằng giấy bạc hoặc cho vào hộp đậy nắp kín đem trữ đông. Chú ý nếu nhiều vịt nên ghi nhãn dán ngày cụ thể với phần thịt được bảo quản. Với cách làm này, thịt vịt có thể trữ hàng tháng mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.
Khi nào ăn, lấy vịt ra để vào hộp cho vào ngăn mát tủ lạnh rã đông chậm qua đêm hoặc sau một ngày. Phần vịt nào có nhãn xa thì dùng trước, còn phần vịt khác để sau.