Cách chạy bộ an toàn, tránh chấn thương

Quang Minh

Well-known member
Khởi động kỹ, uống đủ nước, ăn nhẹ, mặc quần áo thoải mái, lắng nghe cơ thể khi chạy bộ để điều chỉnh kế hoạch tập luyện phù hợp.

Theo ThS.BS Nguyễn Võ Hoàng Phúc, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chạy bộ giúp tăng sức bền cho hệ cơ xương khớp, hệ tim phổi... Song, để việc tập luyện thể thao cũng như chạy bộ đạt hiệu quả, phòng tránh chấn thương và các vấn đề sức khỏe khác, cần lưu ý một số vấn đề về trước, trong và sau khi chạy.

Trước khi chạy

  • Không nên tập khi cảm thấy không khỏe.
  • Không nên tập khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái và mang giày hỗ trợ.
  • Uống đủ nước (khoảng 200-500 ml trước chạy bộ khoảng 30 phút): Nước điện giải, nước chuyên dùng cho thể thao...
  • Ăn nhẹ trước khi tham gia chạy bộ (sữa chua, bánh, chuối...).
  • Tránh ăn quá no, bữa ăn no nên cách chạy bộ khoảng 2 giờ trước khi tham gia chạy.
  • Đảm bảo các thuốc điều trị hằng ngày đang sử dụng khi tham gia chạy.
  • Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện.
Runner chạy thử cung đường VnExpress Marathon Imperial Huế, năm 2023. Ảnh: Võ Thạnh


Runner chạy thử cung đường VnExpress Marathon Imperial Huế, năm 2023. Ảnh: Võ Thạnh

Trong lúc chạy

  • Bổ sung nước (điện giải) thường xuyên, khoảng 200 ml/10-15 phút.
  • Bổ sung năng lượng bằng mẫu bánh nhỏ, nước uống chuyên dụng cung cấp carbon hydrat.
  • Nếu có một số biểu hiện bất thường như đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở tăng dần, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, căng cơ... nên ngưng chạy và trao đổi với bộ phận hỗ trợ y tế.
Sau khi kết thúc chạy

  • Giảm dần cường độ bằng cách đi bộ thả lỏng 5-10 phút.
  • Bổ sung thêm nước (khoảng 250 ml) trong vòng 30 phút.
  • Tránh tắm ngay, nên tắm khi kết thúc chạy ít nhất 30 phút.
  • Tập những bài tập giãn cơ sau khi chạy.
 
Bên trên