Minh Thư
Well-known member
Trong các ấn phẩm quảng cáo hay thông tin thiết bị, Apple Việt Nam dùng cách chuyển ngữ rập khuôn từ tiếng Anh, khiến người dùng khó hiểu, nhưng cũng có thể khơi dậy sự tò mò.
Sau khi cửa hàng online của Apple chính thức được khai trương, lượng người dùng quan tâm, lượng truy cập website của thương hiệu này tại Việt Nam tăng đáng kể. Từ đó, những thông tin trên trang cũng được chú ý hơn. Trong đó, cách dịch thuật, chuyển ngữ của Táo khuyết là chủ đề được bàn tán.
Ví dụ, câu khẩu hiệu xuất hiện ngay trên web Apple lúc người dùng bắt đầu mua hàng tại Việt Nam là “Cửa hàng. Cách tốt nhất để mua sản phẩm bạn thích”. Trong đó, từ “Cửa hàng” được in đậm, đặt trước dấu chấm gây khó hiểu, khi không đủ chủ, vị ngữ. Apple gần như chuyển nguyên cụm gốc từ tiếng Anh, mà không điều chỉnh.
Vấn đề tương tự cũng xuất hiện trên nhiều ấn phẩm khác của Apple xuất bản tại Việt Nam. Gần đây, công ty này tung ra đoạn quảng cáo về quyền riêng tư trên thiết bị, trình chiếu trên YouTube, TikTok và nhiều kênh truyền hình. Trong đó, thông điệp kết thúc của đoạn phim bản tiếng Việt là “Quyền riêng tư. Rất iPhone”.
Nhiều người dùng cho rằng đây là một cụm thông tin tối nghĩa. Đồng thời nó cũng không sát với văn bản gốc Privacy. That’s iPhone (tạm dịch: Sự riêng tư. Đó là iPhone).
“Ồ. Thật Pro” hay “Pro. Vượt trội” là cách Apple mô tả cho sản phẩm iPhone cao cấp tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Khi so sánh với các đối thủ Android, vốn dùng nhiều cụm từ hoa mỹ như “Sống đậm chất đêm”, “Ẩn sau tuyệt tác”, cách làm của Táo khuyết rất khác biệt.
Trao đổi với Zing, bà Hồng Ngọc, chuyên viên truyền thông, người có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu công nghệ quốc tế, cho rằng cách xử lý của Apple rất kỳ lạ. Theo đó, thông tin sản phẩm, slogan thương hiệu thường được yêu cầu dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh, trau chuốt ngôn từ có tính phóng đại để người đọc dễ hiểu, tạo ấn tượng cho khách hàng.
“Cách chuyển ngữ của Apple máy móc như Google Dịch vậy”, bà Ngọc bày tỏ quan điểm.
Theo bà Quỳnh Nhung, giảng viên tiếng Anh tại TP.HCM, khi theo dõi các thông tin trên website Apple Việt Nam, so sánh với bản tiếng Anh, có thể nhận ra sự đồng bộ trong các yếu tố như chấm ngắt câu, bộ phận in đậm.
Do vậy, những thành tố này có thể trở nên kỳ quặc, khó hiểu nếu đọc bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây không phải vấn đề nghiêm trọng, bởi đây chủ yếu là văn bản quảng cáo, không tập trung vào việc cung cấp thông tin. Ngoài ra, cách làm của Apple còn có thể khơi dậy sự tò mò của người dùng với ngôn từ khó hiểu.
Apple được mệnh danh là bậc thầy trong ngành quảng cáo, bằng cách vận dụng tối đa các yếu tố bí ẩn, tạo sự quan tâm từ người dùng. Thay vì cung cấp thông tin phức tạp, hào nhoáng, Táo khuyết tập trung vào yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
Sau khi cửa hàng online của Apple chính thức được khai trương, lượng người dùng quan tâm, lượng truy cập website của thương hiệu này tại Việt Nam tăng đáng kể. Từ đó, những thông tin trên trang cũng được chú ý hơn. Trong đó, cách dịch thuật, chuyển ngữ của Táo khuyết là chủ đề được bàn tán.
Ví dụ, câu khẩu hiệu xuất hiện ngay trên web Apple lúc người dùng bắt đầu mua hàng tại Việt Nam là “Cửa hàng. Cách tốt nhất để mua sản phẩm bạn thích”. Trong đó, từ “Cửa hàng” được in đậm, đặt trước dấu chấm gây khó hiểu, khi không đủ chủ, vị ngữ. Apple gần như chuyển nguyên cụm gốc từ tiếng Anh, mà không điều chỉnh.
Vấn đề tương tự cũng xuất hiện trên nhiều ấn phẩm khác của Apple xuất bản tại Việt Nam. Gần đây, công ty này tung ra đoạn quảng cáo về quyền riêng tư trên thiết bị, trình chiếu trên YouTube, TikTok và nhiều kênh truyền hình. Trong đó, thông điệp kết thúc của đoạn phim bản tiếng Việt là “Quyền riêng tư. Rất iPhone”.
Nhiều người dùng cho rằng đây là một cụm thông tin tối nghĩa. Đồng thời nó cũng không sát với văn bản gốc Privacy. That’s iPhone (tạm dịch: Sự riêng tư. Đó là iPhone).
“Ồ. Thật Pro” hay “Pro. Vượt trội” là cách Apple mô tả cho sản phẩm iPhone cao cấp tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Khi so sánh với các đối thủ Android, vốn dùng nhiều cụm từ hoa mỹ như “Sống đậm chất đêm”, “Ẩn sau tuyệt tác”, cách làm của Táo khuyết rất khác biệt.
Trao đổi với Zing, bà Hồng Ngọc, chuyên viên truyền thông, người có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu công nghệ quốc tế, cho rằng cách xử lý của Apple rất kỳ lạ. Theo đó, thông tin sản phẩm, slogan thương hiệu thường được yêu cầu dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh, trau chuốt ngôn từ có tính phóng đại để người đọc dễ hiểu, tạo ấn tượng cho khách hàng.
“Cách chuyển ngữ của Apple máy móc như Google Dịch vậy”, bà Ngọc bày tỏ quan điểm.
Theo bà Quỳnh Nhung, giảng viên tiếng Anh tại TP.HCM, khi theo dõi các thông tin trên website Apple Việt Nam, so sánh với bản tiếng Anh, có thể nhận ra sự đồng bộ trong các yếu tố như chấm ngắt câu, bộ phận in đậm.
Do vậy, những thành tố này có thể trở nên kỳ quặc, khó hiểu nếu đọc bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây không phải vấn đề nghiêm trọng, bởi đây chủ yếu là văn bản quảng cáo, không tập trung vào việc cung cấp thông tin. Ngoài ra, cách làm của Apple còn có thể khơi dậy sự tò mò của người dùng với ngôn từ khó hiểu.
Apple được mệnh danh là bậc thầy trong ngành quảng cáo, bằng cách vận dụng tối đa các yếu tố bí ẩn, tạo sự quan tâm từ người dùng. Thay vì cung cấp thông tin phức tạp, hào nhoáng, Táo khuyết tập trung vào yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.