Ngủ là một hành vi sinh lý phổ biến, khi mà các hoạt động thần kinh bị hạn chế, mắt nhắm lại, cơ bắp thư giãn và hầu hết hoạt động của ý thức bị trì hoãn. Con người thường dùng một phần ba cuộc đời để ngủ. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có cách ngủ đúng. Vậy ngủ sớm có tác dụng gì, hãy cùng Trung Tâm VMC tìm hiểu về những lợi ích khi ngủ sớm.
1. Vai trò của giấc ngủ
Nhà nghiên cứu Matthew Walker đến từ Đại học California tại Berkeley, Mỹ khẳng định: “Giấc ngủ có khả năng giúp rửa sạch các độc tố trong não vào ban đêm, ngăn chúng tích tụ nên hạn chế phá hủy các tế bào não”.
Các tế bào não cần được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Nếu bạn thức khuya, tức là bạn đang ép buộc chúng hoạt động quá công suất, điều này dẫn đến tình trạng não bộ bị tổn thương, dễ gây ra suy giảm trí nhớ.
2. Vì sao con người cần ngủ
Để phát triển
Ngủ là một cách tăng chiều cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi ngủ sâu, cơ thể con người, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và những người ở độ tuổi phát triển, sẽ tiết ra hormone tăng trưởng. Khi ngủ, các cơ và xương của chúng ta sẽ được nghỉ ngơi thư giãn và tiến hành sửa chữa những tổn thương. Cơ thể sẽ có thời gian đào thải độc tố, tổng hợp dinh dưỡng cần thiết để phát triển chiều cao.
Bảo vệ hệ thống thần kinh
Năm 2017, một nghiên cứu của trường Đại học Marche Polytechnic ở Ý đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ sẽ khiến cho các khớp thần kinh bị ăn mòn bởi các tế bào não, hay nói cách khác khi bạn thiếu ngủ liên tục, bộ não sẽ tự ăn chính mình.
Mất ngủ thường xuyên còn dễ gây ra tình trạng ảo giác, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, giảm khả năng tư duy, mệt mỏi suy kiệt.
Khung giờ ngủ tốt thường được tính trước 22h hoặc 23h, thời lượng của một giấc ngủ tốt của người trưởng thành là từ 7-8 tiếng. Vậy, ngủ sớm có tác dụng gì? Cơ thể sẽ thu được những ích lợi gì khi ngủ sớm?
3. Ngủ sớm có tác dụng gì?
Giữ gìn làn da, ngăn lão hóa
Ngủ sớm và đủ, kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làn da có thời gian loại bỏ các tế bào cũ để tái tạo các tế bào mới, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, mịn màng mà không cần phụ thuộc vào mỹ phẩm hay thuốc. Đây là một cách làm đẹp da chủ động, đơn giản và hiệu quả.
Ngoài ra, việc ngủ sớm cũng giúp hạn chế các nếp nhăn và quầng thâm mắt, làm chậm quá trình lão hóa ở làn da, phục hồi năng lượng, giảm căng thẳng mệt mỏi
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, hormone này giúp điều tiết cảm xúc. Khi bạn thức khuya, ngủ không đủ giấc, sẽ khiến cơ thể rơi vàng trạng thái căng thẳng mệt mỏi, dễ bực tức, cáu kỉnh, làm việc không tập trung.
Ngủ sớm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, sản sinh nhiều Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, cân bằng cảm xúc, mang lại một ngày làm việc hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
Khi cơ thể tiến vào trạng thái ngủ sâu, là lúc các cơ quan trong cơ thể tiến hành đào thải các chất cặn bã, độc tố:
Từ 21h-23h: hệ miễn dịch bài độc, lúc này cần yên tĩnh hoặc nghe nhạc thư giãn.
Từ 23h-1h: thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
Từ 1h-3h: thời gian bài độc của mật, cần thực hiện trong khi ngủ say.
Từ 3h-5h: phổi bài độc. Người bị ho thường sẽ bị ho dữ dội vào khoảng thời gian này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.
Từ 5h-7h: ruột già bài độc, cần đi toilet vào lúc này.
Từ 7h-9h: đây là lúc ruột hấp thu các chất dinh dưỡng nhiều nhất, là thời gian ăn sáng lý tưởng.
Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
Như vậy, có rất nhiều hoạt động cần tiến hành trong lúc ngủ say. Việc thức quá khuya sẽ khiến cơ thể phải hoạt động quá công suất, không còn thời gian đào thải, dễ gây ra nhiều tình trạng xấu như xơ cứng động mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ, các vấn đề về đường hô hấp, cảm cúm, hoa mắt,…
Bảo trì vóc dáng
Càng thức khuya, bộ não của con người càng tiết thêm nhiều cortisol – hormone sản sinh nhiều cảm giác thèm ăn, làm tăng nguy cơ tăng cân. Cho nên, ngủ sớm là một cách kiểm soát cân nặng chủ động.
4. Chu kỳ của giấc ngủ
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, mà nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, giấc ngủ của con người được chia thành các chu kỳ (5-6 chu kỳ), mỗi chu kỳ chia làm 4 giai đoạn, kéo dài khoảng 90-110’.
Giai đoạn N1: Ru ngủ
Giai đoạn 2: Ngủ nông
Giai đoạn 3: Ngủ sâu
Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu
Giai đoạn 5: Ngủ mơ (Giấc ngủ REM)
Công thức để có một giấc ngủ ngon và thức dậy tràn đầy năng lượng là:
Thời gian bắt đầu ngủ + 90 x N + 14 = Thời gian thức giấc
N là chu kỳ ứng từ 3-6, 3 là chu kỳ tối thiểu và 6 là chu kỳ tối đa để có được giấc ngủ ngon.
90 là thời gian của một chu kỳ ngủ
14 là thời gian bạn rơi vào giấc ngủ (có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy theo từng người)
Ví dụ: Bạn muốn thức dậy vào lúc 5h30 giờ sáng, ngủ khoảng 5 chu kỳ, thì bạn sẽ cần đi ngủ vào lúc 9h45 tối.
9h45 + 90 x 5 + 14 = 464 phút (7.7 tiếng)
Tình trạng thức khuya hiện nay ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với người trẻ tuổi. Thói quen ngủ muộn để lâu dài sẽ kéo theo rất nhiều những vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. Hy vọng “Ngủ sớm có tác dụng gì? Chu kỳ của giấc ngủ” sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về việc ngủ, từ đó bảo về sức khỏe của chính mình.
1. Vai trò của giấc ngủ
Nhà nghiên cứu Matthew Walker đến từ Đại học California tại Berkeley, Mỹ khẳng định: “Giấc ngủ có khả năng giúp rửa sạch các độc tố trong não vào ban đêm, ngăn chúng tích tụ nên hạn chế phá hủy các tế bào não”.
Các tế bào não cần được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Nếu bạn thức khuya, tức là bạn đang ép buộc chúng hoạt động quá công suất, điều này dẫn đến tình trạng não bộ bị tổn thương, dễ gây ra suy giảm trí nhớ.
2. Vì sao con người cần ngủ
Để phát triển
Ngủ là một cách tăng chiều cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi ngủ sâu, cơ thể con người, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và những người ở độ tuổi phát triển, sẽ tiết ra hormone tăng trưởng. Khi ngủ, các cơ và xương của chúng ta sẽ được nghỉ ngơi thư giãn và tiến hành sửa chữa những tổn thương. Cơ thể sẽ có thời gian đào thải độc tố, tổng hợp dinh dưỡng cần thiết để phát triển chiều cao.
Bảo vệ hệ thống thần kinh
Năm 2017, một nghiên cứu của trường Đại học Marche Polytechnic ở Ý đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ sẽ khiến cho các khớp thần kinh bị ăn mòn bởi các tế bào não, hay nói cách khác khi bạn thiếu ngủ liên tục, bộ não sẽ tự ăn chính mình.
Mất ngủ thường xuyên còn dễ gây ra tình trạng ảo giác, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, giảm khả năng tư duy, mệt mỏi suy kiệt.
Khung giờ ngủ tốt thường được tính trước 22h hoặc 23h, thời lượng của một giấc ngủ tốt của người trưởng thành là từ 7-8 tiếng. Vậy, ngủ sớm có tác dụng gì? Cơ thể sẽ thu được những ích lợi gì khi ngủ sớm?
3. Ngủ sớm có tác dụng gì?
Giữ gìn làn da, ngăn lão hóa
Ngủ sớm và đủ, kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làn da có thời gian loại bỏ các tế bào cũ để tái tạo các tế bào mới, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, mịn màng mà không cần phụ thuộc vào mỹ phẩm hay thuốc. Đây là một cách làm đẹp da chủ động, đơn giản và hiệu quả.
Ngoài ra, việc ngủ sớm cũng giúp hạn chế các nếp nhăn và quầng thâm mắt, làm chậm quá trình lão hóa ở làn da, phục hồi năng lượng, giảm căng thẳng mệt mỏi
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, hormone này giúp điều tiết cảm xúc. Khi bạn thức khuya, ngủ không đủ giấc, sẽ khiến cơ thể rơi vàng trạng thái căng thẳng mệt mỏi, dễ bực tức, cáu kỉnh, làm việc không tập trung.
Ngủ sớm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, sản sinh nhiều Serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, cân bằng cảm xúc, mang lại một ngày làm việc hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
Khi cơ thể tiến vào trạng thái ngủ sâu, là lúc các cơ quan trong cơ thể tiến hành đào thải các chất cặn bã, độc tố:
Từ 21h-23h: hệ miễn dịch bài độc, lúc này cần yên tĩnh hoặc nghe nhạc thư giãn.
Từ 23h-1h: thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
Từ 1h-3h: thời gian bài độc của mật, cần thực hiện trong khi ngủ say.
Từ 3h-5h: phổi bài độc. Người bị ho thường sẽ bị ho dữ dội vào khoảng thời gian này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.
Từ 5h-7h: ruột già bài độc, cần đi toilet vào lúc này.
Từ 7h-9h: đây là lúc ruột hấp thu các chất dinh dưỡng nhiều nhất, là thời gian ăn sáng lý tưởng.
Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
Như vậy, có rất nhiều hoạt động cần tiến hành trong lúc ngủ say. Việc thức quá khuya sẽ khiến cơ thể phải hoạt động quá công suất, không còn thời gian đào thải, dễ gây ra nhiều tình trạng xấu như xơ cứng động mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ, các vấn đề về đường hô hấp, cảm cúm, hoa mắt,…
Bảo trì vóc dáng
Càng thức khuya, bộ não của con người càng tiết thêm nhiều cortisol – hormone sản sinh nhiều cảm giác thèm ăn, làm tăng nguy cơ tăng cân. Cho nên, ngủ sớm là một cách kiểm soát cân nặng chủ động.
4. Chu kỳ của giấc ngủ
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, mà nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, giấc ngủ của con người được chia thành các chu kỳ (5-6 chu kỳ), mỗi chu kỳ chia làm 4 giai đoạn, kéo dài khoảng 90-110’.
Giai đoạn N1: Ru ngủ
Giai đoạn 2: Ngủ nông
Giai đoạn 3: Ngủ sâu
Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu
Giai đoạn 5: Ngủ mơ (Giấc ngủ REM)
Công thức để có một giấc ngủ ngon và thức dậy tràn đầy năng lượng là:
Thời gian bắt đầu ngủ + 90 x N + 14 = Thời gian thức giấc
N là chu kỳ ứng từ 3-6, 3 là chu kỳ tối thiểu và 6 là chu kỳ tối đa để có được giấc ngủ ngon.
90 là thời gian của một chu kỳ ngủ
14 là thời gian bạn rơi vào giấc ngủ (có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy theo từng người)
Ví dụ: Bạn muốn thức dậy vào lúc 5h30 giờ sáng, ngủ khoảng 5 chu kỳ, thì bạn sẽ cần đi ngủ vào lúc 9h45 tối.
9h45 + 90 x 5 + 14 = 464 phút (7.7 tiếng)
Tình trạng thức khuya hiện nay ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với người trẻ tuổi. Thói quen ngủ muộn để lâu dài sẽ kéo theo rất nhiều những vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. Hy vọng “Ngủ sớm có tác dụng gì? Chu kỳ của giấc ngủ” sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về việc ngủ, từ đó bảo về sức khỏe của chính mình.