Các CEO công nghệ thường đặt ra những yêu cầu khác lạ trong công việc, như quy tắc hai chiếc bánh pizza, chính sách 20% thời gian.
Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon
Jeff Bezos tham dự tiệc Oscar của Vanity Fair năm 2023.
Theo WSJ, Jeff Bezos có một số yêu cầu đặc biệt khi vẫn đảm nhiệm vị trí CEO Amazon, trong đó có quy tắc phải giới hạn số người có mặt trong cuộc họp chỉ đủ để ăn tối đa hai chiếc pizza.
Ngoài ra, ông cũng cấm sử dụng PowerPoint. Thay vào đó, nhân viên phải soạn nội dung dài sáu trang và các cuộc họp sẽ bắt đầu trong im lặng khi những người tham dự tập trung đọc tài liệu.
Elon Musk, CEO Tesla
Tỷ phú Elon Musk tại Paris tháng 6/2023
Elon Musk không thích việc mọi người tham gia cuộc họp nếu họ không có đóng góp giá trị. Ông khuyến khích nhân viên chủ động rời cuộc họp thay vì ở lại trong một số trường hợp.
CEO Tesla mô tả với WSJ rằng mình là nhà quản lý cấp nano, không thích giao việc. Ông nói nhân viên có thể liên hệ vượt cấp để hoàn thành công việc. "Bạn có thể trao đổi với cấp trên của quản lý của bạn. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với phó chủ tịch ở bộ phận khác, hay có thể liên hệ với tôi, hoặc với bất kỳ ai mà không cần sự cho phép của người khác", ông cho biết trong một email gửi nhân viên năm 2018.
Mark Zuckerberg, CEO Meta
CEO Meta Mark Zuckerberg.
CEO Meta không thích việc ủy quyền xử lý công việc và cho rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra càng nhiều quyết định và trực tiếp tham gia vào càng nhiều việc càng tốt. Ông cũng nói không thích cơ cấu "nhà quản lý quản lý nhà quản lý". Vì vậy, ông đã cắt giảm hàng loạt nhân sự cấp trung trong chiến lược "năm hiệu quả 2023" của công ty.
Ngoài ra, Mark Zuckerberg nổi tiếng với việc chỉ mặc một kiểu trang phục duy nhất. "Tôi thực sự muốn mọi thứ trong đời tôi trở nên đơn giản, để trong bất cứ việc gì, tôi chỉ phải đưa ra ít quyết định nhất có thể", Zuckerberg từng chia sẻ trên Facebook. Ông không phải bận tâm lựa chọn mỗi ngày mặc gì, bởi việc nhỏ nhặt đó cũng tiêu tốn năng lượng và ông muốn dành thời gian để quản lý và phục vụ cộng đồng.
Jensen Huang, CEO Nvidia
Jensen Huang tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia NIC (Hòa Lạc) ngày 11/12.
Jensen Huang cho rằng CEO phải là người được báo cáo trực tiếp nhiều nhất liên quan tới công ty. Ông khuyến khích nhân viên ở mọi cấp gặp ông nếu cần giúp đỡ. "Trung bình mỗi ngày tôi nhận được khoảng 50 báo cáo trực tiếp và không nhiệm vụ nào bên dưới mà tôi không biết", ông chủ Nvidia nói với Fortune.
Ông dành nhiều thời gian trao đổi với nhân viên. "Mọi người ngạc nhiên khi tôi ngồi ăn ở căng-tin, dù là bữa trưa hay bữa tối, để trò chuyện với nhân viên", ông cho biết.
Năm 2024, ông cũng thực hiện chương trình "trợ cấp đặc biệt Jensen", trao thêm cho nhân viên một lượng cổ phiếu hạn chế (RSU), tương đương 25% số cổ phiếu họ từng nhận khi mới gia nhập công ty.
Tim Cook, CEO Apple
CEO Apple Tim Cook tới Hà Nội ngày 15/4.
CEO của Apple có thói quen đặt câu hỏi cho nhân viên để đảm bảo những người tham gia nắm rõ nội dung liên quan đến mình trong cuộc họp.
Một cựu nhân viên Apple kể với biên tập viên Leander Kahney của Cult of Mac: "Tim Cook sẽ hỏi bạn mười câu. Nếu trả lời đúng, ông ấy sẽ tiếp tục hỏi thêm mười câu nữa. Sai một câu, ông ấy sẽ hỏi bạn 20-30 câu".
Larry Page và Sergey Brin, đồng sáng lập Google
Larry Page (phải) và Sergey Brin tại Google I/O 2012.
Khi mới thành lập Google, hai nhà đồng sáng lập đã thực hiện chính sách "20% thời gian". Trong đó, nhân viên được khuyến khích dành tổng cộng một ngày mỗi tuần, tương đương 20% thời gian, để phát triển một dự án, ý tưởng nào đó mà họ quan tâm, không liên quan đến công việc chính. Chính sách này đã tạo ra những sản phẩm đột phá như Adsense, Gmail, Google News.
Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon
Jeff Bezos tham dự tiệc Oscar của Vanity Fair năm 2023.
Theo WSJ, Jeff Bezos có một số yêu cầu đặc biệt khi vẫn đảm nhiệm vị trí CEO Amazon, trong đó có quy tắc phải giới hạn số người có mặt trong cuộc họp chỉ đủ để ăn tối đa hai chiếc pizza.
Ngoài ra, ông cũng cấm sử dụng PowerPoint. Thay vào đó, nhân viên phải soạn nội dung dài sáu trang và các cuộc họp sẽ bắt đầu trong im lặng khi những người tham dự tập trung đọc tài liệu.
Elon Musk, CEO Tesla
Tỷ phú Elon Musk tại Paris tháng 6/2023
Elon Musk không thích việc mọi người tham gia cuộc họp nếu họ không có đóng góp giá trị. Ông khuyến khích nhân viên chủ động rời cuộc họp thay vì ở lại trong một số trường hợp.
CEO Tesla mô tả với WSJ rằng mình là nhà quản lý cấp nano, không thích giao việc. Ông nói nhân viên có thể liên hệ vượt cấp để hoàn thành công việc. "Bạn có thể trao đổi với cấp trên của quản lý của bạn. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với phó chủ tịch ở bộ phận khác, hay có thể liên hệ với tôi, hoặc với bất kỳ ai mà không cần sự cho phép của người khác", ông cho biết trong một email gửi nhân viên năm 2018.
Mark Zuckerberg, CEO Meta
CEO Meta Mark Zuckerberg.
CEO Meta không thích việc ủy quyền xử lý công việc và cho rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra càng nhiều quyết định và trực tiếp tham gia vào càng nhiều việc càng tốt. Ông cũng nói không thích cơ cấu "nhà quản lý quản lý nhà quản lý". Vì vậy, ông đã cắt giảm hàng loạt nhân sự cấp trung trong chiến lược "năm hiệu quả 2023" của công ty.
Ngoài ra, Mark Zuckerberg nổi tiếng với việc chỉ mặc một kiểu trang phục duy nhất. "Tôi thực sự muốn mọi thứ trong đời tôi trở nên đơn giản, để trong bất cứ việc gì, tôi chỉ phải đưa ra ít quyết định nhất có thể", Zuckerberg từng chia sẻ trên Facebook. Ông không phải bận tâm lựa chọn mỗi ngày mặc gì, bởi việc nhỏ nhặt đó cũng tiêu tốn năng lượng và ông muốn dành thời gian để quản lý và phục vụ cộng đồng.
Jensen Huang, CEO Nvidia
Jensen Huang tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia NIC (Hòa Lạc) ngày 11/12.
Jensen Huang cho rằng CEO phải là người được báo cáo trực tiếp nhiều nhất liên quan tới công ty. Ông khuyến khích nhân viên ở mọi cấp gặp ông nếu cần giúp đỡ. "Trung bình mỗi ngày tôi nhận được khoảng 50 báo cáo trực tiếp và không nhiệm vụ nào bên dưới mà tôi không biết", ông chủ Nvidia nói với Fortune.
Ông dành nhiều thời gian trao đổi với nhân viên. "Mọi người ngạc nhiên khi tôi ngồi ăn ở căng-tin, dù là bữa trưa hay bữa tối, để trò chuyện với nhân viên", ông cho biết.
Năm 2024, ông cũng thực hiện chương trình "trợ cấp đặc biệt Jensen", trao thêm cho nhân viên một lượng cổ phiếu hạn chế (RSU), tương đương 25% số cổ phiếu họ từng nhận khi mới gia nhập công ty.
Tim Cook, CEO Apple
CEO Apple Tim Cook tới Hà Nội ngày 15/4.
CEO của Apple có thói quen đặt câu hỏi cho nhân viên để đảm bảo những người tham gia nắm rõ nội dung liên quan đến mình trong cuộc họp.
Một cựu nhân viên Apple kể với biên tập viên Leander Kahney của Cult of Mac: "Tim Cook sẽ hỏi bạn mười câu. Nếu trả lời đúng, ông ấy sẽ tiếp tục hỏi thêm mười câu nữa. Sai một câu, ông ấy sẽ hỏi bạn 20-30 câu".
Larry Page và Sergey Brin, đồng sáng lập Google
Larry Page (phải) và Sergey Brin tại Google I/O 2012.
Khi mới thành lập Google, hai nhà đồng sáng lập đã thực hiện chính sách "20% thời gian". Trong đó, nhân viên được khuyến khích dành tổng cộng một ngày mỗi tuần, tương đương 20% thời gian, để phát triển một dự án, ý tưởng nào đó mà họ quan tâm, không liên quan đến công việc chính. Chính sách này đã tạo ra những sản phẩm đột phá như Adsense, Gmail, Google News.