nguyenphuonganh
Well-known member
Trong cuộc sống nhiều áp lực, việc rèn luyện tư duy, suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc hơn. Đây là những phương pháp đơn giản giúp bạn tìm lại sự lạc quan của mình.
Việc suy nghĩ tích cực không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn mà còn cả thể chất. Dĩ nhiên, đây không phải là “thần dược”, nhưng nó góp phần vào việc giảm tỉ lệ trầm cảm, phục hồi nhanh hơn sau chấn thương hoặc bệnh tật, tăng cường kỹ năng đối phó với căng thẳng. Làm sao để giữ được niềm lạc quan đó trong suốt thời gian dài?
1. Tưởng tượng phiên bản “tốt nhất” về bản thân mình
Hãy thử tạo ra hình ảnh về “phiên bản tốt nhất” của chính bạn trong 5 phút mỗi ngày. Sau khoảng vài tuần, bạn có thể cải thiện tâm trạng tổng thể và khả năng suy nghĩ tích cực của mình.
Những điều tưởng tượng đó có thể là nghề nghiệp, thành tích cá nhân, những mối quan hệ xung quanh. Hoạt động này khuyến khích bạn nghĩ về những gì bản thạn muốn trở thành, đồng thời thúc đẩy bạn tìm cách đạt được nó. Khả năng tin tưởng vào bản thân rất quan trọng để hình thành tư duy tích cực.
Ảnh: Unsplash2. Thực hành chánh niệm
Để tránh bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực, hãy thực hành chánh niệm, tập trung vào hiện tại một cách có ý thức và chủ đích hơn.
Bạn hãy dành thời gian để thừa nhận những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh mình, đồng thời chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc của bản thân để hiểu hơn về chính bạn cũng như nguồn cơn của cảm xúc tiêu cực.
Khi có được tinh thần nhận biết và nhạy bén xử lý các tình huống bất ngờ, nó sẽ giúp bạn chuyển sang tư duy tích cực và hiệu quả hơn.
3. Nhận biết những ý niệm tiêu cực đang ở trong bạn
Bạn cần phải nhận biết và đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực trong bản thân mình. Nó có thể liên quan đến sự nghiệp, các mối quan hệ xã hội hoặc thậm chí là chính bạn. Tiếp đó, hãy từng bước tháo gở nó. Hãy xem xét nội tâm và xác định lý do tại sao bạn lại bi quan. Sau đó, hãy tìm cách hành động để thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Ảnh: The Courier Mail4. Ở cùng với những con người tích cực
Những người chúng ta thường tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân chúng ta. Khi bên ai đó mang suy nghĩ tiêu cực, họ có thể ngăn bạn tin rằng tình huống có thể trở nên tốt hơn. Ngược lại, các cá thể lạc quan sẽ truyền cảm hứng cho bạn để tiếp tục hy vọng vào kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, những nhân tố vui vẻ này sẽ giúp bạn học cách cân bằng cảm xúc và rèn luyện tư duy tích cực.
5. Thực hành biết ơn
Liệt kê những điều tốt đẹp và biết ơn nó là một cách để bạn đánh giá cao những khía cạnh tích cực của cuộc sống, thay vì chìm đắm trong các vấn đề. Lòng biết ơn mang lại lợi ích về mặt cảm xúc, làm bạn có suy nghĩ tích cực hơn.
Ảnh: Unsplash6. Thoát khỏi những thông tin tiêu cực
Mặc dù truyền thông xã hội mang lại nhiều lợi ích như tạo kết nối có ý nghĩa và nhận được sự hỗ trợ từ xã hội, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của bạn. Những tin tức đau buồn và sự so sánh dễ làm bạn mất đi tư duy tích cực cũng như cách cảm nhận hạnh phúc. Tạm dừng sử dụng mạng xã hội khi không cần thiết có thể giúp bạn tập trung vào hiện tại nhiều hơn.
7. Thực hành tự nói chuyện tích cực
Đôi khi người chỉ trích bạn nhiều nhất là chính bạn. Đặc biệt hơn, ngôn ngữ bạn “tự nói” với bản thân sẽ ảnh hưởng đến tính cách của chúng ta rất nhiều.
Để định hướng suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn, hãy chỉnh lại giọng nói vang lên trong tâm trí. Thay vì nghĩ “Việc này quá khó và tôi không thể làm được”, hãy chuyển sang “Tôi sẽ thử lại từ một góc độ khác”. Bằng cách thay đổi có ý thức cách trò chuyện với chính mình, bạn sẽ dần thoải mái hơn.
Ảnh: Unsplash8. Bắt đầu mỗi ngày với những suy nghĩ tích cực
Hãy tạo ra một thói quen giúp bạn suy nghĩ thoải mái, lạc quan vào một buổi sáng như:
– Hãy tự nhủ rằng hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời, hoặc bằng một câu nào đó tích cực như “tôi rất vui khi dự án sắp hoàn thành tốt”, “tương lai tôi đang rộng mở,…”
– Nghe một bài hát hoặc danh sách nhạc vui vẻ.
– Lan tỏa sự vui vẻ bằng cách khen ngợi, một hành động tốt với ai đó.
9. Tìm sự an ủi từ người đáng tin cậy
Tích cực không phải là chôn vùi hoặc trốn tránh mọi suy nghĩ hoặc cảm xúc bi quan. Khi rơi vào giai đoạn tuyệt vọng, hãy tìm kiếm người an ủi đáng tin cậy để giảm bớt áp lực cho bản thân bạn.
Nếu không thể tìm ai đó, bạn có thể an ủi chính mình bằng cách tự đối thoại, rằng bạn đang cảm thấy ra sao, đồng thời nhắc nhở bản thân có quyền cảm thấy buồn hoặc tức giận. Sau đó, bạn hãy đưa ra giải pháp cho bản thân mình.
Ảnh: Unsplash10. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế
Nếu bạn cảm thấy bị suy nghĩ tiêu cực chi phối và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hãy đến gặp bác sĩ. Các liệu pháp tâm lý cũng sẽ giúp bạn rất nhiều.
Việc suy nghĩ tích cực không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn mà còn cả thể chất. Dĩ nhiên, đây không phải là “thần dược”, nhưng nó góp phần vào việc giảm tỉ lệ trầm cảm, phục hồi nhanh hơn sau chấn thương hoặc bệnh tật, tăng cường kỹ năng đối phó với căng thẳng. Làm sao để giữ được niềm lạc quan đó trong suốt thời gian dài?
1. Tưởng tượng phiên bản “tốt nhất” về bản thân mình
Hãy thử tạo ra hình ảnh về “phiên bản tốt nhất” của chính bạn trong 5 phút mỗi ngày. Sau khoảng vài tuần, bạn có thể cải thiện tâm trạng tổng thể và khả năng suy nghĩ tích cực của mình.
Những điều tưởng tượng đó có thể là nghề nghiệp, thành tích cá nhân, những mối quan hệ xung quanh. Hoạt động này khuyến khích bạn nghĩ về những gì bản thạn muốn trở thành, đồng thời thúc đẩy bạn tìm cách đạt được nó. Khả năng tin tưởng vào bản thân rất quan trọng để hình thành tư duy tích cực.
Ảnh: Unsplash2. Thực hành chánh niệm
Để tránh bị phân tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực, hãy thực hành chánh niệm, tập trung vào hiện tại một cách có ý thức và chủ đích hơn.
Bạn hãy dành thời gian để thừa nhận những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh mình, đồng thời chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc của bản thân để hiểu hơn về chính bạn cũng như nguồn cơn của cảm xúc tiêu cực.
Khi có được tinh thần nhận biết và nhạy bén xử lý các tình huống bất ngờ, nó sẽ giúp bạn chuyển sang tư duy tích cực và hiệu quả hơn.
3. Nhận biết những ý niệm tiêu cực đang ở trong bạn
Bạn cần phải nhận biết và đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực trong bản thân mình. Nó có thể liên quan đến sự nghiệp, các mối quan hệ xã hội hoặc thậm chí là chính bạn. Tiếp đó, hãy từng bước tháo gở nó. Hãy xem xét nội tâm và xác định lý do tại sao bạn lại bi quan. Sau đó, hãy tìm cách hành động để thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Ảnh: The Courier Mail4. Ở cùng với những con người tích cực
Những người chúng ta thường tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân chúng ta. Khi bên ai đó mang suy nghĩ tiêu cực, họ có thể ngăn bạn tin rằng tình huống có thể trở nên tốt hơn. Ngược lại, các cá thể lạc quan sẽ truyền cảm hứng cho bạn để tiếp tục hy vọng vào kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, những nhân tố vui vẻ này sẽ giúp bạn học cách cân bằng cảm xúc và rèn luyện tư duy tích cực.
5. Thực hành biết ơn
Liệt kê những điều tốt đẹp và biết ơn nó là một cách để bạn đánh giá cao những khía cạnh tích cực của cuộc sống, thay vì chìm đắm trong các vấn đề. Lòng biết ơn mang lại lợi ích về mặt cảm xúc, làm bạn có suy nghĩ tích cực hơn.
Ảnh: Unsplash6. Thoát khỏi những thông tin tiêu cực
Mặc dù truyền thông xã hội mang lại nhiều lợi ích như tạo kết nối có ý nghĩa và nhận được sự hỗ trợ từ xã hội, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của bạn. Những tin tức đau buồn và sự so sánh dễ làm bạn mất đi tư duy tích cực cũng như cách cảm nhận hạnh phúc. Tạm dừng sử dụng mạng xã hội khi không cần thiết có thể giúp bạn tập trung vào hiện tại nhiều hơn.
7. Thực hành tự nói chuyện tích cực
Đôi khi người chỉ trích bạn nhiều nhất là chính bạn. Đặc biệt hơn, ngôn ngữ bạn “tự nói” với bản thân sẽ ảnh hưởng đến tính cách của chúng ta rất nhiều.
Để định hướng suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn, hãy chỉnh lại giọng nói vang lên trong tâm trí. Thay vì nghĩ “Việc này quá khó và tôi không thể làm được”, hãy chuyển sang “Tôi sẽ thử lại từ một góc độ khác”. Bằng cách thay đổi có ý thức cách trò chuyện với chính mình, bạn sẽ dần thoải mái hơn.
Ảnh: Unsplash8. Bắt đầu mỗi ngày với những suy nghĩ tích cực
Hãy tạo ra một thói quen giúp bạn suy nghĩ thoải mái, lạc quan vào một buổi sáng như:
– Hãy tự nhủ rằng hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời, hoặc bằng một câu nào đó tích cực như “tôi rất vui khi dự án sắp hoàn thành tốt”, “tương lai tôi đang rộng mở,…”
– Nghe một bài hát hoặc danh sách nhạc vui vẻ.
– Lan tỏa sự vui vẻ bằng cách khen ngợi, một hành động tốt với ai đó.
9. Tìm sự an ủi từ người đáng tin cậy
Tích cực không phải là chôn vùi hoặc trốn tránh mọi suy nghĩ hoặc cảm xúc bi quan. Khi rơi vào giai đoạn tuyệt vọng, hãy tìm kiếm người an ủi đáng tin cậy để giảm bớt áp lực cho bản thân bạn.
Nếu không thể tìm ai đó, bạn có thể an ủi chính mình bằng cách tự đối thoại, rằng bạn đang cảm thấy ra sao, đồng thời nhắc nhở bản thân có quyền cảm thấy buồn hoặc tức giận. Sau đó, bạn hãy đưa ra giải pháp cho bản thân mình.
Ảnh: Unsplash10. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế
Nếu bạn cảm thấy bị suy nghĩ tiêu cực chi phối và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hãy đến gặp bác sĩ. Các liệu pháp tâm lý cũng sẽ giúp bạn rất nhiều.