quan03
Trần Anh Quân
Khi sử dụng bất kỳ ứng dụng hay dịch vụ có kết nối Internet, người dùng buộc phải chia sẻ thông tin của mình cho các nhà cung cấp.
Hoạt động này được các chuyên gia bảo mật ví như "đường một chiều", bởi một khi thông tin đưa lên Internet sẽ khó thu hồi, quyền kiểm soát không còn nằm trong tay người dùng nữa. Tuy nhiên, họ có thể áp dụng một số cách, dù không triệt để, nhằm hạn chế dữ liệu cá nhân bị lợi dụng cho các mục đích không chính đáng.
Minh họa về việc xóa dữ liệu trên môi trường Internet. Ảnh: Lightspring
Tận dụng chức năng bảo mật của trình duyệt
Trên hầu hết trình duyệt đều có tính năng tắt cookie của bên thứ ba khi truy cập website bất kỳ. Người dùng có thể vào Cài đặt > Privacy and Security, chọn một trong ba lựa chọn gồm Cho phép cookie bên thứ ba, Chặn cookie bên thứ ba khi duyệt web ở chế độ ẩn danh, và Chặn cookie bên thứ ba.
Đối với ứng dụng, khi tải phần mềm mới, nên kiểm tra các cài đặt về quyền riêng tư, quyền được cho phép, thông tin nào được thu thập. Nếu phát hiện ứng dụng sử dụng nhiều quyền không chính đáng, chẳng hạn ứng dụng Lịch nhưng lại cần truy cập bộ nhớ trong, danh bạ, nhật ký cuộc gọi, người dùng nên từ chối hoặc không cài đặt.
Gỡ ứng dụng không dùng tới
Hầu hết ứng dụng trên smartphone và máy tính đều thu thập một lượng dữ liệu nhất định. Đôi khi, người dùng cài app vì một nhu cầu nhất thời, do đó nếu trong thời gian dài không sử dụng đến, họ nên gỡ cài đặt. Hành động này cũng giúp máy hoạt động nhanh hơn.
Xóa địa chỉ email không sử dụng
Theo PCWorld, người dùng thường lập nhiều địa chỉ email cho mục đích khác nhau, nhưng thường chỉ truy cập một vài email chính. Trong đó, những email cũ, không còn sử dụng đang trở thành điểm yếu bảo mật lớn, bởi chúng có thể lưu trữ thông tin cá nhân, như tin nhắn, biên lai mua sắm, ảnh, video và các dịch vụ liên kết.
Để xóa tài khoản cũ, người dùng có thể làm theo hướng dẫn trong phần cài đặt tùy theo nhà cung cấp. Trước khi ấn nút xóa vĩnh viễn, nên kiểm tra và sao lưu dữ liệu quan trọng, như ảnh và tài liệu, vì tài khoản không thể khôi phục sau khi đã xóa.
Xóa thông tin cá nhân khỏi Google
Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới và cũng là một trong những công ty có các nền tảng thu thập dữ liệu lớn nhất. Tuy nhiên, hãng cũng cung cấp một số tùy chọn xóa thông tin cá nhân.
Để thực hiện, người dùng cần gửi yêu cầu lên Google thông qua trang hỗ trợ trực tuyến trong Google Search Help. Sau đó, nền tảng sẽ xóa dữ liệu cá nhân cụ thể mà người dùng yêu cầu, ví dụ nội dung đã tìm kiếm, ảnh, video hoặc các thông tin khác có thể bị lạm dụng để đánh cắp dữ liệu.
Xóa thông tin từ nhà môi giới dữ liệu
Theo Mashable, nhà môi giới dữ liệu (Data broker) là cá nhân hoặc công ty hoạt động ngầm, chuyên thu thập, tổng hợp và bán lại dữ liệu cá nhân. Những thông tin như tên, tuổi, địa chỉ email đều bị ghi lại qua các hành động như tìm kiếm, sử dụng app, tương tác trên mạng xã hội, mua sắm trực tuyến.
Để thu thập, nhà môi giới dữ liệu sử dụng phần mềm theo dõi được cài đặt trên hầu hết website và ứng dụng. Chúng sẽ lưu các hoạt động trực tuyến của người dùng như số lần nhấp chuột, lượt xem trang, thậm chí cả chuyển động của chuột. Thông tin này sau đó được sử dụng để phân tích hành vi và sở thích mua hàng hoặc phân loại thành các danh mục người tiêu dùng cụ thể.
Dù vậy, thông tin cũng có thể bị bán cho nhà quảng cáo, nhà tuyển dụng và được khai thác cho nhiều mục đích, như quảng cáo cá nhân hóa hay thậm chí đánh giá mức độ tín nhiệm của một người. Việc tự xóa thông tin cá nhân từ nhà môi giới dữ liệu là không thể. Một số dịch vụ cho phép người dùng làm điều này, chẳng hạn AVG BreachGuard hay Incogni, nhưng không miễn phí.
Theo hãng bảo mật Kaspersky Lab, để hạn chế việc bị thu thập dữ liệu, người dùng không nên đăng quá nhiều thông tin lên các nền tảng, mạng xã hội... nếu không thực sự cần thiết. "Người dùng đang chia sẻ quá nhiều trên không gian mạng và có thể khiến họ gặp rủi ro không đáng có", chuyên gia Kaspersky cho hay.
Hoạt động này được các chuyên gia bảo mật ví như "đường một chiều", bởi một khi thông tin đưa lên Internet sẽ khó thu hồi, quyền kiểm soát không còn nằm trong tay người dùng nữa. Tuy nhiên, họ có thể áp dụng một số cách, dù không triệt để, nhằm hạn chế dữ liệu cá nhân bị lợi dụng cho các mục đích không chính đáng.
Minh họa về việc xóa dữ liệu trên môi trường Internet. Ảnh: Lightspring
Tận dụng chức năng bảo mật của trình duyệt
Trên hầu hết trình duyệt đều có tính năng tắt cookie của bên thứ ba khi truy cập website bất kỳ. Người dùng có thể vào Cài đặt > Privacy and Security, chọn một trong ba lựa chọn gồm Cho phép cookie bên thứ ba, Chặn cookie bên thứ ba khi duyệt web ở chế độ ẩn danh, và Chặn cookie bên thứ ba.
Đối với ứng dụng, khi tải phần mềm mới, nên kiểm tra các cài đặt về quyền riêng tư, quyền được cho phép, thông tin nào được thu thập. Nếu phát hiện ứng dụng sử dụng nhiều quyền không chính đáng, chẳng hạn ứng dụng Lịch nhưng lại cần truy cập bộ nhớ trong, danh bạ, nhật ký cuộc gọi, người dùng nên từ chối hoặc không cài đặt.
Gỡ ứng dụng không dùng tới
Hầu hết ứng dụng trên smartphone và máy tính đều thu thập một lượng dữ liệu nhất định. Đôi khi, người dùng cài app vì một nhu cầu nhất thời, do đó nếu trong thời gian dài không sử dụng đến, họ nên gỡ cài đặt. Hành động này cũng giúp máy hoạt động nhanh hơn.
Xóa địa chỉ email không sử dụng
Theo PCWorld, người dùng thường lập nhiều địa chỉ email cho mục đích khác nhau, nhưng thường chỉ truy cập một vài email chính. Trong đó, những email cũ, không còn sử dụng đang trở thành điểm yếu bảo mật lớn, bởi chúng có thể lưu trữ thông tin cá nhân, như tin nhắn, biên lai mua sắm, ảnh, video và các dịch vụ liên kết.
Để xóa tài khoản cũ, người dùng có thể làm theo hướng dẫn trong phần cài đặt tùy theo nhà cung cấp. Trước khi ấn nút xóa vĩnh viễn, nên kiểm tra và sao lưu dữ liệu quan trọng, như ảnh và tài liệu, vì tài khoản không thể khôi phục sau khi đã xóa.
Xóa thông tin cá nhân khỏi Google
Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới và cũng là một trong những công ty có các nền tảng thu thập dữ liệu lớn nhất. Tuy nhiên, hãng cũng cung cấp một số tùy chọn xóa thông tin cá nhân.
Để thực hiện, người dùng cần gửi yêu cầu lên Google thông qua trang hỗ trợ trực tuyến trong Google Search Help. Sau đó, nền tảng sẽ xóa dữ liệu cá nhân cụ thể mà người dùng yêu cầu, ví dụ nội dung đã tìm kiếm, ảnh, video hoặc các thông tin khác có thể bị lạm dụng để đánh cắp dữ liệu.
Xóa thông tin từ nhà môi giới dữ liệu
Theo Mashable, nhà môi giới dữ liệu (Data broker) là cá nhân hoặc công ty hoạt động ngầm, chuyên thu thập, tổng hợp và bán lại dữ liệu cá nhân. Những thông tin như tên, tuổi, địa chỉ email đều bị ghi lại qua các hành động như tìm kiếm, sử dụng app, tương tác trên mạng xã hội, mua sắm trực tuyến.
Để thu thập, nhà môi giới dữ liệu sử dụng phần mềm theo dõi được cài đặt trên hầu hết website và ứng dụng. Chúng sẽ lưu các hoạt động trực tuyến của người dùng như số lần nhấp chuột, lượt xem trang, thậm chí cả chuyển động của chuột. Thông tin này sau đó được sử dụng để phân tích hành vi và sở thích mua hàng hoặc phân loại thành các danh mục người tiêu dùng cụ thể.
Dù vậy, thông tin cũng có thể bị bán cho nhà quảng cáo, nhà tuyển dụng và được khai thác cho nhiều mục đích, như quảng cáo cá nhân hóa hay thậm chí đánh giá mức độ tín nhiệm của một người. Việc tự xóa thông tin cá nhân từ nhà môi giới dữ liệu là không thể. Một số dịch vụ cho phép người dùng làm điều này, chẳng hạn AVG BreachGuard hay Incogni, nhưng không miễn phí.
Theo hãng bảo mật Kaspersky Lab, để hạn chế việc bị thu thập dữ liệu, người dùng không nên đăng quá nhiều thông tin lên các nền tảng, mạng xã hội... nếu không thực sự cần thiết. "Người dùng đang chia sẻ quá nhiều trên không gian mạng và có thể khiến họ gặp rủi ro không đáng có", chuyên gia Kaspersky cho hay.