luongphuthinh0801
Well-known member
Kháng nước được xem là một yếu tố khá quan trọng, đặc biệt là với điện thoại cũ. Việc một thiết bị cũ còn khả năng kháng nước sẽ giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng, đi kèm với đó đảm bảo được việc chiếc máy này chưa qua sửa chữa, thay thế. Dưới đây là cách giúp bạn kiểm tra kháng nước trên các mẫu điện thoại Android như Samsung hay Sony cũ.
Bước 1 – Truy cập trình kiểm tra kháng nước
Trên các mẫu flagship của Samsung hay Sony, nhà sản xuất thường tích hợp một cảm biến áp suất. Bản chất của việc kiểm tra kháng nước là bóp và theo dõi mức áp suất có bên trong máy. Nếu thiết bị còn kháng nước, áp suất sẽ tăng lên khi bóp (tức là bên trong kín) và ngược lại, áp suất sẽ không thay đổi (bên trong đã bị hở) nếu mất kháng nước.
Trước hết, chúng ta cần truy cập trình kiểm tra áp suất trên điện thoại Android. Cách làm như sau:
Với điện thoại Samsung: Mở ứng dụng Điện thoại, sau đó nhập cú pháp *#0*#. Trên màn hình, chọn Sensor và để ý mục Barometer Sensor.
Với điện thoại Sony: Mở ứng dụng Điện thoại, sau đó nhập cú pháp *#*#7378423#*#*. Chọn Service Tests, sau đó chọn Pressure Sensor.
Với các mẫu máy Android khác: Các bạn truy cập cửa hàng Play Store và tải ứng dụng có tên Sensor Multitool. Khởi động ứng dụng, chọn biểu tượng dấu ba gạch phía góc trái và chọn mục Pressure.
Bước 2 – Kiểm tra kháng nước
Sau khi thực hiện bước 1, hãy để ý tới con số đang hiện trên màn hình. Đó là áp suất bên trong thiết bị, có đơn vị là hPa và có thể khác nhau tuỳ theo địa hình nơi bạn sống.
Khi này, bạn lấy hai ngón tay tác động một lực lên mặt lưng và màn hình thiết bị, sau đó kiểm tra sự thay đổi áp suất trên thiết bị.
Thiết bị còn kháng nước khi áp suất hiển thị trên màn hình tăng mạnh và biến đổi liên tục. Mức chênh lệch lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 2 – 10 hPa.
Chẳng hạn, áp suất máy đo được là 1.000 hPa. Khi bạn lấy tay bóp vào thiết bị, áp suất ngay lập tức tăng lên 1.010 hPa. Khi đó, máy bạn được coi là còn kháng nước.
Ngược lai, nếu áp suất không tăng lên, hoặc chỉ thay đổi rất ít khi bóp, thiết bị của bạn có thể đã mất khả năng kháng nước. Mức chênh lệch đề xuất sẽ rơi vào dưới 0,5 hPa.
Lấy ví dụ phía trên, áp suất máy đo được là 1.000 hPa. Khi bạn lấy tay bóp vào thiết bị, áp suất chỉ tăng nhẹ lên 1.000,2 hPa. Khi đó, máy bạn có thể đã mất kháng nước.
Tất nhiên, những con số đưa ra trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc áp suất có tăng không đồng nghĩa với thiết bị đó còn khả năng kháng nước và ngược lại. Và trên hết, bạn không nên lạm dụng tính năng này, kể cả khi chiếc điện thoại đó có kháng nước hay là không.
Chúc các bạn thành công!
Bước 1 – Truy cập trình kiểm tra kháng nước
Trên các mẫu flagship của Samsung hay Sony, nhà sản xuất thường tích hợp một cảm biến áp suất. Bản chất của việc kiểm tra kháng nước là bóp và theo dõi mức áp suất có bên trong máy. Nếu thiết bị còn kháng nước, áp suất sẽ tăng lên khi bóp (tức là bên trong kín) và ngược lại, áp suất sẽ không thay đổi (bên trong đã bị hở) nếu mất kháng nước.
Trước hết, chúng ta cần truy cập trình kiểm tra áp suất trên điện thoại Android. Cách làm như sau:
Với điện thoại Samsung: Mở ứng dụng Điện thoại, sau đó nhập cú pháp *#0*#. Trên màn hình, chọn Sensor và để ý mục Barometer Sensor.
Với điện thoại Sony: Mở ứng dụng Điện thoại, sau đó nhập cú pháp *#*#7378423#*#*. Chọn Service Tests, sau đó chọn Pressure Sensor.
Với các mẫu máy Android khác: Các bạn truy cập cửa hàng Play Store và tải ứng dụng có tên Sensor Multitool. Khởi động ứng dụng, chọn biểu tượng dấu ba gạch phía góc trái và chọn mục Pressure.
Sau khi thực hiện bước 1, hãy để ý tới con số đang hiện trên màn hình. Đó là áp suất bên trong thiết bị, có đơn vị là hPa và có thể khác nhau tuỳ theo địa hình nơi bạn sống.
Khi này, bạn lấy hai ngón tay tác động một lực lên mặt lưng và màn hình thiết bị, sau đó kiểm tra sự thay đổi áp suất trên thiết bị.
Thiết bị còn kháng nước khi áp suất hiển thị trên màn hình tăng mạnh và biến đổi liên tục. Mức chênh lệch lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 2 – 10 hPa.
Chẳng hạn, áp suất máy đo được là 1.000 hPa. Khi bạn lấy tay bóp vào thiết bị, áp suất ngay lập tức tăng lên 1.010 hPa. Khi đó, máy bạn được coi là còn kháng nước.
Ngược lai, nếu áp suất không tăng lên, hoặc chỉ thay đổi rất ít khi bóp, thiết bị của bạn có thể đã mất khả năng kháng nước. Mức chênh lệch đề xuất sẽ rơi vào dưới 0,5 hPa.
Lấy ví dụ phía trên, áp suất máy đo được là 1.000 hPa. Khi bạn lấy tay bóp vào thiết bị, áp suất chỉ tăng nhẹ lên 1.000,2 hPa. Khi đó, máy bạn có thể đã mất kháng nước.
Tất nhiên, những con số đưa ra trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc áp suất có tăng không đồng nghĩa với thiết bị đó còn khả năng kháng nước và ngược lại. Và trên hết, bạn không nên lạm dụng tính năng này, kể cả khi chiếc điện thoại đó có kháng nước hay là không.
Chúc các bạn thành công!