Bui Kieu My
Bùi Kiều My
1Nguyên liệu làm bánh mì truyền thống
Bước 1 Trộn hỗn hợp các nguyên liệu
Cho 280g bột mì, 15g đường, 1 muỗng sữa bột, 5g men nở khô và một ít muối vào rồi trộn đều lên.
Trộn hỗn hợp các nguyên liệu
Bước 2 Nhồi bột
Đập 1 quả trứng gà vào, thêm vào 120mlnước và bắt đầu nhồi bột.
Bước 3 Ủ bột
Cho thêm 15g bơ và tiếp tục nhồi tiếp cho đến khi bột mềm mịn, dẻo mà không dính tay rồi cho khối bột vào tô và bọc kín lại, ủ bột khoảng 1-2 tiếng tới khi nở to gấp đôi.
Bước 4 Để bột nghỉ
Rắc một chút bột lên bàn rồi ấn xẹp, chia thành 7 phần bột bằng nhau rồi vo tròn, đậy kín và để bột nghỉ khoảng 5 - 10 phút.
Bước 5 Tạo hình làm bánh mì
Đặt bột lên bàn rồi dùng cây cán bột cán xẹp bọt khí, dùng 2 tay nhẹ nhàng cuốn từ trên xuống dưới, nối mép bột lại, vuốt 2 đầu miếng bột nhọn lại để tạo hình chiếc bánh mì, lần lượt thực hiện cho đến khi hết bột.
Cho vào khay nướng, dùng khăn đậy kín và ủ thêm 60 phút để chobột nở gấp đôi. Nếu bạn thích có đường xẻ giống ngoài tiệm thì có thể dùng dao lam rạch lên 1 đường.
Bước 6 Nướng bánh mì bằng lò nướng
Làm nóng lò ở 200 độ C trong vòng 10 phút trước khi nướng rồi cho khay bánh vào nướng khoảng 20 - 25 phút là bánh chín vàng.
Bước 7 Thành phẩm
Sau khi hoàn thành là bạn đã có một mẻ bánh mì truyền thống thơm nức mũi. Bánh mì thơm, sậm màu bên trong và giòn bên ngoài.
3Thưởng thức
Đợi cho bánh nguội bớt là có thể thưởng thức, có thể ăn kèm pate, xíu mại chấm sữa đặc,lagu hay cà ri gà đều rất ngon. Cách làm bánh mì đặc ruột tại nhà thơm ngon đơn giản quá phải không nào. Hãy thử ngay nhé!
Thưởng thức món ăn
4Bí quyết cách làm bánh mì ngon
Chọn bột làm bánh mì
Bạn nên chọn bột làm bánh mì có hàm lượng protein cao, tốt nhất là nằm trong khoảng từ 12% - 13 %, bởi vì nếu dùng bột có hàm lượng protein thấp hơn 10% sẽ khiến bánh không dai.
Bạn cũng có thể dùng bột mì đa dụng với hàm lượng protein từ 10% - 11%, bánh thành phẩm sẽ xốp và dai hơn.
Chọn bột làm bánh mì
Chú ý trong khâu nhồi bột
Trước khi nhồi bột, bạn nên cho bột nghỉ một khoảng thời gian, điều này giúp cho các sợi gluten hình thành dễ dàng hơn và bạn sẽ không mất quá nhiều sức cho những công đoạn tiếp theo.
Nếu sau khi nhồi bột xong mà cảm giác bột chắc tay thì là bột khô, do bạn đã cho quá nhiều bột áo hay bột có độ hút nước cao. Lúc này bạn có thể thêm 10g bột áo, 15g nước để bột có thể mềm mịn và dẻo.
Chú ý trong khâu nhồi bột
Nếu bạn nhồi bột bằng máy thì chỉ nên nhồi ở tốc độ thấp để tránh làm cho các sợi gluten đứt gãy khiến bột nở không như ý muốn. Nếu bạn nhồi bột bằng tay thì cần cho bột áo lên mặt phẳng rồi túm và đập bột liên tục đến khi bột dai, kéo mỏng được.
Lưu ý khi ủ bột
Bạn không nên ủ bột ở nơi có nhiệt độ quá 45°C, bột sẽ nở kém hoặc không nở được do men bị ảnh hưởng.
Trong lần ủ thứ 2, bạn phải ủ ở thời gian vừa đủ, vì nếu quá thời gian sẽ khiến vết rạch bánh bị nhăn nheo, bánh bị xẹp. Ngược lại, nếu ủ bánh chưa đủ thời gian sẽ khiến bánh nở nhiều và vết rạch bị xấu khi nướng xong.
Ngoài ra, sau khi rạch bánh thì nên xịt thêm nước lên bề mặt bánh, nhất là ở vết rạch.
Lưu ý khi ủ bột
Bí quyết trong cách nướng bánh mì
Tốt nhất là bạn nên dùng khay nướng có các lỗ và rãnh, giúp bánh được giòn đều hơn sau khi nướng, do các lỗ sẽ thoát được hơi nước ở dưới bốc lên.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho nước sôi vào một khay hay cốc có thể để trong lò nướng, rồi cho xuống đáy lò, giúp nước bốc lên cho vỏ bánh giòn hơn.
- 280g bột mì (mình dùng bột mì số 13)
- 5g men nở khô
- 1 quả trứng gà
- 1 muỗng sữa bột
- 20g bơ lạt
- 15g đường
- Một ít muối
Bước 1 Trộn hỗn hợp các nguyên liệu
Cho 280g bột mì, 15g đường, 1 muỗng sữa bột, 5g men nở khô và một ít muối vào rồi trộn đều lên.
Bước 2 Nhồi bột
Đập 1 quả trứng gà vào, thêm vào 120mlnước và bắt đầu nhồi bột.
Bước 3 Ủ bột
Cho thêm 15g bơ và tiếp tục nhồi tiếp cho đến khi bột mềm mịn, dẻo mà không dính tay rồi cho khối bột vào tô và bọc kín lại, ủ bột khoảng 1-2 tiếng tới khi nở to gấp đôi.
Bước 4 Để bột nghỉ
Rắc một chút bột lên bàn rồi ấn xẹp, chia thành 7 phần bột bằng nhau rồi vo tròn, đậy kín và để bột nghỉ khoảng 5 - 10 phút.
Bước 5 Tạo hình làm bánh mì
Đặt bột lên bàn rồi dùng cây cán bột cán xẹp bọt khí, dùng 2 tay nhẹ nhàng cuốn từ trên xuống dưới, nối mép bột lại, vuốt 2 đầu miếng bột nhọn lại để tạo hình chiếc bánh mì, lần lượt thực hiện cho đến khi hết bột.
Cho vào khay nướng, dùng khăn đậy kín và ủ thêm 60 phút để chobột nở gấp đôi. Nếu bạn thích có đường xẻ giống ngoài tiệm thì có thể dùng dao lam rạch lên 1 đường.
Bước 6 Nướng bánh mì bằng lò nướng
Làm nóng lò ở 200 độ C trong vòng 10 phút trước khi nướng rồi cho khay bánh vào nướng khoảng 20 - 25 phút là bánh chín vàng.
Bước 7 Thành phẩm
Sau khi hoàn thành là bạn đã có một mẻ bánh mì truyền thống thơm nức mũi. Bánh mì thơm, sậm màu bên trong và giòn bên ngoài.
3Thưởng thức
Đợi cho bánh nguội bớt là có thể thưởng thức, có thể ăn kèm pate, xíu mại chấm sữa đặc,lagu hay cà ri gà đều rất ngon. Cách làm bánh mì đặc ruột tại nhà thơm ngon đơn giản quá phải không nào. Hãy thử ngay nhé!
4Bí quyết cách làm bánh mì ngon
Chọn bột làm bánh mì
Bạn nên chọn bột làm bánh mì có hàm lượng protein cao, tốt nhất là nằm trong khoảng từ 12% - 13 %, bởi vì nếu dùng bột có hàm lượng protein thấp hơn 10% sẽ khiến bánh không dai.
Bạn cũng có thể dùng bột mì đa dụng với hàm lượng protein từ 10% - 11%, bánh thành phẩm sẽ xốp và dai hơn.
Chú ý trong khâu nhồi bột
Trước khi nhồi bột, bạn nên cho bột nghỉ một khoảng thời gian, điều này giúp cho các sợi gluten hình thành dễ dàng hơn và bạn sẽ không mất quá nhiều sức cho những công đoạn tiếp theo.
Nếu sau khi nhồi bột xong mà cảm giác bột chắc tay thì là bột khô, do bạn đã cho quá nhiều bột áo hay bột có độ hút nước cao. Lúc này bạn có thể thêm 10g bột áo, 15g nước để bột có thể mềm mịn và dẻo.
Nếu bạn nhồi bột bằng máy thì chỉ nên nhồi ở tốc độ thấp để tránh làm cho các sợi gluten đứt gãy khiến bột nở không như ý muốn. Nếu bạn nhồi bột bằng tay thì cần cho bột áo lên mặt phẳng rồi túm và đập bột liên tục đến khi bột dai, kéo mỏng được.
Lưu ý khi ủ bột
Bạn không nên ủ bột ở nơi có nhiệt độ quá 45°C, bột sẽ nở kém hoặc không nở được do men bị ảnh hưởng.
Trong lần ủ thứ 2, bạn phải ủ ở thời gian vừa đủ, vì nếu quá thời gian sẽ khiến vết rạch bánh bị nhăn nheo, bánh bị xẹp. Ngược lại, nếu ủ bánh chưa đủ thời gian sẽ khiến bánh nở nhiều và vết rạch bị xấu khi nướng xong.
Ngoài ra, sau khi rạch bánh thì nên xịt thêm nước lên bề mặt bánh, nhất là ở vết rạch.
Bí quyết trong cách nướng bánh mì
Tốt nhất là bạn nên dùng khay nướng có các lỗ và rãnh, giúp bánh được giòn đều hơn sau khi nướng, do các lỗ sẽ thoát được hơi nước ở dưới bốc lên.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho nước sôi vào một khay hay cốc có thể để trong lò nướng, rồi cho xuống đáy lò, giúp nước bốc lên cho vỏ bánh giòn hơn.