Thanh Thúy
Well-known member
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đọc có thể làm lý lịch tư pháp online bằng VNeID ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
Ứng dụng VNeID là gì?
Ứng dụng VNeID hay còn được gọi là tài khoản định danh điện tử, tích hợp nhiều thông tin và giấy tờ quan trọng như căn cước công dân (CCCD), giấy phép lái xe (GPLX), giấy đăng ký xe, bảo hiểm y tế (BHYT)… giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh gọn hơn.
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo quy định trong Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho công Nhân dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc ở các công ty/cơ quan nhà nước ở Việt Nam; xin giấy phép lao động cho người nước ngoài; thi công chức… cũng như phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cách làm lý lịch tư pháp online mới nhất năm 2024. Ảnh: MINH HOÀNG
Cách làm lý lịch tư pháp online bằng ứng dụng VNeID mới nhất
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cài đặt hoặc cập nhật ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua Google Play hoặc App Store. Lưu ý, người dùng không nên làm theo hướng dẫn của kẻ gian, truy cập vào các trang web của bên thứ ba hoặc cài đặt ứng dụng VNeID thông qua file APK.
Cập nhật ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy mở ứng dụng VNeID và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Tại giao diện chính, người dùng chỉ cần bấm vào mục Thủ tục hành chính - Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Lưu ý, hiện tại dịch vụ này chỉ đang triển khai thí điểm tại Thừa Thiên Huế và Hà Nội. Nếu ở TP.HCM hoặc các tỉnh/thành phố khác, bạn đọc chỉ cần chuyển sang phần hướng dẫn tiếp theo.
Chọn thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 3: Tại màn hình cấp phiếu lý lịch tư pháp, bạn hãy chọn Tạo mới yêu cầu, chọn đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp (trường hợp không có con đẻ < 14 tuổi thì bỏ qua bước này).
- Bước 4: Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết, lựa chọn lý lịch tư pháp số 1 hoặc lý lịch tư pháp số 2, mục đích yêu cầu và hình thức nhận kết quả (qua dịch vụ bưu chính công ích).
- Bước 5: Khi đã kiểm tra đầy đủ thông tin, bạn hãy nhấn Gửi hồ sơ - Thanh toán để trả lệ phí theo yêu cầu.
Kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp kèm bản điện tử sẽ được cập nhật trên ứng dụng VNeID - Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Thông thường, thời gian xử lý hồ sơ sẽ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ bị từ chối, người dùng sẽ được hoàn lại lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Cách làm lý lịch tư pháp online tại TP.HCM và các tỉnh/thành phố khác
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia tại
https://dichvucong.gov.vn
, bấm vào nút Đăng nhập ở góc trên bên phải, chọn Tài khoản định danh điện tử, sau đó đăng nhập bằng tài khoản VNeID (gồm số căn cước và mật khẩu).
Đăng nhập cổng dịch vụ công quốc gia bằng ứng dụng VNeID. Ảnh: MINH HOÀNG
Lưu ý, trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn đọc có thể nhấn vào nút Đăng ký và làm theo hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.
- Bước 2: Tại giao diện chính, người dùng chỉ cần gõ vào khung tìm kiếm từ khóa “lý lịch tư pháp”, sau đó chọn thủ tục Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công Nhân dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Chọn thủ tục hành chính tương ứng. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 3: Trong trang mới hiện ra, bạn hãy chọn cơ quan thực hiện (tỉnh/thành phố) tương ứng, ví dụ là TP.HCM và bấm Đồng ý - Nộp trực tuyến. Đối với các khu vực khác, người dùng chỉ cần thực hiện tương tự.
Đăng ký làm phiếu lý lịch tư pháp online tại TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 4: Lúc này, bạn sẽ được chuyển sang cổng dịch vụ công của tỉnh/thành phố tương ứng. Tại đây, người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết hoặc người được ủy quyền (nếu có)… chọn loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2 và bấm Tiếp tục. Lưu ý, các mục có dấu * không được bỏ trống.
Chọn loại phiếu lý lịch tư pháp. Ảnh: MINH HOÀNG
Trong các phần tiếp theo, bạn chỉ cần kiểm tra lại thành phần hồ sơ, thông tin phí/lệ phí sau đó nộp hồ sơ. Khi hoàn tất, người dùng sẽ được cấp một mã hồ sơ để theo dõi tiến độ thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp online.
Ứng dụng VNeID là gì?
Ứng dụng VNeID hay còn được gọi là tài khoản định danh điện tử, tích hợp nhiều thông tin và giấy tờ quan trọng như căn cước công dân (CCCD), giấy phép lái xe (GPLX), giấy đăng ký xe, bảo hiểm y tế (BHYT)… giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh gọn hơn.
Lý lịch tư pháp là gì?
Theo quy định trong Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho công Nhân dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc ở các công ty/cơ quan nhà nước ở Việt Nam; xin giấy phép lao động cho người nước ngoài; thi công chức… cũng như phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cách làm lý lịch tư pháp online mới nhất năm 2024. Ảnh: MINH HOÀNG
Cách làm lý lịch tư pháp online bằng ứng dụng VNeID mới nhất
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cài đặt hoặc cập nhật ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua Google Play hoặc App Store. Lưu ý, người dùng không nên làm theo hướng dẫn của kẻ gian, truy cập vào các trang web của bên thứ ba hoặc cài đặt ứng dụng VNeID thông qua file APK.
Cập nhật ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy mở ứng dụng VNeID và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Tại giao diện chính, người dùng chỉ cần bấm vào mục Thủ tục hành chính - Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Lưu ý, hiện tại dịch vụ này chỉ đang triển khai thí điểm tại Thừa Thiên Huế và Hà Nội. Nếu ở TP.HCM hoặc các tỉnh/thành phố khác, bạn đọc chỉ cần chuyển sang phần hướng dẫn tiếp theo.
Chọn thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 3: Tại màn hình cấp phiếu lý lịch tư pháp, bạn hãy chọn Tạo mới yêu cầu, chọn đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp (trường hợp không có con đẻ < 14 tuổi thì bỏ qua bước này).
- Bước 4: Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết, lựa chọn lý lịch tư pháp số 1 hoặc lý lịch tư pháp số 2, mục đích yêu cầu và hình thức nhận kết quả (qua dịch vụ bưu chính công ích).
- Bước 5: Khi đã kiểm tra đầy đủ thông tin, bạn hãy nhấn Gửi hồ sơ - Thanh toán để trả lệ phí theo yêu cầu.
Kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp kèm bản điện tử sẽ được cập nhật trên ứng dụng VNeID - Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Thông thường, thời gian xử lý hồ sơ sẽ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ bị từ chối, người dùng sẽ được hoàn lại lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Cách làm lý lịch tư pháp online tại TP.HCM và các tỉnh/thành phố khác
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia tại
https://dichvucong.gov.vn
, bấm vào nút Đăng nhập ở góc trên bên phải, chọn Tài khoản định danh điện tử, sau đó đăng nhập bằng tài khoản VNeID (gồm số căn cước và mật khẩu).
Đăng nhập cổng dịch vụ công quốc gia bằng ứng dụng VNeID. Ảnh: MINH HOÀNG
Lưu ý, trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn đọc có thể nhấn vào nút Đăng ký và làm theo hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.
- Bước 2: Tại giao diện chính, người dùng chỉ cần gõ vào khung tìm kiếm từ khóa “lý lịch tư pháp”, sau đó chọn thủ tục Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công Nhân dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Chọn thủ tục hành chính tương ứng. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 3: Trong trang mới hiện ra, bạn hãy chọn cơ quan thực hiện (tỉnh/thành phố) tương ứng, ví dụ là TP.HCM và bấm Đồng ý - Nộp trực tuyến. Đối với các khu vực khác, người dùng chỉ cần thực hiện tương tự.
Đăng ký làm phiếu lý lịch tư pháp online tại TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG
- Bước 4: Lúc này, bạn sẽ được chuyển sang cổng dịch vụ công của tỉnh/thành phố tương ứng. Tại đây, người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết hoặc người được ủy quyền (nếu có)… chọn loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2 và bấm Tiếp tục. Lưu ý, các mục có dấu * không được bỏ trống.
Chọn loại phiếu lý lịch tư pháp. Ảnh: MINH HOÀNG
Trong các phần tiếp theo, bạn chỉ cần kiểm tra lại thành phần hồ sơ, thông tin phí/lệ phí sau đó nộp hồ sơ. Khi hoàn tất, người dùng sẽ được cấp một mã hồ sơ để theo dõi tiến độ thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp online.