Bui Kieu My
Bùi Kiều My
1Nguyên liệu làm mắm cá nục
Nguyên liệu ủ mắm cá nục
Mang cá: cá còn tươi thì mang có màu đỏ tươi, không có mùi, không nhớt. Nắp mang khép chặt với miệng mang, chứng tỏ cá vừa mới được đánh bắt. Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn và có màu hồng thâm.
Mắt cá: đối với những con cá bị nhiễm độc thì mắt không còn trong, thậm chí có con bị nhiễm độc nặng khiến mắt lồi ra. Tránh sử dụng những con cá có dấu hiệu như vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bạn cũng nên lưu ý, nếu cá biển bị ướp urê (giữ cá tươi lâu) thì mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường nhưng khi ấn vào thân cá thì thấy mềm, độ đàn hồi không cao, ngửi kỹ có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Cá dễ bị tróc vẩy, thịt nhão và mắt lõm vào trong.
Nên chọn các loại cá còn nhớt. Nếu cá còn tươi mà không còn nhớt thì cũng không nên mua vì có thể chúng đã được ngâm tẩm khá lâu. Dùng tay ấn vào thịt cá, nếu thịt đàn hồi là thịt tươi, nếu ấn vào mà lõm trên mình cá thì không mua.
2Cách làm mắm cá nục
Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu
Cá nục mua về bạn cần sơ chế thật kỹ, để mắm cá không có mùi hôi và bị ươn. Chọn những con cá còn tươi cắt bỏ mang, cạo sạch vảy, cắt bỏ ruột và mật đen trong bụng cá.
Sơ chế nguyên liệu cho thật sạch để mắm không bị ươn và có mùi hôi nhé
Tiếp đến bạn cắt cá thành 3 - 4 khúc vừa ăn tùy vào độ lớn của con cá. Dùng nước muối nấu sôi để nguội ngâm cá khoảng 30 phút rồi vớt ra để thật ráo. Nếu rửa bằng nước lạnh thì khi ủ, cá sẽ ít thơm và mất đi vị đậm đà của mắm.
Thơm gọt vỏ, bỏ phần mắt thơm rồi rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Thơm sẽ giúp làm dịu vị mặn đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình lên men của cá, và giúp mắm có độ thanh hơn khi ủ.
Bước 2 Trộn cá với muối
Cho phần cá đã ráo vào thau, cho tiếp 2kg muối hạt đã chuẩn bị vào cá. Dùng tay đảo trộn đều cho muối ngấm đều vào cá.
Ướp cá nục với muối theo tỉ lệ phù hợp
Tỉ lệ ướp muối và cá rất quan trọng, nếu cho quá nhiều muối thì mắm sẽ có vị rất mặn, không ngon, còn nếu cho ít muối thì mắm sẽ nhạt, thậm chí bị hỏng không ăn được. Vì thế bạn nên ướp theo tỉ lệ 4kg cá và 1kg muối hạt là vừa chuẩn nhé.
Bước 3 Ủ mắm cá nục
Chuẩn bị bình thủy tinh lớn tráng sơ bằng nước sôi để khử trùng bình, đảm bảo bình không bị dính các chất bẩn khác làm hư hỏng mắm của bạn nhé. Để bình ráo nước hẳn bằng cái lau bằng khăn sạch hoặc phơi nắng cho ráo nước.
Xếp xen kẽ cá và thơm cho mắm được thơm và ngon hơn nhé
Tiếp đến bạn xếp từng lớp cá nục vào, bạn xếp xen kẽ phần thơm đã cắt nhỏ giữa các lớp cá nục. Xếp xen kẽ như vậy đến khi hết phần cá nục. Cho 1 kg muối hạt lên mặt cá sao cho muối phủ kín mặt cá rồi cho tiếp 100ml mật ong vào bình thủy tinh.
Lau sạch miệng bình rồi dùng túi nilon bọc miệng bình, cố định túi nilon bằng dây thun cho chắc đảm bảo không khí không lọt vào trong bình. Cuối cùng đậy nắp bình rồi mang ra ngoài vị trí nào có nhiều nắng.
3Thành phẩm
- 8 kg cá nục tươi
- 3 kg muối hạt
- 1 trái thơm
- 100 ml mật ong
Mang cá: cá còn tươi thì mang có màu đỏ tươi, không có mùi, không nhớt. Nắp mang khép chặt với miệng mang, chứng tỏ cá vừa mới được đánh bắt. Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn và có màu hồng thâm.
Mắt cá: đối với những con cá bị nhiễm độc thì mắt không còn trong, thậm chí có con bị nhiễm độc nặng khiến mắt lồi ra. Tránh sử dụng những con cá có dấu hiệu như vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bạn cũng nên lưu ý, nếu cá biển bị ướp urê (giữ cá tươi lâu) thì mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường nhưng khi ấn vào thân cá thì thấy mềm, độ đàn hồi không cao, ngửi kỹ có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Cá dễ bị tróc vẩy, thịt nhão và mắt lõm vào trong.
Nên chọn các loại cá còn nhớt. Nếu cá còn tươi mà không còn nhớt thì cũng không nên mua vì có thể chúng đã được ngâm tẩm khá lâu. Dùng tay ấn vào thịt cá, nếu thịt đàn hồi là thịt tươi, nếu ấn vào mà lõm trên mình cá thì không mua.
2Cách làm mắm cá nục
Bước 1 Sơ chế các nguyên liệu
Cá nục mua về bạn cần sơ chế thật kỹ, để mắm cá không có mùi hôi và bị ươn. Chọn những con cá còn tươi cắt bỏ mang, cạo sạch vảy, cắt bỏ ruột và mật đen trong bụng cá.
Tiếp đến bạn cắt cá thành 3 - 4 khúc vừa ăn tùy vào độ lớn của con cá. Dùng nước muối nấu sôi để nguội ngâm cá khoảng 30 phút rồi vớt ra để thật ráo. Nếu rửa bằng nước lạnh thì khi ủ, cá sẽ ít thơm và mất đi vị đậm đà của mắm.
Thơm gọt vỏ, bỏ phần mắt thơm rồi rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Thơm sẽ giúp làm dịu vị mặn đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình lên men của cá, và giúp mắm có độ thanh hơn khi ủ.
Bước 2 Trộn cá với muối
Cho phần cá đã ráo vào thau, cho tiếp 2kg muối hạt đã chuẩn bị vào cá. Dùng tay đảo trộn đều cho muối ngấm đều vào cá.
Tỉ lệ ướp muối và cá rất quan trọng, nếu cho quá nhiều muối thì mắm sẽ có vị rất mặn, không ngon, còn nếu cho ít muối thì mắm sẽ nhạt, thậm chí bị hỏng không ăn được. Vì thế bạn nên ướp theo tỉ lệ 4kg cá và 1kg muối hạt là vừa chuẩn nhé.
Bước 3 Ủ mắm cá nục
Chuẩn bị bình thủy tinh lớn tráng sơ bằng nước sôi để khử trùng bình, đảm bảo bình không bị dính các chất bẩn khác làm hư hỏng mắm của bạn nhé. Để bình ráo nước hẳn bằng cái lau bằng khăn sạch hoặc phơi nắng cho ráo nước.
Tiếp đến bạn xếp từng lớp cá nục vào, bạn xếp xen kẽ phần thơm đã cắt nhỏ giữa các lớp cá nục. Xếp xen kẽ như vậy đến khi hết phần cá nục. Cho 1 kg muối hạt lên mặt cá sao cho muối phủ kín mặt cá rồi cho tiếp 100ml mật ong vào bình thủy tinh.
Lau sạch miệng bình rồi dùng túi nilon bọc miệng bình, cố định túi nilon bằng dây thun cho chắc đảm bảo không khí không lọt vào trong bình. Cuối cùng đậy nắp bình rồi mang ra ngoài vị trí nào có nhiều nắng.
3Thành phẩm