Cách lập kế hoạch Social Media cho người mới bắt đầu

Thảo Vân

Well-known member
Trong mỗi chiến dịch Social Media, bạn đều cần thiết phải có bước chuẩn bị kế hoạch, điều này sẽ không dễ dàng đối với những người mới bắt đầu. Dưới đây là cách lập kế hoạch Social Media cho người mới bắt đầu. Cùng khám phá nhé!
Kế hoạch truyền thông xã hội là gì?

Việc đầu tiên cần làm trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào chính là thiết lập mục tiêu. Hãy bắt đầu bằng cách đơn giản nhất; viết ra 2-3 mục tiêu truyền thông xã hội bằng cách tự đặt ra câu hỏi cho chính mình; rằng sẽ muốn đạt kết quả như thế nào sau khi hoàn thành chiến dịch này. Những mục tiêu này cần phải phù hợp với chiến lược tiếp thị bao quát và cùng hướng với mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu để rồi khó tập trung thực hiện. Ví dụ cho những mục tiêu này có thể là tăng lượt truy cập website lên gấp rưỡi; hay tăng độ nhận diễn thương hiệu đối với cộng đồng mạng xã hội…

Khách hàng tiềm năng của bạn là ai
Đối với mỗi một sản phẩm, chiến dịch, điều đầu tiên cần quan tâm chính là đối tượng khách hàng tiềm năng là ai? Chiến lược tiếp thị của bạn sẽ không thành công nếu như ngay từ đầu bạn không xác định đúng đổi tượng khách hàng của mình. Trước khi thiết lập một kế hoạch truyền thông chi tiết hãy tìm hiểu những đặc điểm chung về tệp đối tượng khách hàng từ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thói quen, sở thích,… Lưu ý rằng, với cùng một sản phẩm, thương hiệu; vào từng giai đoạn khác nhau có thể xuất hiện nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau. Vì vậy việc tiềm hiểu hành vi của các khách hàng mục tiêu là điều vô cùng cần thiết.

Đánh giá tiềm năng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội

Sau khi đã xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông. Bước tiếp theo cần làm chính là xác định các kênh truyền thông xã hội. Bạn cần phải đánh giá việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hiện tại của mình ra sao và tận dụng như thế nào để chúng làm việc cho mình. Tùy vào mục tiêu và lĩnh vực, bạn có thể lựa chọn facebook, Twiter, youtube, forum…

Đồng thời, hãy dựa vào thói quen sử dụng từ khách hàng của bạn thông qua Google Analytics để biết họ chủ yêu biết đến bạn theo nguồn nào. Đây chính là những đề xuất nền tảng tốt nhất cho bạn. Ví dụ như khách hàng cho bạn biết rằng Facebook chiếm 60%, Twiter chiến 20% thì lúc đó bạn đã biết được mình nên tập trung vào kênh nào để có hiệu quả tối ưu rồi đó.


Xây dựng kế hoạch nội dung

Chất lượng nội dung rất quan trọng để thành công trong kế hoạch truyền thông xã hội. Và ở đây bạn cần quan tâm đến những yếu tố như chủ đề, caption, các bài viết liên quan, nội dung chính, lịch trình thực hiện… Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Loại nội dung nào bạn có thể tạo ra những tranh luận và tăng cường tương tác trên mạng xã hội?

– Tần suất đăng bài như thế nào là hợp lý?

– Đối tượng mục tiêu của từng loại nội dung là gì?

– Ai sẽ là người viết nội dung?

– Làm thế nào để tạo ra những nội dung tác động vào người dùng?

Các nội dung này cần đa dạng hình thức trình bày; có thể là dạng text, hình ảnh, liên kết, video, infographic… Sau đó hãy lên lịch cho các post này, một ngày đăng mấy bài; và đăng trong thời gian nào cũng cần phải đưa vào kế hoạch một cách chi tiết.

Bên cạnh những nội dung lên lịch sẵn, bạn cũng cần cập nhật thông tin thường xuyên để đăng những chủ đề “hot”; liên quan đến lĩnh vực của bạn mà đang được công chúng quan tâm. Và tất nhiên, những thông tin đó cần được thể hiện dưới quan điểm riêng của doanh nghiệp để kích thích công chúng cùng tham gia bàn luận sôi nổi hơn.

Phân bổ ngân sách và nguồn lực
Dựa vào những bước xác định ở trên, về mục tiêu cần đạt được; các kênh truyền thông tiềm năng, khách hàng lý tưởng và tần suất; cách thức tiếp thị truyền thông xã hội, bạn cần có kế hoạch phân bổ nguồn lực và ngân sách hợp lý cho từng khâu trong từng chiến dịch cụ thể.

Một kế hoạch Social Media hiệu quả chỉ khi chúng dựa trên và đánh giá đúng những tài nguyên hiện có và tỷ suất cơ hội hoàn thành mục tiêu. Vì thế, hãy đưa ra những mục tiêu ngắn gọn và thực tế và các cách thức thực hiện chúng với nội dung sáng tạo, thu hút. Kế hoạch này sẽ là kim chỉ nam cho hành động của bạn; đồng thời cũng là một biện pháp để bạn xác định mình thành công hay thất bại trong các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là mạng xã hội.
 
Bên trên