Nguyễn Mai
Well-known member
Cách chọn cà pháo ngon
Chọn đúng loại cà sẽ giúp bạn có được món cà muối ngon, giòn như mong muốn. Các cách muối cà hiện nay đều sử dụng loại cà pháo. Loại cà này được chia thành 2 loại là cà pháo xanh và cà pháo trắng.
Cà pháo xanh thì có vị hơi chua chua, ít hạt tuy nhiên lại không được giòn tan. Ngược lại, cà pháo trắng nhiều hạt nhưng lại cực kỳ giòn. Vì thế nếu muốn làm cà muối giòn thì người ta sẽ lựa chọn cà trắng, còn cà xanh thích hợp làm cà muối xổi hơn.
Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn loại cà pháo phù hợp. Dù có lấy cà xanh hay cà trắng để muối thì bạn cũng nên chú ý một số vấn đề sau khi mua cà.
- Nên chọn những quả cà có kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ. Những quả này lượng hạt không quá nhiều, khi muối sẽ giòn ngon cực kỳ hấp dẫn.
- Chú ý độ tươi của cà bởi cà héo khi ngâm sẽ không được giòn và ngon như mong muốn. Quả cà tươi cuống sẽ xanh tươi, không bị sâu hay sứt sẹo.
- Mua cà bánh tẻ, đừng chọn quả quá non hay quá già. Nếu cà non thì ít hạt nhưng không giòn, ngược lại cà già thì giòn tan nhưng lại nhiều hạt và có mùi hăng.
- Chọn địa chỉ mua cà pháo uy tín để đảm bảo cà ngon, không bị phun quá nhiều hóa chất.
1. Cách muối cà pháo miền Bắc
Cà pháo miền Bắc trắng giòn, ăn cùng canh cua rau đay là chuẩn bài.
1.1. Nguyên liệu muối cà pháo
- Cà pháo tươi: 1kg (Chọn mua cà pháo tươi, trái đều nhau, không quá non cũng không quá già)
- Ớt: 10 quả
- Tỏi: 3 củ
- Gừng: 1 nhánh
- Riềng: 1 củ
- Gia vị: Muối, đường
- 1 dụng cụ đựng: hũ, âu, khay đựng…
1.2. Cách muối cà ngon qua 1 số bước sau
Bước 1: Phơi cà
- Trước khi muối, để cà giòn hơn, bạn có thể đem cà phơi ngoài nắng chừng 2 tiếng hoặc để ở nơi mát khoảng nửa ngày
- Khi cà đã héo, bạn tiến hành cắt sạch cuống cà. Lưu ý không nên cắt sát cuống cà.
- Ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 30 phút để diệt khuẩn và loại trừ độc tố.
Lưu ý: Cà pháo sau khi cắt cuống phải cho ngay vào nước muối để không bị thâm đen phần cuống. Nếu bạn muốn cà nhanh chín thì có thể khía quả, hoặc nhanh hơn là bổ đôi cả quả.
Bước 2: sơ chế gừng, tỏi
- Tỏi: Bóc vỏ, đập dập.
- Ớt: Bỏ cuống, rửa sạch, thái lát vừa.
- Gừng: Cạo vỏ, rửa sạch, thái chỉ.
- Riềng: Rửa sạch, thái lát dày vừa phải
- Hũ đựng: Rửa sạch, để khô ráo, hết nước
Bước 3: Cách muối cà giòn ngon
- Làm phần nước muối cà: Bạn tiến hành đun sôi 1 lít nước cho thêm 1 thìa đường, 3 thìa muối. Để nguội khoảng 30 độ C là vừa, nếu muốn cà nhanh chín bạn có thể cho thêm chút nước mắm.
- Cách cho các nguyên liệu: Bạn nên để 1 phần tỏi, riềng, ớt xuống đáy hũ đựng. Sau đó cho một nửa phần cà muối. Tiếp đến thêm nốt phần tỏi, riềng, ớt lên trên. Và cuối cùng cho phần cà cuối cùng vào hũ. Thực hiện điều này để đảm bảo các nguyên liệu ngấm đều vào quả cà, đảm bảo được hương vị.
- Đổ nước: Thao tác cuối cùng là bạn đổ nước muối cà. Chú ý là phải đổ ngập quả cà để tránh tình trạng bị thâm đen, không ngấm được nguyên liệu gia vị, tránh váng.
- Nén cà: Để cà không bị thâm, giòn thì ta phải nén cà cho ngập nước. Nếu hũ đựng nhỏ thì ta có thể sử dụng 1 chiếc đĩa vừa miệng đặt lên trên hay dùng 1 túi bóng đầy nước buộc kín. Với các loại hũ to thì ta dùng phên tre đặt lên trên và cho viên đá quậy nén trên cùng.
Bước 4: Bảo quản và sử dụng
Hũ cà muối khoảng thời gian từ 3-5 ngày là có thể dùng được. Khi lấy sử dụng bạn không nên khuấy mà nên lấy từ trên xuống. Không quá nổi bật nhưng đây sẽ là món đáng chú ý trong bữa cơm gia đình bạn.
2. Cách muối cà xổi
Trên đây là cách muối cà để dài ngày. Ngoài ra, còn có cách muối cà có thể ăn ngay, hay còn gọi là muối ăn ghém. Bạn có thể thực hiện và dùng luôn ngay sau khi muối.
2.1. Nguyên liệu muối cà ăn xổi
- Cà pháo tươi: 300-500gr
Lưu ý: Vì đây là muối ăn xổi nên không thể muối với số lượng lớn. Thời gian bảo quản của hình thức muối này không bằng muối truyền thống.
- Ớt: 1
- Tỏi: 2-3 nhánh
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Riềng: 1 củ nhỏ
- Gia vị: Muối, đường
- 1 dụng cụ đựng: hũ, âu, khay đựng…
2.2. Các bước thực hiện muối cà ăn xổi
Bước 1: Sơ chế cà
- Bạn rửa sạch cà pháo, cắt bỏ cuống (có thể cắt bỏ sâu phần cuống). Sau đó, bỏ vào nước muối loãng để làm sạch tương tự như muối truyền thống, khoảng 30 phút vớt ra để ráo nước.
- Các nguyên liệu rửa sạch, thái mỏng hoặc giã nát.
Bước 2: Muối xổi
- Vì là muối ăn ngay nên với cà pháo bạn cần thái, xắt miếng thật mỏng, càng mỏng càng tốt. Thao tác này bạn nên cẩn thận bởi quả cà cứng nên rất dễ gây sát thương khi gọt với dao ở dạng mỏng.
- Sau khi thái lát mỏng, bạn bỏ cà vào phần nước muối khác để ngâm. Thao tác này nhằm mục đích loại bỏ nhựa cà, giúp miếng cà không bị thâm đen.
- Vớt cà xắt miếng mỏng là bát, đĩa, âu… sau đó bỏ các nguyên liệu gia vị vào, trộn đều. Để chừng 15 phút khi cà và các gia vị thấm đều là có thể dùng được ngay.
3. Cách muối cà pháo tỏi ớt chua ngọt
Một cách muối cà pháo cực ngon mà không phải chị em nào cũng biết đó là món cà pháo tỏi ớt. Vị chua giòn của cà, cay cay của ớt, chút thơm nồng của tỏi, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn dân dã lại cực kỳ hao cơm. Mâm cơm ngày hè mà có thêm món này thì hết sảy.
3.1. Nguyên liệu
- Cà pháo: 1kg
- Tỏi: 3 củ
- Ớt sừng
- Muối
- Đường
- Nước mắm
- Giấm ăn
- Lọ thủy tinh
3.2. Chi tiết cách muối cà pháo tỏi ớt
Bước 1: Sơ chế cà
- Cà pháo mua về rửa sạch, cắt bỏ phần cuống rồi bổ làm đôi (đối với những quả có kích thước lớn) hoặc để nguyên trái sau đó ngâm vào bát nước muối pha loãng.
Thao tác này vừa giúp cà “nhả” hết nhựa cùng chất độc ra bên ngoài lại giúp cho hũ cà khi muối xong trắng tinh đẹp mắt.
Thời gian ngâm cà là khoảng 1 tiếng.
- Tỏi khô bạn bóc vỏ rồi đập dập. Ớt sừng rửa sạch rồi đem băm hoặc xay thật nhuyễn.
Bước 2: Làm nước ngâm cà
Một trong những yếu tố làm nên thành công của cách muối cà này chính là nước ngâm.
- Trước tiên, bạn cho tỏi, ớt và đường vào cối xay. Vì tỏi và ớt đã sơ chế ở bước 1 nên thao tác này thực hiện rất nhanh. Giã nhuyễn hỗn hợp trên cho các gia vị quyện vào nhau sau đó cho vào đây 1 thìa giấm ăn, 1 thìa nước mắm.
* Lưu ý: Tùy vào lượng cà pháo mà bạn có thể gia giảm cho phù hợp.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu rồi nếm thử, nếu thấy đủ vị chua cay, mặn ngọt là được. Yêu cầu của nước mắm ngâm cà là phải sánh sệt như thế khi muối cà mới ngon.
Bước 3: Muối cà pháo tỏi ớt
Lần lượt cho phần cà pháo đã ngâm và để ráo nước vào trong bát tô lớn. Rưới bát nước ngâm cà vừa làm ở bước 2 vào.
Dùng tay trộn đều hỗn hợp cà và nước sốt để phần cà thấm đẫm gia vị.
Xếp cà pháo vào trong hũ thủy tinh, đậy nắp kín và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Món cà này chỉ để khoảng 1 đêm là có thể thưởng thức.
Bước 4: Thành phẩm
Dùng đũa sạch, khô gắp cà pháo tỏi ớt ra bát rồi thưởng thức cùng cơm trắng, thịt heo luộc, canh rau muống hoặc canh cua thì tuyệt phẩm.
Cách muối cà kiểu này giữ được độ giòn ngon của cà pháo thêm chút đậm đà của mắm, cay nồng của tỏi ớt ăn cực kỳ đưa cơm.
Chọn đúng loại cà sẽ giúp bạn có được món cà muối ngon, giòn như mong muốn. Các cách muối cà hiện nay đều sử dụng loại cà pháo. Loại cà này được chia thành 2 loại là cà pháo xanh và cà pháo trắng.
Cà pháo xanh thì có vị hơi chua chua, ít hạt tuy nhiên lại không được giòn tan. Ngược lại, cà pháo trắng nhiều hạt nhưng lại cực kỳ giòn. Vì thế nếu muốn làm cà muối giòn thì người ta sẽ lựa chọn cà trắng, còn cà xanh thích hợp làm cà muối xổi hơn.
Tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn loại cà pháo phù hợp. Dù có lấy cà xanh hay cà trắng để muối thì bạn cũng nên chú ý một số vấn đề sau khi mua cà.
- Nên chọn những quả cà có kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ. Những quả này lượng hạt không quá nhiều, khi muối sẽ giòn ngon cực kỳ hấp dẫn.
- Chú ý độ tươi của cà bởi cà héo khi ngâm sẽ không được giòn và ngon như mong muốn. Quả cà tươi cuống sẽ xanh tươi, không bị sâu hay sứt sẹo.
- Mua cà bánh tẻ, đừng chọn quả quá non hay quá già. Nếu cà non thì ít hạt nhưng không giòn, ngược lại cà già thì giòn tan nhưng lại nhiều hạt và có mùi hăng.
- Chọn địa chỉ mua cà pháo uy tín để đảm bảo cà ngon, không bị phun quá nhiều hóa chất.
1. Cách muối cà pháo miền Bắc
Cà pháo miền Bắc trắng giòn, ăn cùng canh cua rau đay là chuẩn bài.
1.1. Nguyên liệu muối cà pháo
- Cà pháo tươi: 1kg (Chọn mua cà pháo tươi, trái đều nhau, không quá non cũng không quá già)
- Ớt: 10 quả
- Tỏi: 3 củ
- Gừng: 1 nhánh
- Riềng: 1 củ
- Gia vị: Muối, đường
- 1 dụng cụ đựng: hũ, âu, khay đựng…
1.2. Cách muối cà ngon qua 1 số bước sau
Bước 1: Phơi cà
- Trước khi muối, để cà giòn hơn, bạn có thể đem cà phơi ngoài nắng chừng 2 tiếng hoặc để ở nơi mát khoảng nửa ngày
- Khi cà đã héo, bạn tiến hành cắt sạch cuống cà. Lưu ý không nên cắt sát cuống cà.
- Ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 30 phút để diệt khuẩn và loại trừ độc tố.
Lưu ý: Cà pháo sau khi cắt cuống phải cho ngay vào nước muối để không bị thâm đen phần cuống. Nếu bạn muốn cà nhanh chín thì có thể khía quả, hoặc nhanh hơn là bổ đôi cả quả.
Bước 2: sơ chế gừng, tỏi
- Tỏi: Bóc vỏ, đập dập.
- Ớt: Bỏ cuống, rửa sạch, thái lát vừa.
- Gừng: Cạo vỏ, rửa sạch, thái chỉ.
- Riềng: Rửa sạch, thái lát dày vừa phải
- Hũ đựng: Rửa sạch, để khô ráo, hết nước
Bước 3: Cách muối cà giòn ngon
- Làm phần nước muối cà: Bạn tiến hành đun sôi 1 lít nước cho thêm 1 thìa đường, 3 thìa muối. Để nguội khoảng 30 độ C là vừa, nếu muốn cà nhanh chín bạn có thể cho thêm chút nước mắm.
- Cách cho các nguyên liệu: Bạn nên để 1 phần tỏi, riềng, ớt xuống đáy hũ đựng. Sau đó cho một nửa phần cà muối. Tiếp đến thêm nốt phần tỏi, riềng, ớt lên trên. Và cuối cùng cho phần cà cuối cùng vào hũ. Thực hiện điều này để đảm bảo các nguyên liệu ngấm đều vào quả cà, đảm bảo được hương vị.
- Đổ nước: Thao tác cuối cùng là bạn đổ nước muối cà. Chú ý là phải đổ ngập quả cà để tránh tình trạng bị thâm đen, không ngấm được nguyên liệu gia vị, tránh váng.
- Nén cà: Để cà không bị thâm, giòn thì ta phải nén cà cho ngập nước. Nếu hũ đựng nhỏ thì ta có thể sử dụng 1 chiếc đĩa vừa miệng đặt lên trên hay dùng 1 túi bóng đầy nước buộc kín. Với các loại hũ to thì ta dùng phên tre đặt lên trên và cho viên đá quậy nén trên cùng.
Bước 4: Bảo quản và sử dụng
Hũ cà muối khoảng thời gian từ 3-5 ngày là có thể dùng được. Khi lấy sử dụng bạn không nên khuấy mà nên lấy từ trên xuống. Không quá nổi bật nhưng đây sẽ là món đáng chú ý trong bữa cơm gia đình bạn.
2. Cách muối cà xổi
Trên đây là cách muối cà để dài ngày. Ngoài ra, còn có cách muối cà có thể ăn ngay, hay còn gọi là muối ăn ghém. Bạn có thể thực hiện và dùng luôn ngay sau khi muối.
2.1. Nguyên liệu muối cà ăn xổi
- Cà pháo tươi: 300-500gr
Lưu ý: Vì đây là muối ăn xổi nên không thể muối với số lượng lớn. Thời gian bảo quản của hình thức muối này không bằng muối truyền thống.
- Ớt: 1
- Tỏi: 2-3 nhánh
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Riềng: 1 củ nhỏ
- Gia vị: Muối, đường
- 1 dụng cụ đựng: hũ, âu, khay đựng…
2.2. Các bước thực hiện muối cà ăn xổi
Bước 1: Sơ chế cà
- Bạn rửa sạch cà pháo, cắt bỏ cuống (có thể cắt bỏ sâu phần cuống). Sau đó, bỏ vào nước muối loãng để làm sạch tương tự như muối truyền thống, khoảng 30 phút vớt ra để ráo nước.
- Các nguyên liệu rửa sạch, thái mỏng hoặc giã nát.
Bước 2: Muối xổi
- Vì là muối ăn ngay nên với cà pháo bạn cần thái, xắt miếng thật mỏng, càng mỏng càng tốt. Thao tác này bạn nên cẩn thận bởi quả cà cứng nên rất dễ gây sát thương khi gọt với dao ở dạng mỏng.
- Sau khi thái lát mỏng, bạn bỏ cà vào phần nước muối khác để ngâm. Thao tác này nhằm mục đích loại bỏ nhựa cà, giúp miếng cà không bị thâm đen.
- Vớt cà xắt miếng mỏng là bát, đĩa, âu… sau đó bỏ các nguyên liệu gia vị vào, trộn đều. Để chừng 15 phút khi cà và các gia vị thấm đều là có thể dùng được ngay.
3. Cách muối cà pháo tỏi ớt chua ngọt
Một cách muối cà pháo cực ngon mà không phải chị em nào cũng biết đó là món cà pháo tỏi ớt. Vị chua giòn của cà, cay cay của ớt, chút thơm nồng của tỏi, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn dân dã lại cực kỳ hao cơm. Mâm cơm ngày hè mà có thêm món này thì hết sảy.
3.1. Nguyên liệu
- Cà pháo: 1kg
- Tỏi: 3 củ
- Ớt sừng
- Muối
- Đường
- Nước mắm
- Giấm ăn
- Lọ thủy tinh
3.2. Chi tiết cách muối cà pháo tỏi ớt
Bước 1: Sơ chế cà
- Cà pháo mua về rửa sạch, cắt bỏ phần cuống rồi bổ làm đôi (đối với những quả có kích thước lớn) hoặc để nguyên trái sau đó ngâm vào bát nước muối pha loãng.
Thao tác này vừa giúp cà “nhả” hết nhựa cùng chất độc ra bên ngoài lại giúp cho hũ cà khi muối xong trắng tinh đẹp mắt.
Thời gian ngâm cà là khoảng 1 tiếng.
- Tỏi khô bạn bóc vỏ rồi đập dập. Ớt sừng rửa sạch rồi đem băm hoặc xay thật nhuyễn.
Bước 2: Làm nước ngâm cà
Một trong những yếu tố làm nên thành công của cách muối cà này chính là nước ngâm.
- Trước tiên, bạn cho tỏi, ớt và đường vào cối xay. Vì tỏi và ớt đã sơ chế ở bước 1 nên thao tác này thực hiện rất nhanh. Giã nhuyễn hỗn hợp trên cho các gia vị quyện vào nhau sau đó cho vào đây 1 thìa giấm ăn, 1 thìa nước mắm.
* Lưu ý: Tùy vào lượng cà pháo mà bạn có thể gia giảm cho phù hợp.
- Trộn đều tất cả các nguyên liệu rồi nếm thử, nếu thấy đủ vị chua cay, mặn ngọt là được. Yêu cầu của nước mắm ngâm cà là phải sánh sệt như thế khi muối cà mới ngon.
Bước 3: Muối cà pháo tỏi ớt
Lần lượt cho phần cà pháo đã ngâm và để ráo nước vào trong bát tô lớn. Rưới bát nước ngâm cà vừa làm ở bước 2 vào.
Dùng tay trộn đều hỗn hợp cà và nước sốt để phần cà thấm đẫm gia vị.
Xếp cà pháo vào trong hũ thủy tinh, đậy nắp kín và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Món cà này chỉ để khoảng 1 đêm là có thể thưởng thức.
Bước 4: Thành phẩm
Dùng đũa sạch, khô gắp cà pháo tỏi ớt ra bát rồi thưởng thức cùng cơm trắng, thịt heo luộc, canh rau muống hoặc canh cua thì tuyệt phẩm.
Cách muối cà kiểu này giữ được độ giòn ngon của cà pháo thêm chút đậm đà của mắm, cay nồng của tỏi ớt ăn cực kỳ đưa cơm.