Cách muối dưa cải vàng ươm, giòn ngon không bị khú
Dưa cải chua không chỉ là một món ăn kèm giúp kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng khi ăn, mà còn có thể chế biến thành nhiều món ngon khác. Tuy nhiên, để muối dưa cải chua được vàng, giòn, ngon không phải là một điều dễ dàng.
Nguyên liệu
Cải bẹ hoặc cải xanh, muối, đường, hành tím, hành lá, ớt, giấm.
Sơ chế nguyên liệu
Rau cải bẹ cắt gốc, tách lá già, bỏ các lá héo dập, rồi rửa kỹ từng lá rau. Lưu ý rửa nhẹ tay. Một trong những nguyên nhân khiến dưa muối nhanh hỏng chính là còn sót lá dập quá nhiều.
Sau khi phơi nắng xong, bạn cắt rau thành các khúc 3 - 5 cm, rồi rửa sạch lại, để rau ráo nước trước khi muối. Chú ý khi cắt, bỏ riêng phần cuống (cọng) rau và lá rau. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, thái lát.
Cách pha nước muối dưa ngon
Chuẩn bị khoảng 1 lít nước ấm khoảng 50-60 độ, rồi pha đường và muối vào nước theo tỉ lệ: 3 muối - 1 đường. Lưu ý: Nếu quá mặn sẽ khiến dưa giòn nhưng khó ăn, quá nhạt thì dưa sẽ không chua và dễ bị khú, nổi váng.
Cách muối dưa giòn, ngon
Chuẩn bị một cái lọ thủy tinh sạch khoảng 5 lít, chần qua nước sôi để khử sạch vi khuẩn nấm mốc có hại làm ảnh hưởng đến cách muối dưa cải chua. Xếp cải vào lọ cùng với hành tím và hành lá.
Cuối cùng, đổ hỗn hợp nước ngâm dưa vào sao cho mặt nước ngập qua hết phần dưa cải. Dùng rổ tre hoặc chén đè lên cải cho cải nằm dưới mặt nước rồi đóng nắp lọ lại.
Mang lọ dưa cải đặt ở nơi thoáng mát trong thời gian khoảng 3 đến 4 ngày, khi nào thấy dưa vàng là bắt đầu ăn được.
Lưu ý khi ăn dưa cải muối để không làm hại sức khỏe
Để ăn được lâu, sau khi muối dưa đạt yêu cầu xong, bạn có thể chia dưa vào lọ nhỏ rồi cất trong tủ lạnh ăn dần.
Dưa cải ăn sống (ăn lúc mới muối khoảng 1 ngày) còn hơi cay, thêm chút đường chút ớt khiến bữa cơm gia đình chưa cần thịt cá cũng đã ngon không cưỡng nổi.
Dưa cải muối để lâu (khoảng > 1 tuần) sẽ chua ngon, thì có thể dùng kho cá, xào lòng, làm cá chép om dưa hoặc thịt bò xào dưa...
Dưa cải muối cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc. Vì vậy, khi ăn dưa cải muối, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau:
Không nên ăn dưa cải muối còn xanh, có vị đắng hoặc dưa cải muối xổi, muối bị quá chua, dưa bị khú... vì có thể gây hại cho dạ dày, cụ thể hơn có thể hình thành tế bào ung thư hoặc nhẹ là bị ngộ độc thực phẩm.
Chỉ nên ăn dưa cải muối khi dưa có màu vàng, vị chua dịu nhẹ, không đắng, dưa giòn ngon. Trường hợp dưa cải muối bị thâm đen, nước muối dưa đổ nhớt bất thường, mùi lạ khó chịu... bạn tuyệt đối không nên ăn.
Không nên ăn quá nhiều dưa muối. Tần suất thích hợp với người trưởng thành là 2 - 3 bữa/tuần vì khi ăn nhiều có thể gây nguy cơ viêm loét dạ dày, cao huyết áp, bệnh lý về thận, bệnh tim mạch...
Dưa cải chua không chỉ là một món ăn kèm giúp kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng khi ăn, mà còn có thể chế biến thành nhiều món ngon khác. Tuy nhiên, để muối dưa cải chua được vàng, giòn, ngon không phải là một điều dễ dàng.
Nguyên liệu
Cải bẹ hoặc cải xanh, muối, đường, hành tím, hành lá, ớt, giấm.
Sơ chế nguyên liệu
Rau cải bẹ cắt gốc, tách lá già, bỏ các lá héo dập, rồi rửa kỹ từng lá rau. Lưu ý rửa nhẹ tay. Một trong những nguyên nhân khiến dưa muối nhanh hỏng chính là còn sót lá dập quá nhiều.
Hành lá cắt gốc, rửa sạch, rồi cắt khúc 2-3cm, chẻ đôi. Phơi nắng rổ rau cải và hành trong khoảng 2 -3 giờ cho mặt lá rau se héo lại.Sau khi phơi nắng xong, bạn cắt rau thành các khúc 3 - 5 cm, rồi rửa sạch lại, để rau ráo nước trước khi muối. Chú ý khi cắt, bỏ riêng phần cuống (cọng) rau và lá rau. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, thái lát.
Cách pha nước muối dưa ngon
Chuẩn bị khoảng 1 lít nước ấm khoảng 50-60 độ, rồi pha đường và muối vào nước theo tỉ lệ: 3 muối - 1 đường. Lưu ý: Nếu quá mặn sẽ khiến dưa giòn nhưng khó ăn, quá nhạt thì dưa sẽ không chua và dễ bị khú, nổi váng.
Cách muối dưa giòn, ngon
Chuẩn bị một cái lọ thủy tinh sạch khoảng 5 lít, chần qua nước sôi để khử sạch vi khuẩn nấm mốc có hại làm ảnh hưởng đến cách muối dưa cải chua. Xếp cải vào lọ cùng với hành tím và hành lá.
Cuối cùng, đổ hỗn hợp nước ngâm dưa vào sao cho mặt nước ngập qua hết phần dưa cải. Dùng rổ tre hoặc chén đè lên cải cho cải nằm dưới mặt nước rồi đóng nắp lọ lại.
Mang lọ dưa cải đặt ở nơi thoáng mát trong thời gian khoảng 3 đến 4 ngày, khi nào thấy dưa vàng là bắt đầu ăn được.
Lưu ý khi ăn dưa cải muối để không làm hại sức khỏe
Để ăn được lâu, sau khi muối dưa đạt yêu cầu xong, bạn có thể chia dưa vào lọ nhỏ rồi cất trong tủ lạnh ăn dần.
Dưa cải ăn sống (ăn lúc mới muối khoảng 1 ngày) còn hơi cay, thêm chút đường chút ớt khiến bữa cơm gia đình chưa cần thịt cá cũng đã ngon không cưỡng nổi.
Dưa cải muối để lâu (khoảng > 1 tuần) sẽ chua ngon, thì có thể dùng kho cá, xào lòng, làm cá chép om dưa hoặc thịt bò xào dưa...
Dưa cải muối cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc. Vì vậy, khi ăn dưa cải muối, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau:
Không nên ăn dưa cải muối còn xanh, có vị đắng hoặc dưa cải muối xổi, muối bị quá chua, dưa bị khú... vì có thể gây hại cho dạ dày, cụ thể hơn có thể hình thành tế bào ung thư hoặc nhẹ là bị ngộ độc thực phẩm.
Chỉ nên ăn dưa cải muối khi dưa có màu vàng, vị chua dịu nhẹ, không đắng, dưa giòn ngon. Trường hợp dưa cải muối bị thâm đen, nước muối dưa đổ nhớt bất thường, mùi lạ khó chịu... bạn tuyệt đối không nên ăn.
Không nên ăn quá nhiều dưa muối. Tần suất thích hợp với người trưởng thành là 2 - 3 bữa/tuần vì khi ăn nhiều có thể gây nguy cơ viêm loét dạ dày, cao huyết áp, bệnh lý về thận, bệnh tim mạch...