Savina Bình Dương
Well-known member
Cách nấu lẩu cá lăng măng chua
Cách nấu lẩu cá lăng măng chua ngon
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu cá lăng
Cách làm lẩu cá lăng ngon
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá lăng sạch sẽ
Sơ chế các nguyên liệu khác
Lẩu cá lăng ăn kèm với rau gì?
Bước 2. Cách nấu lẩu cá lăng ngon với măng chua
Cho cà và thơm vào
Thưởng thức món lẩu cá lăng thôi nào
Một số loại rau ăn kèm với lẩu cá lăng
Nấu lẩu cá lăng không thể thiếu thêm những món rau nhúng ăn kèm được. Vậy với lẩu cá lăng, những loại rau nào thì thích hợp? Mời bạn tham khảo một số loại rau dưới đây nhé:
Cá lăng - Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Giá trị dinh dưỡng từ cá lăng
Trong cá lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho cơ thể người. Với mỗi 100 gram trong cá lăng cung cấp 112 calo, 4 gram chất béo và 19 gram protein.
Một số thành phần dinh dưỡng có trong cá lăng như: Omega 3, Vitamin A, DHA, ...
Ăn cá lăng có tốt cho sức khoẻ?
Cá lăng không chỉ ngon mà còn có những tác dụng như:
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu lẩu cá lăng
- Cá lăng: 0.5 kg
- Măng chua: 0.3 kg
- Cà chua: 2 quả
- Dứa: 1 quả
- Rau mùi
- Ớt cay: 3 trái
- Gừng
- Sả: 5 nhánh
- Bún rối: 0.5 kg
- Rau ăn kèm
- Gia vị: dầu ăn, đường, nước mắm, muối, hạt nêm, ...
Cách làm lẩu cá lăng ngon
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
- Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát.
- Cá lăng: Rửa với nước sạch rồi chặt thành các khúc khoảng 2cm. Đun nước sôi, cho vài lát gừng vào đun rồi cho các khúc cá vào để chần qua. Việc này giúp khử bớt mùi tanh.
- Măng chua: Cắt bỏ phần gốc già của măng, sau đó tước măng thành sợi nhỏ. Rửa sạch rồi vắt khô hoặc để ra rổ cho ráo bớt nước.
- Cà chua: Rửa sạch, thái múi cau.
- Dứa: Gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch rồi thái thành miếng vừa phải.
- Rau mùi: Nhặt rồi rửa sạch, vẩy bớt nước rồi cắt khúc khoảng 2cm.
- Ớt cay: Rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hạt rồi thái lát.
- Sả: Bỏ lớp vỏ già sau đó rửa sạch, đập dập rồi cắt khúc.
- Bún rối: Chần qua với nước nóng.
- Rau ăn kèm: Rửa sạch, cắt khúc dài bằng nhau rồi để ráo nước.
Bước 2. Cách nấu lẩu cá lăng ngon với măng chua
- Cho nồi lên bếp rồi thêm vào một ít dầu ăn, đun hơi nóng thì cho hành băm, tỏi băm và sả vào phi thơm. Tới khi dậy mùi thì cho cá lăng vào đảo hoặc xóc đều lên đến khi cá săn lại thì gắp cá ra đĩa.
- Tiếp tục cho dứa, măng chua và cà chua vào nồi, đun với lửa vừa, đảo đều rồi nêm một thìa muối, một thìa đường. Đảo đến khi chín thì đổ 1,5 lít nước vào, đậy nắp đun sôi. Có thể dùng gói lẩu thái để làm nước dùng cho tiện rồi gắp từng miếng cá lăng vào đun tiếp. Đun thêm 10 phút nữa, nếm vị xem đã phù hợp với khẩu vị gia đình chưa thì điều chỉnh lại.
- Sau 10 phút, cá chín thì cho rau mùi và ớt vào nồi rồi tắt bếp.
- Cho bếp và nồi lẩu ra giữa rồi cho nồi nước lẩu lên đun sôi.
- Các loại rau, nấm bày xung quanh
- Bày thêm đĩa, bát tô ra để đựng đồ chín
- Có thể chuẩn bị thêm thực phẩm sống nhúng kèm như: tôm, mực, thịt gà, thịt bò, lòng, tim, ...
- Khi nước lẩu sôi thì cho thức ăn vào nhúng chín rồi vớt ra và thưởng thức. Khi cho thịt vào nhúng thì đợi thịt chín mới cho tiếp rau vào nhúng nhé.
Một số loại rau ăn kèm với lẩu cá lăng
Nấu lẩu cá lăng không thể thiếu thêm những món rau nhúng ăn kèm được. Vậy với lẩu cá lăng, những loại rau nào thì thích hợp? Mời bạn tham khảo một số loại rau dưới đây nhé:
- Rau muống
- Hoa chuối
- Rau cần
- Nấm hương, nấm kim
- Rau mồng tơi
- Cuống hoa súng
- Các loại rau cải
- Rau xà lách
- Khoai lang, khoai tây
- Cà rốt
- Ngô ngọt
Cá lăng - Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Trong cá lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho cơ thể người. Với mỗi 100 gram trong cá lăng cung cấp 112 calo, 4 gram chất béo và 19 gram protein.
Một số thành phần dinh dưỡng có trong cá lăng như: Omega 3, Vitamin A, DHA, ...
Cá lăng không chỉ ngon mà còn có những tác dụng như:
- Thanh lọc cơ thể, lợi tiểu.
- Cải thiện mắt, giúp sáng mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
- Giúp đẹp da, cho làn da mịn màng, giảm mụn và làm chậm quá trình lão hóa da.
- Giúp xương chắc khỏe, phát triển xương tốt, ngăn ngừa các bệnh về khớp, thoái hóa.
- Là thực phẩm cần thiết giúp cho não bộ của trẻ nhỏ phát triển, ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.