Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Các bà nội trợ cần có cách nhận biết loại rau hay bị phun hóa chất để bảo đảm an toàn cho bữa ăn gia đình.
Nhận diện rau an toàn là một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc sống thời nay. Rau là thành phần không thể thiếu của bữa ăn, trong khi các sản phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, phân hóa học, hoặc các loại chất kích thích... lại tràn ngập thị trường.
Nhiều người đi chợ không biết dựa vào đâu để nhận biết loại rau bị phun hóa chất.(Ảnh: Istock)
Ngoài kỹ năng chọn rau ngon, điều người đi chợ quan tâm hàng đầu là nhận biết loại rau bị phun hóa chất để tránh xa. Điều này không dễ.
Cách nhận biết rau bị phun hóa chất
Dưới đây là một số loại rau củ quả có nguy cơ bị phun hóa chất rất cao và cách nhận biết, phân biệt chúng, theo Tài liệu Hỏi - Đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh An toàn thực phẩm của Viện Dinh dưỡng.
Rau cải
Khi trồng trên đất, rau cải thu hút nhiều sâu bọ nên người trồng thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Nếu phun gần ngày thu hoạch, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao khi tới tay người tiêu dùng do hóa chất không có đủ thời gian để phân hủy.
Bạn nên nghi ngờ khi gặp những bó rau cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ, thân chắc mập và đều tăm tắp một cách bất thường. Đây thường là rau được bón nhiều phân đạm nitrat, không nên ăn, đặc biệt càng không nên ăn sống.
Giá đỗ
Những cọng giá mập mạp đến mức tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường rất hấp dẫn, ngon mắt. Tuy nhiên, rất có thể chúng được sử dụng hóa chất kích thích độc hại trong quá trình sản xuất.
Để giá đỗ to mập, khi hạt đỗ nảy mầm, nhiều người dùng phân bón lá trộn với thuốc trừ sâu pha loãng tưới lên mầmrồi ủ kín. Hỗn hợp này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh, nhưng rất độc hại. Loại giá đỗ này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.
Đậu cô-ve
Nếu người trồng lạm dụng phân bón lá, những quả đậu cô-ve thường bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy. Nếu cả mở đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ thì chứng tỏ vườn đầu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch.
Rau cần nước
Dấu hiệu nhận biết rau bị phun hóa chất đối với sản phẩm này gồm: Thân to, ngó trắng phau bất thường. Những bó rau cần nước bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón này sẽ khô héo, tóp lại nếu để một ngày không nhúng nước.
Mướp đắng
Khi mua mướp đắng, bạn nên chọn những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng thường bị lạm dụng hóa chất làm tươi.
Mẹo giảm bớt hóa chất trong rau củ
Đối với các loại rau có bẹ như cải, cải thảo, cải bắp…, để loại trừ bớt hóa chất độc hại, sau khi mua về, bạn có thể áp dụng mẹo sau:
- Cãy cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu.
- Ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước hòa thuốc tím loãng khoảng 15 phút.
- Rửa kỹ từng lá dưới vòi nước vài lần rồi đưa vào chế biến tiếp.
Theo Tài liệu Hỏi - Đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh An toàn thực phẩm của Viện Dinh dưỡng, phương pháp trên tuy đơn giản nhưng có thể làm sạch phần lớn thuốc trừ sâu, phân bón bám trên rau, đặc biệt là ở các kẽ lá. Cách này còn giúp loại bỏ trứng giun, sán và các chất bẩn khác bám trên rau.
Nhận diện rau an toàn là một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc sống thời nay. Rau là thành phần không thể thiếu của bữa ăn, trong khi các sản phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, phân hóa học, hoặc các loại chất kích thích... lại tràn ngập thị trường.
Nhiều người đi chợ không biết dựa vào đâu để nhận biết loại rau bị phun hóa chất.(Ảnh: Istock)
Ngoài kỹ năng chọn rau ngon, điều người đi chợ quan tâm hàng đầu là nhận biết loại rau bị phun hóa chất để tránh xa. Điều này không dễ.
Cách nhận biết rau bị phun hóa chất
Dưới đây là một số loại rau củ quả có nguy cơ bị phun hóa chất rất cao và cách nhận biết, phân biệt chúng, theo Tài liệu Hỏi - Đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh An toàn thực phẩm của Viện Dinh dưỡng.
Rau cải
Khi trồng trên đất, rau cải thu hút nhiều sâu bọ nên người trồng thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Nếu phun gần ngày thu hoạch, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao khi tới tay người tiêu dùng do hóa chất không có đủ thời gian để phân hủy.
Bạn nên nghi ngờ khi gặp những bó rau cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ, thân chắc mập và đều tăm tắp một cách bất thường. Đây thường là rau được bón nhiều phân đạm nitrat, không nên ăn, đặc biệt càng không nên ăn sống.
Giá đỗ
Những cọng giá mập mạp đến mức tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường rất hấp dẫn, ngon mắt. Tuy nhiên, rất có thể chúng được sử dụng hóa chất kích thích độc hại trong quá trình sản xuất.
Để giá đỗ to mập, khi hạt đỗ nảy mầm, nhiều người dùng phân bón lá trộn với thuốc trừ sâu pha loãng tưới lên mầmrồi ủ kín. Hỗn hợp này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh, nhưng rất độc hại. Loại giá đỗ này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.
Đậu cô-ve
Nếu người trồng lạm dụng phân bón lá, những quả đậu cô-ve thường bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy. Nếu cả mở đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ thì chứng tỏ vườn đầu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch.
Rau cần nước
Dấu hiệu nhận biết rau bị phun hóa chất đối với sản phẩm này gồm: Thân to, ngó trắng phau bất thường. Những bó rau cần nước bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón này sẽ khô héo, tóp lại nếu để một ngày không nhúng nước.
Mướp đắng
Khi mua mướp đắng, bạn nên chọn những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Những quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng thường bị lạm dụng hóa chất làm tươi.
Mẹo giảm bớt hóa chất trong rau củ
Đối với các loại rau có bẹ như cải, cải thảo, cải bắp…, để loại trừ bớt hóa chất độc hại, sau khi mua về, bạn có thể áp dụng mẹo sau:
- Cãy cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu.
- Ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước hòa thuốc tím loãng khoảng 15 phút.
- Rửa kỹ từng lá dưới vòi nước vài lần rồi đưa vào chế biến tiếp.
Theo Tài liệu Hỏi - Đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh An toàn thực phẩm của Viện Dinh dưỡng, phương pháp trên tuy đơn giản nhưng có thể làm sạch phần lớn thuốc trừ sâu, phân bón bám trên rau, đặc biệt là ở các kẽ lá. Cách này còn giúp loại bỏ trứng giun, sán và các chất bẩn khác bám trên rau.