Cách nhận biết và bài độc ngũ tạng đơn giản mà cực kì hiệu quả

Nguyễn Mai

Well-known member
Theo góc độ Y học cổ truyền, trong cơ thể chúng ta có rất nhiều độc tố, nếu không được bài xuất ra ngoài kịp thời sẽ gây ra tác dụng không tốt đến tâm sinh lý. Tuy độc tố ở sâu bên trong, nhưng chúng cũng để lại dấu vết trên bề mặt cơ thể.
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho mọi người có một cái nhìn rõ nét về những dấu hiệu độc tố trên cơ thể và các cách bài xuất đơn giản, nhưng cực kì hiệu quả.

Tâm có độc tố, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Loét lưỡi, mọc mụn trên trán, mất ngủ, đánh trống ngực hoặc đau nhói ngực…

Để bài độc, chúng ta nên áp dụng các phương pháp đơn giản như: Ăn đắng (có thể dùng tâm sen…), bấm các yếu huyệt (huyệt thiếu phủ nằm ở lòng bàn tay, giữa đầu xương bàn 4 và 5) hoặc sử dụng đậu xanh thanh nhiệt, lợi tiểu (tuy nhiên nên dùng đậu xanh ở dạng lỏng). Ngoài ra, một số thực phẩm tốt cho Tâm, giúp bài độc như: Phục linh, đậu nành, vừng đen, táo đỏ, hạt sen…

Thời điểm bài độc tâm tốt nhất là 11-13 giờ hàng ngày.

Can có độc tố, cơ thể sẽ xuất hiệu các dấu hiệu như: Bề mặt móng tay có đường góc cạnh nổi lên hoặc móng tay lõm xuống dưới. Tuyến vú xuất hiện tăng sản, trước kỳ kinh tuyến vú xuất hiện đau chướng rõ rệt. Cảm xúc bị rối loạn, thất thường. Đau nửa đầu, 2 bên mặt mọc mụn, còn xuất hiện thống kinh.

Để bài độc ở Can, chúng ta nên sử dụng những thực phẩm màu xanh (cải bó xôi, xà lách, đậu bắp, rau muống…). Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng khuyên có thể sử dụng quýt hoặc chanh xanh, để cả vỏ ép thành nước uống trực tiếp.

Một loại thực phẩm khác chúng ta nên sử dụng là câu kỷ. Loại thực phẩm này có tác dụng bảo vệ, nâng cao tính bền của Can. Khi dùng nên nhai ra là tốt nhất, mỗi ngày ăn 1 nắm.

Đồng thời nên kết hợp bấm các yếu huyệt giúp bài độc Can. Cụ thể là huyệt thái xung, nằm ở trong hố lõm trước vị trí giao nhau giữa ngón bàn chân 1 và 2. Dùng ngón cái bấm 3-5 phút, cảm thấy hơi nhức chướng là được. Không được bấm quá mạnh, bấm giao thoa 2 bên bàn chân.

Đặc biệt còn có phương pháp bài độc qua nước mắt. So sánh với đàn ông ít khóc thì phụ nữ thường có tuổi thọ dài hơn. Điều này không thể phủ nhận mối quan hệ của nó với nước mắt.

Chúng ta đã nhận thức được điều này, hơn nữa cũng được y học phương tây chứng thực. Nước mắt là dịch bài tiết, giống như mồ hôi và nước tiểu, bên trong có 1 số độc tố hóa sinh có hại cho cơ thể. Vì vậy, khi khó chịu, khi tủi thân, khi áp lực thì cứ nên khóc, đây cũng là một phương pháp bài độc chủ động.

Cách nhận biết và bài độc ngũ tạng đơn giản mà cực kì hiệu quả - 1

Bấm huyệt thái xung đúng cách sẽ giúp bài xuất độc tố ở Can

Tỳ có độc tố, cơ thể sẽ có các biểu hiện như: Ban màu trên mặt, khí hư quá nhiều, tích tụ mỡ, hôi miệng…

Để bài độc tố cho Tỳ, chúng ta có thể ăn chua ở liều lượng phù hợp. Ví dụ ô mai, giấm là các thực phẩm giúp hóa giải độc tố trong thức ăn tốt nhất, có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của trường vị, giúp độc tố trong thức ăn được bài xuất ra ngoài trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời thực phẩm chua còn có tác dụng kiện Tỳ, nên có thể phát huy rất tốt công dụng của "thực phẩm kháng độc".

Bấm yếu huyệt bài độc Tỳ, ở đây là huyệt Thương khâu, nằm ở hố lõm dưới trước mắt cá trong. Dùng ngón tay bấm huyệt này, duy trì cảm giác nhức nặng là được, mỗi lần khoảng 3 phút, 2 chân giao thoa nhau.

Đi bộ sau ăn, vận động có thể giúp Tỳ vị tiêu hóa, gia tăng tốc độ bài xuất của độc tố, tuy nhiên thời gian không được quá dài, hiệu quả mới tốt.

Thời điểm bài độc tỳ tốt nhất: Sau khi ăn là thời điểm sản sinh độc tố dễ dàng nhất, thức ăn nếu không thể kịp thời tiêu hóa hay hấp thu, độc tố sẽ tích tụ rất nhiều. Ngoài việc đi bộ sau khi ăn, do vị ngọt kiện Tỳ nên có thể ăn thêm 1 loại hoa quả sau khi ăn 1 tiếng, giúp kiện Tỳ bài độc.

Cách nhận biết và bài độc ngũ tạng đơn giản mà cực kì hiệu quả - 2

Ăn uống điều độ kết hợp tập luyện phù hợp sẽ giúp bài xuất độc tố trong cơ thể

Phế có độc tố, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu: Da có màu sắt gỉ, xám xịt. Y học cổ truyền cho rằng Phế quản lý da toàn thân, da có mịn màng, trắng trẻo hay không đều do chức năng của Phế.

Phế và đại trường có quan hệ biểu lý. Khi Phế ở trên có độc tố thì đường ruột ở dưới sẽ bị ứ tích bất thường, xuất hiện táo bón.

Đa sầu đa cảm, dễ bi thương. Độc tố trong Phế sẽ làm phiền nhiễu vận hành khí huyết, khiến Phế tạng không thể làm thông khí uất trong ngực được bình thường, khi bị áp ức quá nhiều sẽ gây đa sầu đa cảm.

Để bài độc tố cho Phế, chúng ta có thể sử dụng củ cải. Củ cải có thể giúp đại trường bài tiết phân lưu trong đó, ăn sống hoặc làm nộm để ăn đều được.

Bách hợp nâng cao khả năng chống độc cho Phế. Phế tạng vốn không thích táo khí, khi táo sẽ dễ tích tụ độc tố. Nấm, bách hợp có công hiệu dưỡng Phế tư âm tốt khi ăn không nên chế biến quá nhiều, nếu không nước trong bách hợp sẽ bị ít đi, tác dụng phòng độc cũng kém đi nhiều.

Kết hợp bấm yếu huyệt bài độc Phế. Huyệt vị có lợi cho Phế là hợp cốc, nằm trên mu bàn tay, giữa xương bàn 1-2, có thể dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào điểm này và dùng sức ấn xuống.

Đổ mồ hôi để giải độc. Phế quản lý da, vì vậy việc đổ mồ hôi toàn thân làm mồ hôi đưa độc tố bên trong ra ngoài, sẽ giúp Phế được sảng khoái. Ngoài vận động thì tắm nước nóng cũng là phương pháp đổ mồ hôi tốt, trước khi tắm cho 1 ít gừng tươi và tinh dầu bạc hà vào nước, giúp mồ hôi được tiết ra thông suốt hơn, làm bài ra độc tố sâu bên trong cơ thể.

Hít thở sâu. Mỗi lần hít thở, trong Phế luôn có khí dư thừa không được bài ra, khí dư thừa này khi so với không khí mới giàu o-xy thì cũng là 1 dạng độc tố. Chỉ cần hít thở sâu vài lần là có thể làm giảm sự ứ đọng của khí dư thừa.

Thời điểm bài độc phế tốt nhất là 7 – 9h sáng, nên bài độc bằng cách vận động trong khoảng thời gian này. Đây là thời điểm Phế có sức lực nhất, tiến hành các bài tập như chạy chậm có thể tăng cường chức năng bài độc của Phế.

Thận có độc tố, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như: Lượng kinh nguyệt ít hoặc chu kì kinh ngắn lại, kinh huyết có màu sẫm. Sự sản sinh và biến mất của kinh nguyệt đều là biểu hiện của chức năng thận có vượng thịnh hay không, nếu trong thận có nhiều độc tố thì lượng kinh nguyệt sẽ ít đi.

Phù thũng. Thận tạng quản lý vận hành dịch trong cơ thể, khi thận bị tích tụ độc tố thì năng lực bài xuất dịch dư thừa sẽ giảm, sẽ xuất hiện phù thũng.

Dễ mệt mỏi. Độc tố trong cơ thể làm tiêu hao năng lượng của thận, năng lượng do thận cung cấp sẽ giảm, gây ra mệt mỏi, tinh thần kém, muốn ngủ, tứ chi không có sức lực.

Cách bài độc tố cho Thận:

Sử dụng thực phẩm bài độc Thận: Bí đao. Bí đao có chứa nhiều nước, sau khi vào cơ thể sẽ kích thích Thận gia tăng lượng nước tiểu, giúp bài xuất độc tố. Khi dùng có thể nấu canh hoặc xào không, cố gắng để vị nhạt một chút.

Cách nhận biết và bài độc ngũ tạng đơn giản mà cực kì hiệu quả - 3

Uống 100 ~ 200 ml nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy để tráng thận

Thực phẩm chống độc cho Thận: Sơn dược. Sơn dược tuy có thể tư bổ cho nhiều cơ quan, nhưng bổ thận là chính. Thường xuyên ăn sơn dược có thể tăng cường chức năng bài độc của Thận.

Bấm yếu huyệt bài độc Thận: Huyệt dũng tuyền. Đây là huyệt vị có vị trí thấp nhất cơ thể. Nếu cơ thể là 1 tòa nhà thì huyệt vị này chính là đường ra của ống dẫn bài các chất bẩn. Thường xuyên bấm huyệt này sẽ cho hiệu quả bài độc rõ rệt. Huyệt dũng tuyền nẳm ở vị trí 1/3 trước gan chân (không tính ngón chân), huyệt vị này khá nhạy cảm, không được bấm quá mạnh, hơi có cảm giác là được, vừa bấm vừa xoa là tốt nhất, trong khoảng 5 phút.
 
Bên trên