trungdacctran
Well-known member
Mối quan hệ của cha mẹ là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý mà còn đến cả sự thành công của con cái.
Tổng hợp nghiên cứu tâm lý mới đây đã chỉ ra sự tương tác giữa các yếu tố trong hôn nhân của cha mẹ khi dự đoán về tương lai của đứa trẻ, theo Business Insider.
Cha mẹ giải quyết tranh cãi lịch sự, con có kỹ năng xã hội tốt. Không tránh khỏi những lúc cha mẹ tranh cãi trước mặt con cái. Nhưng cách cha mẹ thỏa hợp, điều chỉnh cảm xúc một cách có kiềm chế, văn minh, không dùng từ ngữ thô tục cho nhau sẽ giúp con phát triển kỹ năng xã hội, lòng tự trọng, sự can đảm tốt hơn.
“Khi một đứa trẻ chứng kiến cha mẹ tranh luận, nhưng không xung đột, bạo lực mà nhẹ nhàng, kiên nhẫn tìm cách giải quyết, thì đứa trẻ đó sẽ an tâm, tin tưởng vào cha mẹ, và cũng học được cách nói lên suy nghĩ của mình”, E. Mark Cummings, nhà tâm lý học tại Đại học Notre Dame cho biết.
Bạo lực giữa cha mẹ gây hại cho sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Theo kết quả từ các nghiên cứu khác nhau, sự xung đột, bạo lực, xúc phạm lẫn nhau giữa cha mẹ sẽ để lại di chứng, sự tổn thương tâm lý nặng nề cho trẻ, khiến trẻ bị trầm cảm, sợ, không tin, hoặc không đón nhận tình cảm thân mật từ người khác kể cả khi đã trưởng thành.
Không những thế, hành vi bạo lực còn gây ra vấn đề về thể chất như các bệnh liên quan đến thần kinh, mạch máu và hệ miễn dịch.
tin liên quan
Làm gì để con có thói quen tốt?
Khuyến khích trẻ ăn uống phù hợp, tập thể dục và hạn chế thời gian dán mắt vào màn hình có thể không đủ để xác lập thói quen lành mạnh. Bạn cần phải đi đầu làm gương, theo các chuyên gia nghiên cứu.
"Chiến tranh lạnh" cũng gây ra vô số vấn đề. Không chỉ xung đột, tranh cãi to tiếng mới gây ra vấn đề, mà hình thức "chiến tranh lạnh" cũng thực sự đáng lo ngại. Khi cha mẹ không nói gì, nhưng cũng không nhìn mặt nhau sẽ dẫn đến trường hợp con cái luôn hoài nghi, nhút nhát, không biết chuyện gì đúng, chuyện gì sai. Về lâu về dài, các em sẽ dễ bị thờ ơ, thiếu sự nhiệt tình trong cuộc sống, cũng như sự nghiệp sau này.
Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến bộ nhớ làm việc của con. Đại học Illinois xem xét nghiên cứu và thấy rằng, sau ly hôn, gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường gặp vấn đề về thu nhập. Do nguồn lực kinh tế hạn chế, trẻ em trong các gia đình này cũng gặp nhiều khó khăn không chỉ về mức sống, mà còn về khả năng học tập, làm việc sau này.
tin liên quan
Rèn tính tự lập cho con
Một nghiên cứu có quy mô lớn tiến hành tại Mỹ cho thấy các bậc cha mẹ tham gia quá nhiều vào việc học của con đôi khi có hại nhiều hơn lợi.
Cha mẹ không ổn định chỗ ở có thể khiến trẻ bỏ học giữa chừng. Cha mẹ chuyển chỗ ở quá nhiều lần là yếu tố gây stress cho con. Các em không chỉ phải thay đổi để sắp xếp lại cuộc sống, mà còn phải làm quen trường lớp mới, bạn bè mới liên tục. Điều này kéo dài khiến các em không có bạn bè thân thiết, bị bắt nạt tại trường, nản chí hoặc bỏ học.
Cha mẹ biểu lộ tình cảm, con cái thành công hơn. Khi một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ biết cách yêu thương, quan tâm, chấp nhận, ủng hộ, không phán xét, so sánh con mình với con người ta, thì đứa trẻ sẽ cảm thấy an toàn, ổn định phát triển. Hơn nữa, tình cảm của cha mẹ sẽ dần dần trở thành thước đo về nhân cách, thái độ sống của con sau này.
Tổng hợp nghiên cứu tâm lý mới đây đã chỉ ra sự tương tác giữa các yếu tố trong hôn nhân của cha mẹ khi dự đoán về tương lai của đứa trẻ, theo Business Insider.
Cha mẹ giải quyết tranh cãi lịch sự, con có kỹ năng xã hội tốt. Không tránh khỏi những lúc cha mẹ tranh cãi trước mặt con cái. Nhưng cách cha mẹ thỏa hợp, điều chỉnh cảm xúc một cách có kiềm chế, văn minh, không dùng từ ngữ thô tục cho nhau sẽ giúp con phát triển kỹ năng xã hội, lòng tự trọng, sự can đảm tốt hơn.
“Khi một đứa trẻ chứng kiến cha mẹ tranh luận, nhưng không xung đột, bạo lực mà nhẹ nhàng, kiên nhẫn tìm cách giải quyết, thì đứa trẻ đó sẽ an tâm, tin tưởng vào cha mẹ, và cũng học được cách nói lên suy nghĩ của mình”, E. Mark Cummings, nhà tâm lý học tại Đại học Notre Dame cho biết.
Bạo lực giữa cha mẹ gây hại cho sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Theo kết quả từ các nghiên cứu khác nhau, sự xung đột, bạo lực, xúc phạm lẫn nhau giữa cha mẹ sẽ để lại di chứng, sự tổn thương tâm lý nặng nề cho trẻ, khiến trẻ bị trầm cảm, sợ, không tin, hoặc không đón nhận tình cảm thân mật từ người khác kể cả khi đã trưởng thành.
Không những thế, hành vi bạo lực còn gây ra vấn đề về thể chất như các bệnh liên quan đến thần kinh, mạch máu và hệ miễn dịch.
tin liên quan
Làm gì để con có thói quen tốt?
Khuyến khích trẻ ăn uống phù hợp, tập thể dục và hạn chế thời gian dán mắt vào màn hình có thể không đủ để xác lập thói quen lành mạnh. Bạn cần phải đi đầu làm gương, theo các chuyên gia nghiên cứu.
"Chiến tranh lạnh" cũng gây ra vô số vấn đề. Không chỉ xung đột, tranh cãi to tiếng mới gây ra vấn đề, mà hình thức "chiến tranh lạnh" cũng thực sự đáng lo ngại. Khi cha mẹ không nói gì, nhưng cũng không nhìn mặt nhau sẽ dẫn đến trường hợp con cái luôn hoài nghi, nhút nhát, không biết chuyện gì đúng, chuyện gì sai. Về lâu về dài, các em sẽ dễ bị thờ ơ, thiếu sự nhiệt tình trong cuộc sống, cũng như sự nghiệp sau này.
Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến bộ nhớ làm việc của con. Đại học Illinois xem xét nghiên cứu và thấy rằng, sau ly hôn, gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường gặp vấn đề về thu nhập. Do nguồn lực kinh tế hạn chế, trẻ em trong các gia đình này cũng gặp nhiều khó khăn không chỉ về mức sống, mà còn về khả năng học tập, làm việc sau này.
tin liên quan
Rèn tính tự lập cho con
Một nghiên cứu có quy mô lớn tiến hành tại Mỹ cho thấy các bậc cha mẹ tham gia quá nhiều vào việc học của con đôi khi có hại nhiều hơn lợi.
Cha mẹ không ổn định chỗ ở có thể khiến trẻ bỏ học giữa chừng. Cha mẹ chuyển chỗ ở quá nhiều lần là yếu tố gây stress cho con. Các em không chỉ phải thay đổi để sắp xếp lại cuộc sống, mà còn phải làm quen trường lớp mới, bạn bè mới liên tục. Điều này kéo dài khiến các em không có bạn bè thân thiết, bị bắt nạt tại trường, nản chí hoặc bỏ học.
Cha mẹ biểu lộ tình cảm, con cái thành công hơn. Khi một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ biết cách yêu thương, quan tâm, chấp nhận, ủng hộ, không phán xét, so sánh con mình với con người ta, thì đứa trẻ sẽ cảm thấy an toàn, ổn định phát triển. Hơn nữa, tình cảm của cha mẹ sẽ dần dần trở thành thước đo về nhân cách, thái độ sống của con sau này.