Thanh Tuấn
Well-known member
Dung dịch có dung môi hòa tan có thể dùng cho vết keo trên lớp sơn, nhưng không được khuyến khích cho nội thất.
Khi gắn nhiều phụ kiện bên trong nội thất xe, như giá đỡ điện thoại, camera hành trình... lúc tháo ra thường để lại vết keo hai mặt giúp kết dính phụ kiện. Những vết keo này gây mất thẩm mỹ, thậm chí nếu để lâu bên trên các bề mặt nhựa, gỗ sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa không đều, khiến các vết keo tồn tại vĩnh viễn kể cả khi đã tháo ra. Chính vì thế, chủ xe cần xử lý các vết keo dính trên xe càng sớm càng tốt.
Vết keo trên thân xe có thể được tẩy đi bằng dung dịch tẩy keo và nhựa đường chuyên dụng
Để xử lý các kết keo dính, đầu tiên hãy xác định bề mặt bị dính keo thuộc loại gì, từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp. Nếu keo dính ở bề mặt sơn xe, kính ngoại thất, chủ xe có thể dùng dung dịch tẩy keo và nhựa đường chuyên dụng, được bán phổ biến trên thị trường để tẩy rửa. Chủ xe xịt vào vết keo, chờ khoảng 2-3 phút cho dung dịch ngấm và làm mềm keo, sau đó lau vết keo bằng khăn sạch. Lưu ý đa số các dung dịch tẩy keo và nhựa đường sẽ đánh bay lớp wax, chính vì thế chủ xe nên đánh bóng lại xe nếu dùng dung dịch này.
Nếu vết keo ở trong phần nội thất xe, trên các bề mặt như gỗ, nhựa, cao su, da, dung dịch tẩy keo và nhựa đường chuyên dụng không được khuyến khích dùng. Lý do vì thành phần của loại dung dịch này có chứa dung môi hòa tan mạnh, ví dụ như cồn acetone hoặc dung môi từ dầu mỏ. Loại dung môi này không làm hại sơn xe, nhưng có thể gây hại đến các bề mặt nhựa, gỗ da, cao su nếu tiếp xúc với bề mặt trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, các dung môi tẩy rửa không tốt cho con người nếu hít phải.
Do đó, để tẩy keo nội thất, chủ xe nên chọn những cách "nhẹ nhàng" hơn và không cần dùng đến hóa chất. Cách làm nhẹ nhàng nhất là dùng khăn ẩm và nước nóng để làm mềm keo, chủ xe thấm đẫm chiếc khăn với nước nóng có chứa xà phòng, lau chùi nhẹ nhàng. Tuy nhiên cách làm này sẽ tốn thời gian.
Một mẹo khác để tẩy vết keo là dùng khăn sạch thấm đẫm giấm trắng để lau chùi, hoặc bôi dầu ăn vào vết keo để làm mềm. Hai cách làm này không làm hại bề mặt, nhưng có thể để lại mùi, nên chủ xe cần lau chùi lại bằng dung dịch tẩy rửa nội thất sau khi xử lý vết keo.
Dùng hơi nước là cách tốt đề vừa làm sạch vừa khử khuẩn nội thất.
Ngoài ra, một cách thức để làm sạch và diệt khuẩn nội thất xe hiệu quả nhất, là dùng máy làm sạch bằng hơi nước, hiện có giá khoảng 3 triệu đồng trên thị trường. Đây là loại máy chuyên dùng để vệ sinh các vết bẩn cứng đầu trên xe, cả nội thất lẫn ngoại thất, bằng cách phun hơi nước nóng lên bề mặt, giúp làm mềm vết bẩn và diệt vi khuẩn. Sản phẩm an toàn cho hầu hết các bề mặt của xe, bao gồm sơn, nhựa, gỗ, da, kính. Cách sử dụng sản phẩm đơn giản, chỉ cần xịt hơi nước lên bề mặt và dùng khăn sạch để lau vết bẩn.
Khi gắn nhiều phụ kiện bên trong nội thất xe, như giá đỡ điện thoại, camera hành trình... lúc tháo ra thường để lại vết keo hai mặt giúp kết dính phụ kiện. Những vết keo này gây mất thẩm mỹ, thậm chí nếu để lâu bên trên các bề mặt nhựa, gỗ sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa không đều, khiến các vết keo tồn tại vĩnh viễn kể cả khi đã tháo ra. Chính vì thế, chủ xe cần xử lý các vết keo dính trên xe càng sớm càng tốt.
Vết keo trên thân xe có thể được tẩy đi bằng dung dịch tẩy keo và nhựa đường chuyên dụng
Để xử lý các kết keo dính, đầu tiên hãy xác định bề mặt bị dính keo thuộc loại gì, từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp. Nếu keo dính ở bề mặt sơn xe, kính ngoại thất, chủ xe có thể dùng dung dịch tẩy keo và nhựa đường chuyên dụng, được bán phổ biến trên thị trường để tẩy rửa. Chủ xe xịt vào vết keo, chờ khoảng 2-3 phút cho dung dịch ngấm và làm mềm keo, sau đó lau vết keo bằng khăn sạch. Lưu ý đa số các dung dịch tẩy keo và nhựa đường sẽ đánh bay lớp wax, chính vì thế chủ xe nên đánh bóng lại xe nếu dùng dung dịch này.
Nếu vết keo ở trong phần nội thất xe, trên các bề mặt như gỗ, nhựa, cao su, da, dung dịch tẩy keo và nhựa đường chuyên dụng không được khuyến khích dùng. Lý do vì thành phần của loại dung dịch này có chứa dung môi hòa tan mạnh, ví dụ như cồn acetone hoặc dung môi từ dầu mỏ. Loại dung môi này không làm hại sơn xe, nhưng có thể gây hại đến các bề mặt nhựa, gỗ da, cao su nếu tiếp xúc với bề mặt trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, các dung môi tẩy rửa không tốt cho con người nếu hít phải.
Do đó, để tẩy keo nội thất, chủ xe nên chọn những cách "nhẹ nhàng" hơn và không cần dùng đến hóa chất. Cách làm nhẹ nhàng nhất là dùng khăn ẩm và nước nóng để làm mềm keo, chủ xe thấm đẫm chiếc khăn với nước nóng có chứa xà phòng, lau chùi nhẹ nhàng. Tuy nhiên cách làm này sẽ tốn thời gian.
Một mẹo khác để tẩy vết keo là dùng khăn sạch thấm đẫm giấm trắng để lau chùi, hoặc bôi dầu ăn vào vết keo để làm mềm. Hai cách làm này không làm hại bề mặt, nhưng có thể để lại mùi, nên chủ xe cần lau chùi lại bằng dung dịch tẩy rửa nội thất sau khi xử lý vết keo.
Dùng hơi nước là cách tốt đề vừa làm sạch vừa khử khuẩn nội thất.
Ngoài ra, một cách thức để làm sạch và diệt khuẩn nội thất xe hiệu quả nhất, là dùng máy làm sạch bằng hơi nước, hiện có giá khoảng 3 triệu đồng trên thị trường. Đây là loại máy chuyên dùng để vệ sinh các vết bẩn cứng đầu trên xe, cả nội thất lẫn ngoại thất, bằng cách phun hơi nước nóng lên bề mặt, giúp làm mềm vết bẩn và diệt vi khuẩn. Sản phẩm an toàn cho hầu hết các bề mặt của xe, bao gồm sơn, nhựa, gỗ, da, kính. Cách sử dụng sản phẩm đơn giản, chỉ cần xịt hơi nước lên bề mặt và dùng khăn sạch để lau vết bẩn.