Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng nhưng rất nhiều người chỉ uống nước khi thực sự cảm thấy khát. Vậy khi nào nên uống nước và cách uống như thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe?
1. Tầm quan trọng của việc uống đủ nước
Nước rất cần thiết cho hầu hết mọi chức năng trong cơ thể. Uống nước đủ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng, giữ cho khớp được bôi trơn, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ các mô nhạy cảm và loại bỏ chất thải.
Duy trì đủ nước cũng có thể cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường hiệu suất thể chất, tăng cường năng lượng, cải thiện sức khỏe làn da và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Lợi ích của việc uống nước được chứng minh cụ thể như sau:
- Chức năng nhận thức: Uống đủ nước giúp tăng khả năng tập trung, tỉnh táo và trí nhớ.
- Hiệu suất thể chất: Mất nước có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm sức bền và chuột rút cơ.
- Sức khỏe tiêu hóa: Nước hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Chức năng thận: Uống đủ nước hỗ trợ chức năng thận bằng cách đào thải độc tố.
- Sức khỏe làn da: Uống đủ nước giúp duy trì độ đàn hồi và độ ẩm của da.
Thiếu nước có thể gây chóng mặt.
2. Uống nước có hỗ trợ giảm cân không?
Mặc dù đây không phải là giải pháp độc lập để giảm cân nhưng nước có thể góp phần vào việc kiểm soát cân nặng như sau:
Ức chế cảm giác thèm ăn: Uống nước trước bữa ăn sẽ giúp cảm thấy no hơn, từ đó làm giảm tổng lượng calo nạp vào. Điều này là do nước chiếm không gian trong dạ dày, gửi tín hiệu đến não báo đã no, do đó làm giảm cơn đói.
Đồ uống không calo: Thay thế đồ uống có nhiều calo như nước ngọt, soda và nước trái cây đóng chai bằng nước lọc có thể làm giảm đáng kể lượng calo nạp vào.
Tăng cường trao đổi chất: Một số nghiên cứu cho thấy, uống nước, đặc biệt là nước lạnh, có thể tạm thời tăng cường trao đổi chất. Sự gia tăng tiêu hao năng lượng này giúp đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi.
Đốt cháy chất béo: Nước cần thiết cho quá trình phân giải và phá vỡ chất béo. Cung cấp đủ nước là điều cần thiết để chuyển hóa chất béo và carbohydrate được lưu trữ.
Cải thiện hiệu suất tập luyện: Duy trì đủ nước rất quan trọng để có hiệu suất thể chất tối ưu. Nước giúp duy trì chức năng cơ, giảm nguy cơ chuột rút và mệt mỏi, giúp tập luyện hiệu quả hơn.
3. Cách nhận biết cơ thể đang thiếu nước
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ nước để hoạt động bình thường. Mất nước chủ yếu do đổ mồ hôi quá nhiều, thường xảy ra khi tập thể dục trong thời tiết nóng. Các nguyên nhân khác bao gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy và đi tiểu nhiều.
Những người uống không đủ lượng nước cũng có thể bị mất nước. Đôi khi chỉ do lười uống nước hoặc vì kích ứng dạ dày, ốm, buồn nôn hoặc đau họng.
Các biểu hiện thông thường của mất nước có thể bao gồm: cảm giác khát nước và khô miệng, chóng mặt, chuột rút cơ và yếu cơ, buồn nôn và nôn; không còn đổ mồ hôi, chảy nước mắt hoặc đi tiểu, mắt trũng sâu…
Nên tạo thói quen uống nước thường xuyên, kể cả khi không cảm thấy khát.
4. Cách nhận biết cơ thể đủ nước
Nhiều người cho rằng khi khát nước mới cần uống nước nhưng trên thực tế, có cảm giác khát nước là cơ thể đã bị mất nước. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi người phải luôn duy trì thói quen thường xuyên uống nước, hãy uống nước trước khi thấy khát. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng thiếu nước nhẹ có thể giải quyết được bằng cách tăng lượng nước uống vào.
Theo TS.BS. Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội Thận - Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, lượng nước tiếp nhận của một người trung bình là khoảng 2-2,5 lít/ngày. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, làm việc ra mồ hôi nhiều thì có thể uống 3 lít nước.
Hiểu được tầm quan trọng và lượng nước nên uống mỗi ngày là chìa khóa để duy trì sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh. Mọi người cần chú ý đến các tín hiệu thiếu nước của cơ thể và điều chỉnh lượng nước uống vào để đảm bảo mình uống đủ lượng nước cần thiết.
TS.BS Nguyễn Bách cũng lưu ý, chúng ta không nên uống một lúc một lượng lớn nước, chỉ nên uống dần trong ngày. Đối với những người có bệnh mạn tính cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để biết được lượng nước uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Cách nhận biết cơ thể đủ nước:
Quan sát màu nước tiểu: Cách dễ dàng nhất để biết đã uống đủ nước hay chưa là hãy quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu thấy màu vàng sậm thường là uống chưa đủ nước. Nếu nước tiểu hoàn toàn trong, có thể do uống quá nhiều. Nước tiểu có màu vàng nhạt có nghĩa là uống vừa đủ để giữ nước cho cơ thể và loại bỏ chất thải mà cơ thể loại bỏ qua nước tiểu.
Độ đàn hồi của da phản ứng: Đặt lòng bàn tay trái phẳng trên bàn, véo da đốt ngón tay bằng hai ngón tay của bàn tay phải. Khi da ngậm đủ nước, da sẽ trở lại đốt ngón tay khá nhanh.
5. Cách uống nước tốt nhất
Cố gắng uống nước ấm: Uống nước đúng cách và đúng nhiệt độ là điều cần thiết. Nước ấm hoặc nước nóng thực sự có khả năng thẩm thấu sâu hơn vào các mô. Nước ấm làm sạch và giải độc cơ thể tốt hơn nước lạnh hoặc nước thường. Đặc biệt, việc uống một cốc nước ấm vào buổi sáng giúp loại bỏ độc tố tích tụ qua đêm và làm sạch đường tiêu hóa, làm tăng quá trình trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân.
Ngồi khi uống nước: Đứng khi uống nước làm mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ khoáng chất. Cách tốt nhất để uống nước là ngồi uống.
Uống chậm: Cách uống nước đúng là uống chậm. Uống nước thành từng ngụm nhỏ giúp cơ thể xử lý tốt các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Nó cũng giúp thận xử lý tất cả các chất lỏng dễ dàng hơn.
Tránh uống nước khi đang ăn: Uống quá nhiều nước gần bữa ăn có thể làm loãng acid tiêu hóa và làm hỏng quá trình tiêu hóa thức ăn đúng cách. Nếu cần phải uống thì chỉ nên uống một hoặc hai ngụm trong bữa ăn.
1. Tầm quan trọng của việc uống đủ nước
Nước rất cần thiết cho hầu hết mọi chức năng trong cơ thể. Uống nước đủ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng, giữ cho khớp được bôi trơn, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ các mô nhạy cảm và loại bỏ chất thải.
Duy trì đủ nước cũng có thể cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường hiệu suất thể chất, tăng cường năng lượng, cải thiện sức khỏe làn da và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Lợi ích của việc uống nước được chứng minh cụ thể như sau:
- Chức năng nhận thức: Uống đủ nước giúp tăng khả năng tập trung, tỉnh táo và trí nhớ.
- Hiệu suất thể chất: Mất nước có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm sức bền và chuột rút cơ.
- Sức khỏe tiêu hóa: Nước hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Chức năng thận: Uống đủ nước hỗ trợ chức năng thận bằng cách đào thải độc tố.
- Sức khỏe làn da: Uống đủ nước giúp duy trì độ đàn hồi và độ ẩm của da.
Thiếu nước có thể gây chóng mặt.
2. Uống nước có hỗ trợ giảm cân không?
Mặc dù đây không phải là giải pháp độc lập để giảm cân nhưng nước có thể góp phần vào việc kiểm soát cân nặng như sau:
Ức chế cảm giác thèm ăn: Uống nước trước bữa ăn sẽ giúp cảm thấy no hơn, từ đó làm giảm tổng lượng calo nạp vào. Điều này là do nước chiếm không gian trong dạ dày, gửi tín hiệu đến não báo đã no, do đó làm giảm cơn đói.
Đồ uống không calo: Thay thế đồ uống có nhiều calo như nước ngọt, soda và nước trái cây đóng chai bằng nước lọc có thể làm giảm đáng kể lượng calo nạp vào.
Tăng cường trao đổi chất: Một số nghiên cứu cho thấy, uống nước, đặc biệt là nước lạnh, có thể tạm thời tăng cường trao đổi chất. Sự gia tăng tiêu hao năng lượng này giúp đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi.
Đốt cháy chất béo: Nước cần thiết cho quá trình phân giải và phá vỡ chất béo. Cung cấp đủ nước là điều cần thiết để chuyển hóa chất béo và carbohydrate được lưu trữ.
Cải thiện hiệu suất tập luyện: Duy trì đủ nước rất quan trọng để có hiệu suất thể chất tối ưu. Nước giúp duy trì chức năng cơ, giảm nguy cơ chuột rút và mệt mỏi, giúp tập luyện hiệu quả hơn.
3. Cách nhận biết cơ thể đang thiếu nước
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ nước để hoạt động bình thường. Mất nước chủ yếu do đổ mồ hôi quá nhiều, thường xảy ra khi tập thể dục trong thời tiết nóng. Các nguyên nhân khác bao gồm sốt, nôn mửa, tiêu chảy và đi tiểu nhiều.
Những người uống không đủ lượng nước cũng có thể bị mất nước. Đôi khi chỉ do lười uống nước hoặc vì kích ứng dạ dày, ốm, buồn nôn hoặc đau họng.
Các biểu hiện thông thường của mất nước có thể bao gồm: cảm giác khát nước và khô miệng, chóng mặt, chuột rút cơ và yếu cơ, buồn nôn và nôn; không còn đổ mồ hôi, chảy nước mắt hoặc đi tiểu, mắt trũng sâu…
Nên tạo thói quen uống nước thường xuyên, kể cả khi không cảm thấy khát.
4. Cách nhận biết cơ thể đủ nước
Nhiều người cho rằng khi khát nước mới cần uống nước nhưng trên thực tế, có cảm giác khát nước là cơ thể đã bị mất nước. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi người phải luôn duy trì thói quen thường xuyên uống nước, hãy uống nước trước khi thấy khát. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng thiếu nước nhẹ có thể giải quyết được bằng cách tăng lượng nước uống vào.
Theo TS.BS. Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội Thận - Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, lượng nước tiếp nhận của một người trung bình là khoảng 2-2,5 lít/ngày. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, làm việc ra mồ hôi nhiều thì có thể uống 3 lít nước.
Hiểu được tầm quan trọng và lượng nước nên uống mỗi ngày là chìa khóa để duy trì sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh. Mọi người cần chú ý đến các tín hiệu thiếu nước của cơ thể và điều chỉnh lượng nước uống vào để đảm bảo mình uống đủ lượng nước cần thiết.
TS.BS Nguyễn Bách cũng lưu ý, chúng ta không nên uống một lúc một lượng lớn nước, chỉ nên uống dần trong ngày. Đối với những người có bệnh mạn tính cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để biết được lượng nước uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Cách nhận biết cơ thể đủ nước:
Quan sát màu nước tiểu: Cách dễ dàng nhất để biết đã uống đủ nước hay chưa là hãy quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu thấy màu vàng sậm thường là uống chưa đủ nước. Nếu nước tiểu hoàn toàn trong, có thể do uống quá nhiều. Nước tiểu có màu vàng nhạt có nghĩa là uống vừa đủ để giữ nước cho cơ thể và loại bỏ chất thải mà cơ thể loại bỏ qua nước tiểu.
Độ đàn hồi của da phản ứng: Đặt lòng bàn tay trái phẳng trên bàn, véo da đốt ngón tay bằng hai ngón tay của bàn tay phải. Khi da ngậm đủ nước, da sẽ trở lại đốt ngón tay khá nhanh.
5. Cách uống nước tốt nhất
Cố gắng uống nước ấm: Uống nước đúng cách và đúng nhiệt độ là điều cần thiết. Nước ấm hoặc nước nóng thực sự có khả năng thẩm thấu sâu hơn vào các mô. Nước ấm làm sạch và giải độc cơ thể tốt hơn nước lạnh hoặc nước thường. Đặc biệt, việc uống một cốc nước ấm vào buổi sáng giúp loại bỏ độc tố tích tụ qua đêm và làm sạch đường tiêu hóa, làm tăng quá trình trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân.
Ngồi khi uống nước: Đứng khi uống nước làm mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ khoáng chất. Cách tốt nhất để uống nước là ngồi uống.
Uống chậm: Cách uống nước đúng là uống chậm. Uống nước thành từng ngụm nhỏ giúp cơ thể xử lý tốt các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Nó cũng giúp thận xử lý tất cả các chất lỏng dễ dàng hơn.
Tránh uống nước khi đang ăn: Uống quá nhiều nước gần bữa ăn có thể làm loãng acid tiêu hóa và làm hỏng quá trình tiêu hóa thức ăn đúng cách. Nếu cần phải uống thì chỉ nên uống một hoặc hai ngụm trong bữa ăn.