toringuyen0509
Well-known member
Hãy bắt đầu với cái hình này. Kể từ hồi bắt đầu dùng Facebook năm 2009, không thể nhớ chính xác có bao nhiêu lần mình nhìn thấy tấm hình này được đăng lên, mục đích là để khuyến khích các bạn trẻ hay những người trung lưu biết cách tiết kiệm tiền bạc:
Ừ thì cũng phải thừa nhận một khía cạnh của việc bớt chi tiêu cho những món đồ thời trang hàng hiệu hay những món đồ công nghệ không phục vụ nhiều đến mục đích công việc. Ở cái thời điểm thời trang của giới trẻ đi theo xu hướng tạo hype, không thiếu những người sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để sở hữu những thương hiệu như Supreme, Vetements hay Off-White. Điều đó khiến các nhà mốt lâu đời giờ cũng phải thay đổi để phục vụ thị trường. Nhìn Charles Leclerc của Scuderia Ferrari mặc một cái tee của Christian Dior, nhà mốt có tuổi đời 76 năm nhưng cũng đã phải đi theo hướng streetstyle cũng phải thừa nhận là chất.
Ở Việt Nam cũng vậy, nhất là giới trẻ, khi trang phục có thể được coi là tuyên ngôn cá nhân về phong cách.
Nhưng ở nửa còn lại của phép so sánh, chi phí trang phục mà các vị tỷ phú, đặc biệt là những tỷ phú công nghệ bỏ ra thì sai hoàn toàn. Đương nhiên điều đó không khiến lời khuyên tiết kiệm trở nên vô giá trị, mà đơn giản là phép ví dụ sai thì khả năng thuyết phục cũng sẽ giảm đi mà thôi.
Luôn luôn có một khái niệm gọi là quiet luxury. Những bộ trang phục xuất sắc thuộc những bộ sưu tập ra mắt mỗi mùa của các nhà mốt, nói theo sính ngữ là haute couture, chẳng bao giờ có logo hay những họa tiết đặc trưng của một thương hiệu. Cái ví dụ dễ nhìn thấy nhất của một dạng họa tiết như vậy là những đường chéo cùng logo hai chữ G lồng vào nhau của Gucci. Từ rapper, cầu thủ bóng đá, bóng rổ, tay đua F1 cho đến nhiều người nổi tiếng, họ có những bộ trang phục chỉ cần nhìn lướt qua là biết luôn thương hiệu gì.
Nhưng ở một trường hợp khác, nếu không có thông tin hoặc bất kỳ logo, biểu tượng hoặc họa tiết nào, thì có anh em nào biết bộ suit CR7 hay mặc đi dự tiệc là của Prada hay Hermès không? Brand gì không quan trọng, chỉ có hai điều quan trọng nhất. Thứ nhất là chất lượng vải vóc luôn ở tầm cỡ tương xứng với số tiền bỏ ra, và thứ hai, chẳng cần thương hiệu phô ra bên ngoài, mọi người vẫn thấy mặc lên tôn dáng, có khi không chỉ đơn giản là hàng hiệu mà còn là hàng được may đo riêng.
Như đã nói, quiet luxury là trào lưu cứ vài chục năm lại có xu hướng quay trở lại một lần, với nguồn gốc có thể truy ngược lại nước Mỹ thế kỷ XIX hay xa hơn là nước Pháp thế kỷ XVI. Không phải ai cũng cần khoe khoang sự giàu có bằng những thương hiệu hàng trăm triệu người biết đến ở bên ngoài, mà thay vào đó thứ họ cần lại là sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ, hay chất lượng của sợi vải khi mặc lên người hàng ngày.
Ví dụ cụ thể nhất, và cũng là thứ phủ nhận hoàn toàn cái phép so sánh trong tấm hình ở đầu bài, chính là cái áo t-shirt màu xám của Mark Zuckerberg.
Anh em có thể khẳng định một cái tee như thế này vào Canifa hay H&M, anh em có thể mua về cả chục cái cùng lúc, giá 500 ngàn một chiếc.