Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
TikTok muốn giữ khoảng cách với Trung Quốc, song Bắc Kinh lại lên tiếng trước tình hình của ứng dụng này tại Mỹ.
Trung Quốc cho biết, sẽ “mạnh mẽ phản đối” thương vụ ép bán TikTok. Theo CNBC, đây là dấu hiệu rõ ràng về sự liên quan của Bắc Kinh với TikTok, bất chấp công ty đang muốn tạo khoảng cách với nhà chức trách nước này.
Tình hình của TikTok tại Mỹ tiếp tục không khả quan. (Ảnh: Reuters)
Hồi giữa tuần, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định việc ByteDance bán TikTok sẽ phải tuân thủ luật xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc. Luật yêu cầu giấy phép để xuất khẩu một số công nghệ nhất định do lo ngại an ninh quốc gia. ByteDance còn sở hữu Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc.
Người phát ngôn Shu Jueting phát biểu: “Chính phủ Trung Quốc sẽ ra quyết định dựa theo luật pháp”. Tuyên bố được đưa ra tại họp báo hàng tuần của bộ, chỉ vài giờ trước khi CEO TikTok Shou Zi Chew ra điều trần trước Hạ viện Mỹ.
Các nhà lập pháp đã “xoay” Chew trong hơn 5 tiếng và muốn làm rõ khả năng hoạt động độc lập với công ty mẹ Trung Quốc của TikTok. Tuy nhiên, dường như Chew đã không làm hài lòng những cái đầu đang muốn cấm TikTok.
Từ những câu trả lời của Chew, chuyên gia Cameron Kelly đến từ Viện Brookings nhận xét, rõ ràng Chew vẫn phải báo cáo cho CEO ByteDance và ByteDance kiểm soát TikTok. Bà Kelly từng là Luật sư trưởng tại Bộ Thương mại Mỹ từ năm 2009 đến 2013.
Theo bà Kelly, việc ByteDance sở hữu pháp lý TikTok làm gia tăng nghi ngờ của nhà lập pháp Mỹ về cách ứng dụng này chứng minh tính độc lập của mình. TikTok đã trình dự án “Texas” để lưu trữ dữ liệu người Mỹ trên đất Mỹ, củng cố khẳng định nhà chức trách Trung Quốc không thể truy cập chúng. Bà Kelly không cho rằng, cần phải cấm hoàn toàn TikTok nhưng cần phải tách biệt kiểm soát pháp lý này.
Khi được hỏi về phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, CEO TikTok cho biết ứng dụng không có mặt tại đây, nhưng sử dụng một số chuyên môn nhân viên Trung Quốc của ByteDance cho các dự án kỹ thuật. Chew cũng thừa nhận nhân viên tại ByteDance ở Trung Quốc có thể vẫn truy cập được một số dữ liệu Mỹ, nhưng điều này sẽ dừng lại ngay khi hoàn thành kế hoạch Texas.
Các bình luận trước đó từ quan chức Trung Quốc nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp sở tại khi hoạt động ở nước ngoài. Không rõ luật cấm xuất khẩu của Trung Quốc, thi hành từ tháng 12/2020, sẽ áp dụng với TikTok như thế nào.
Trong báo cáo gần đây, Văn phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho biết, các tổ chức chính phủ khác nhau quản lý các loại xuất khẩu khác nhau. Cơ quan này kêu gọi làm rõ vai trò của các cơ quan khác nhau khi thi hành luật cấm xuất khẩu.
Vậy điều gì đang chờ đợi TikTok?
Mỹ và Trung Quốc tăng cường viện dẫn an ninh quốc gia làm lý do kiểm soát công nghệ. Glenn Gerstell, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, cho rằng thực sự có rủi ro an ninh quốc gia gắn với TikTok. Do đó, cấm ứng dụng trên thiết bị chính phủ và quân đội là điều hợp lý. Ông Gerstell là luật sư trưởng tại Cơ quan an ninh quốc gia từ năm 2015 đến 2020.”
“Đối với công chúng, tôi không nhìn thấy giá trị chiến lược mà Trung Quốc có được từ việc một cô cậu tuổi teen tại Minneapolis nhảy múa là gì. Vì thế, lệnh cấm với công chúng không hợp lý với tôi”, ông nói.
TikTok có hơn 150 triệu người dùng tại Mỹ, tương đương một nửa dân số.
Không rõ Mỹ sẽ ép ByteDance bán TikTok hay cấm sử dụng ứng dụng trên toàn quốc. Ứng dụng này đã bị cấm trên các thiết bị liên bang. Theo nhà phân tích Dan Ives, nếu ByteDance chống lại việc ép bán, TikTok có thể bị cấm tại Mỹ vào cuối năm 2023.
Trung Quốc cho biết, sẽ “mạnh mẽ phản đối” thương vụ ép bán TikTok. Theo CNBC, đây là dấu hiệu rõ ràng về sự liên quan của Bắc Kinh với TikTok, bất chấp công ty đang muốn tạo khoảng cách với nhà chức trách nước này.
Hồi giữa tuần, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định việc ByteDance bán TikTok sẽ phải tuân thủ luật xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc. Luật yêu cầu giấy phép để xuất khẩu một số công nghệ nhất định do lo ngại an ninh quốc gia. ByteDance còn sở hữu Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc.
Người phát ngôn Shu Jueting phát biểu: “Chính phủ Trung Quốc sẽ ra quyết định dựa theo luật pháp”. Tuyên bố được đưa ra tại họp báo hàng tuần của bộ, chỉ vài giờ trước khi CEO TikTok Shou Zi Chew ra điều trần trước Hạ viện Mỹ.
Các nhà lập pháp đã “xoay” Chew trong hơn 5 tiếng và muốn làm rõ khả năng hoạt động độc lập với công ty mẹ Trung Quốc của TikTok. Tuy nhiên, dường như Chew đã không làm hài lòng những cái đầu đang muốn cấm TikTok.
Từ những câu trả lời của Chew, chuyên gia Cameron Kelly đến từ Viện Brookings nhận xét, rõ ràng Chew vẫn phải báo cáo cho CEO ByteDance và ByteDance kiểm soát TikTok. Bà Kelly từng là Luật sư trưởng tại Bộ Thương mại Mỹ từ năm 2009 đến 2013.
Theo bà Kelly, việc ByteDance sở hữu pháp lý TikTok làm gia tăng nghi ngờ của nhà lập pháp Mỹ về cách ứng dụng này chứng minh tính độc lập của mình. TikTok đã trình dự án “Texas” để lưu trữ dữ liệu người Mỹ trên đất Mỹ, củng cố khẳng định nhà chức trách Trung Quốc không thể truy cập chúng. Bà Kelly không cho rằng, cần phải cấm hoàn toàn TikTok nhưng cần phải tách biệt kiểm soát pháp lý này.
Khi được hỏi về phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, CEO TikTok cho biết ứng dụng không có mặt tại đây, nhưng sử dụng một số chuyên môn nhân viên Trung Quốc của ByteDance cho các dự án kỹ thuật. Chew cũng thừa nhận nhân viên tại ByteDance ở Trung Quốc có thể vẫn truy cập được một số dữ liệu Mỹ, nhưng điều này sẽ dừng lại ngay khi hoàn thành kế hoạch Texas.
Các bình luận trước đó từ quan chức Trung Quốc nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp sở tại khi hoạt động ở nước ngoài. Không rõ luật cấm xuất khẩu của Trung Quốc, thi hành từ tháng 12/2020, sẽ áp dụng với TikTok như thế nào.
Trong báo cáo gần đây, Văn phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho biết, các tổ chức chính phủ khác nhau quản lý các loại xuất khẩu khác nhau. Cơ quan này kêu gọi làm rõ vai trò của các cơ quan khác nhau khi thi hành luật cấm xuất khẩu.
Vậy điều gì đang chờ đợi TikTok?
Mỹ và Trung Quốc tăng cường viện dẫn an ninh quốc gia làm lý do kiểm soát công nghệ. Glenn Gerstell, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, cho rằng thực sự có rủi ro an ninh quốc gia gắn với TikTok. Do đó, cấm ứng dụng trên thiết bị chính phủ và quân đội là điều hợp lý. Ông Gerstell là luật sư trưởng tại Cơ quan an ninh quốc gia từ năm 2015 đến 2020.”
“Đối với công chúng, tôi không nhìn thấy giá trị chiến lược mà Trung Quốc có được từ việc một cô cậu tuổi teen tại Minneapolis nhảy múa là gì. Vì thế, lệnh cấm với công chúng không hợp lý với tôi”, ông nói.
TikTok có hơn 150 triệu người dùng tại Mỹ, tương đương một nửa dân số.
Không rõ Mỹ sẽ ép ByteDance bán TikTok hay cấm sử dụng ứng dụng trên toàn quốc. Ứng dụng này đã bị cấm trên các thiết bị liên bang. Theo nhà phân tích Dan Ives, nếu ByteDance chống lại việc ép bán, TikTok có thể bị cấm tại Mỹ vào cuối năm 2023.