Nguyễn Mai
Well-known member
Nếu một đứa trẻ có IQ cao, chúng thường đạt được thành tích xuất sắc trong học tập, đó cũng là điều mà cha mẹ mong mỏi nhất ở con mình.
Tại một trường mẫu giáo, một số người mẹ cho biết họ đã dạy cho con mình nội dung trước của chương trình tiểu học. Họ cho rằng, việc học trước như thế này sẽ giúp con mình thông minh và vượt trội hơn so với các bạn khi vào lớp 1. Tuy nhiên, sự thật có thể khiến họ thất vọng.
Một trường đại học ở Mỹ đã chia ngẫu nhiên 175 gia đình thành 2 nhóm. Một nhóm nuôi dạy con cái theo cách thông thường, nhóm còn lại thực hiện giáo dục sớm khi con được 3 tháng tuổi.
Kết quả cho thấy, từ lớp 1 tới lớp 3, những đứa trẻ được giáo dục sớm có IQ cao hơn nhưng lợi thế này không kéo dài. Bởi vì sau lớp 3, IQ của những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách bình thường về cơ bản đã bắt kịp, thậm chí còn có đứa có bước nhảy vọt khiến nhiều người bất ngờ.
Các nhà khoa học đưa ra câu trả lời rằng, những lợi thế mà trẻ nhờ giáo dục sớm có được nhờ dạy một cách bắt buộc. Khi đứa trẻ lớn lên, những kiến thức mà đứa trẻ nắm vững trước đó sớm muộn gì cũng sẽ được học bởi những đứa trẻ khác.
Đối với hầu hết trẻ em, giáo dục sớm chỉ là một lợi thế bong bóng không thể duy trì lâu dài.
Ngoài ra, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, giáo dục sớm có nhiều tác hại tiêu cực như:
- Học cấp tốc sớm dễ gây tổn thương hệ thần kinh, không có lợi cho sự phát triển chỉ số IQ.
- Học nhiều dẫn tới thời gian ngủ và vận động giảm đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Kiến thức vượt quá mức có thể khiến trẻ quá tải, chúng dễ bị thất vọng, mất tự tin, không có lợi cho sự phát triển.
Nếu việc giáo dục sớm không mang lại hiệu quả cao, thế nào để cải thiện chỉ số IQ?
Tất cả chúng ta đều biết rằng, một phần IQ phụ thuộc vào di truyền và một phần là do môi trường.
Di truyền bẩm sinh được xác định bởi gen và không thể can thiệp nhưng môi trường thì có thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một môi trường gia đình tốt có thể tối đa hóa tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu bạn muốn con mình thông minh, hãy tạo bầu không khí tốt trong gia đình. Dưới đây là 4 cách cha mẹ có thể cải thiện IQ cho con mình:
1. Ôm, hôn trẻ nhiều hơn
Tiến sĩ Christina Steger của Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết: “Cha mẹ nên ôm, hôn trẻ nhiều hơn, thông qua xúc giác có thể kích thích sự phát triển thần kinh và giác quan, trẻ sẽ thông minh hơn trong tương lai.
Ôm và hôn không chỉ thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ mà còn giúp mang lại sự kích thích giác quan phong phú cho trẻ.
Các kích thích này được truyền đến hệ thần kinh trung ương thông qua các thụ thể ở da, khiến tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng, từ đó phát triển trí não, cải thiện khả năng nhận thức của cơ thể, phát triển thính giác và thị giác”.
Những em bé thường xuyên được cha mẹ vuốt ve, ôm hôn sẽ có chỉ số IQ cao hơn trong tương lai.
Ngoài việc ôm hôn, cha mẹ cũng có thể chạm vào 3 bộ phận sau để giúp trẻ thư giãn và cải thiện sự phát triển trí não: Xoa đầu, vuốt ve tay chân, xoa lưng.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều bác sĩ khuyên cha mẹ chạm vào con nhiều hơn trong một thời gian dài sau khi em bé chào đời.
2. Khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh
Hầu hết các bậc cha mẹ đều thích con mình yên lặng, không gây ồn ào. Mặc dù đứa trẻ như thế này trông rất ngoan ngoãn nhưng về lâu dài không có lợi cho sự phát triển chỉ số thông minh của trẻ.
Lý do tại sao trẻ trẻ nhỏ rất năng động, thích thú với những điều mới lạ là vì chúng học về thế giới bằng cách khám phá.
Ví dụ, bằng cách cầm nắm sờ trẻ sẽ biết một số đồ vật thì thô ráp, một số thì nhẵn nhụi.
Trong quá trình khám phá, trí tưởng tượng và tư duy của trẻ được mở rộng, giao tiếp và diễn đạt diễn ra suôn sẻ, tất cả đều góp phần cải thiện IQ.
Vì vậy, dưới sự giám sát để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên thoải mái để con được khám phá mọi thứ.
3. Trả lời câu hỏi một cách kiên nhẫn
"Tại sao chim có thể bay?"
"Tại sao cá voi sống ở biển?"
Mỗi đứa trẻ đều có "trăm ngàn câu hỏi tại sao" trong đầu. Bạn làm gì khi con cái đặt câu hỏi?
Nhiều bậc cha mẹ chỉ làm chiếu lệ vì thiếu kiên nhẫn, họ vô tình bỏ lỡ cơ hội cải thiện chỉ số IQ của con mình.
Những câu hỏi kỳ lạ đó là xuất phát điểm và động lực tìm tòi khám phá khoa học của trẻ. Cha mẹ nên nắm bắt cơ hội để phản hồi một cách nghiêm túc, không chiếu lệ.
Nếu bạn không biết cách trả lời, hãy thẳng thắn thừa nhận và hướng dẫn con tìm ra câu trả lời. Trên thực tế, điều này tốt hơn là trả lời một cách bừa bãi hoặc chiếu lệ. Ngoài ra, việc cha mẹ trả lời hết mọi thắc mắc của con có thể khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ, từ đó mất đi khả năng tư duy, khám phá.
4. Kích thích bằng lời nói nhiều hơn
Một cách rất đơn giản khác để cải thiện chỉ số IQ là nói chuyện nhiều hơn với con cái.
Có một thực tế cho thấy là trẻ con được ông bà chăm sóc thường rất thụ động, ít nói, nhút nhát. Điều này một phần là do ông bà chú trọng tới việc lo cơm ăn áo mặc, ít giao tiếp với trẻ.
Trong khi đó những đứa trẻ được sống bên cạnh cha mẹ, được thường xuyên chuyện trò, chúng rất lanh lợi, hoạt bát, thông minh hơn.
Nhà khoa học Alber Einstein từng nói: "Sự phát triển và hình thành trí tuệ của một người phần lớn phụ thuộc vào ngôn ngữ".
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn có thể kích hoạt tốt hơn hệ thống ngôn ngữ nghe nhìn và giúp phát triển trí não tốt hơn.
Ngoài việc giao tiếp hằng ngày, cha mẹ cũng có thể sử dụng sách tranh để chọn sách tranh phù hợp với lứa tuổi của bé, đọc vào một thời điểm cố định trong ngày, dần dần hình thành thói quen đọc sách tốt.
Thói quen đọc sách không những có thể giúp bé kích thích sự phát triển của não bộ, hệ thống ngôn ngữ, cải thiện chỉ số IQ mà còn tích lũy vốn từ vựng.
Không thể phủ nhận rằng, có sự khác biệt di truyền cố hữu giữa mọi người. Tuy nhiên, không phải lúc nào những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó cũng bị bỏ lại phía sau.
Nhiều bậc cha mẹ muốn con mình giành chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng lại chỉ dẫn con đi sai hướng. Cuộc sống là một cuộc chạy marathon, chạy sớm chưa chắc đã thắng về đích.
Tại một trường mẫu giáo, một số người mẹ cho biết họ đã dạy cho con mình nội dung trước của chương trình tiểu học. Họ cho rằng, việc học trước như thế này sẽ giúp con mình thông minh và vượt trội hơn so với các bạn khi vào lớp 1. Tuy nhiên, sự thật có thể khiến họ thất vọng.
Một trường đại học ở Mỹ đã chia ngẫu nhiên 175 gia đình thành 2 nhóm. Một nhóm nuôi dạy con cái theo cách thông thường, nhóm còn lại thực hiện giáo dục sớm khi con được 3 tháng tuổi.
Kết quả cho thấy, từ lớp 1 tới lớp 3, những đứa trẻ được giáo dục sớm có IQ cao hơn nhưng lợi thế này không kéo dài. Bởi vì sau lớp 3, IQ của những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách bình thường về cơ bản đã bắt kịp, thậm chí còn có đứa có bước nhảy vọt khiến nhiều người bất ngờ.
Các nhà khoa học đưa ra câu trả lời rằng, những lợi thế mà trẻ nhờ giáo dục sớm có được nhờ dạy một cách bắt buộc. Khi đứa trẻ lớn lên, những kiến thức mà đứa trẻ nắm vững trước đó sớm muộn gì cũng sẽ được học bởi những đứa trẻ khác.
Đối với hầu hết trẻ em, giáo dục sớm chỉ là một lợi thế bong bóng không thể duy trì lâu dài.
Ngoài ra, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, giáo dục sớm có nhiều tác hại tiêu cực như:
- Học cấp tốc sớm dễ gây tổn thương hệ thần kinh, không có lợi cho sự phát triển chỉ số IQ.
- Học nhiều dẫn tới thời gian ngủ và vận động giảm đi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Kiến thức vượt quá mức có thể khiến trẻ quá tải, chúng dễ bị thất vọng, mất tự tin, không có lợi cho sự phát triển.
Nếu việc giáo dục sớm không mang lại hiệu quả cao, thế nào để cải thiện chỉ số IQ?
Tất cả chúng ta đều biết rằng, một phần IQ phụ thuộc vào di truyền và một phần là do môi trường.
Di truyền bẩm sinh được xác định bởi gen và không thể can thiệp nhưng môi trường thì có thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một môi trường gia đình tốt có thể tối đa hóa tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu bạn muốn con mình thông minh, hãy tạo bầu không khí tốt trong gia đình. Dưới đây là 4 cách cha mẹ có thể cải thiện IQ cho con mình:
1. Ôm, hôn trẻ nhiều hơn
Tiến sĩ Christina Steger của Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết: “Cha mẹ nên ôm, hôn trẻ nhiều hơn, thông qua xúc giác có thể kích thích sự phát triển thần kinh và giác quan, trẻ sẽ thông minh hơn trong tương lai.
Ôm và hôn không chỉ thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ mà còn giúp mang lại sự kích thích giác quan phong phú cho trẻ.
Các kích thích này được truyền đến hệ thần kinh trung ương thông qua các thụ thể ở da, khiến tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng, từ đó phát triển trí não, cải thiện khả năng nhận thức của cơ thể, phát triển thính giác và thị giác”.
Những em bé thường xuyên được cha mẹ vuốt ve, ôm hôn sẽ có chỉ số IQ cao hơn trong tương lai.
Ngoài việc ôm hôn, cha mẹ cũng có thể chạm vào 3 bộ phận sau để giúp trẻ thư giãn và cải thiện sự phát triển trí não: Xoa đầu, vuốt ve tay chân, xoa lưng.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều bác sĩ khuyên cha mẹ chạm vào con nhiều hơn trong một thời gian dài sau khi em bé chào đời.
2. Khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh
Hầu hết các bậc cha mẹ đều thích con mình yên lặng, không gây ồn ào. Mặc dù đứa trẻ như thế này trông rất ngoan ngoãn nhưng về lâu dài không có lợi cho sự phát triển chỉ số thông minh của trẻ.
Lý do tại sao trẻ trẻ nhỏ rất năng động, thích thú với những điều mới lạ là vì chúng học về thế giới bằng cách khám phá.
Ví dụ, bằng cách cầm nắm sờ trẻ sẽ biết một số đồ vật thì thô ráp, một số thì nhẵn nhụi.
Trong quá trình khám phá, trí tưởng tượng và tư duy của trẻ được mở rộng, giao tiếp và diễn đạt diễn ra suôn sẻ, tất cả đều góp phần cải thiện IQ.
Vì vậy, dưới sự giám sát để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên thoải mái để con được khám phá mọi thứ.
3. Trả lời câu hỏi một cách kiên nhẫn
"Tại sao chim có thể bay?"
"Tại sao cá voi sống ở biển?"
Mỗi đứa trẻ đều có "trăm ngàn câu hỏi tại sao" trong đầu. Bạn làm gì khi con cái đặt câu hỏi?
Nhiều bậc cha mẹ chỉ làm chiếu lệ vì thiếu kiên nhẫn, họ vô tình bỏ lỡ cơ hội cải thiện chỉ số IQ của con mình.
Những câu hỏi kỳ lạ đó là xuất phát điểm và động lực tìm tòi khám phá khoa học của trẻ. Cha mẹ nên nắm bắt cơ hội để phản hồi một cách nghiêm túc, không chiếu lệ.
Nếu bạn không biết cách trả lời, hãy thẳng thắn thừa nhận và hướng dẫn con tìm ra câu trả lời. Trên thực tế, điều này tốt hơn là trả lời một cách bừa bãi hoặc chiếu lệ. Ngoài ra, việc cha mẹ trả lời hết mọi thắc mắc của con có thể khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ, từ đó mất đi khả năng tư duy, khám phá.
4. Kích thích bằng lời nói nhiều hơn
Một cách rất đơn giản khác để cải thiện chỉ số IQ là nói chuyện nhiều hơn với con cái.
Có một thực tế cho thấy là trẻ con được ông bà chăm sóc thường rất thụ động, ít nói, nhút nhát. Điều này một phần là do ông bà chú trọng tới việc lo cơm ăn áo mặc, ít giao tiếp với trẻ.
Trong khi đó những đứa trẻ được sống bên cạnh cha mẹ, được thường xuyên chuyện trò, chúng rất lanh lợi, hoạt bát, thông minh hơn.
Nhà khoa học Alber Einstein từng nói: "Sự phát triển và hình thành trí tuệ của một người phần lớn phụ thuộc vào ngôn ngữ".
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn có thể kích hoạt tốt hơn hệ thống ngôn ngữ nghe nhìn và giúp phát triển trí não tốt hơn.
Ngoài việc giao tiếp hằng ngày, cha mẹ cũng có thể sử dụng sách tranh để chọn sách tranh phù hợp với lứa tuổi của bé, đọc vào một thời điểm cố định trong ngày, dần dần hình thành thói quen đọc sách tốt.
Thói quen đọc sách không những có thể giúp bé kích thích sự phát triển của não bộ, hệ thống ngôn ngữ, cải thiện chỉ số IQ mà còn tích lũy vốn từ vựng.
Không thể phủ nhận rằng, có sự khác biệt di truyền cố hữu giữa mọi người. Tuy nhiên, không phải lúc nào những đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó cũng bị bỏ lại phía sau.
Nhiều bậc cha mẹ muốn con mình giành chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng lại chỉ dẫn con đi sai hướng. Cuộc sống là một cuộc chạy marathon, chạy sớm chưa chắc đã thắng về đích.