Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Từ thiết kế, tính năng cho đến mức giá của Wacom Cintiq Pro 17 đều cho thấy rằng đây là một sản phẩm dành cho người dùng chuyên nghiệp, hướng tới nhu cầu đầu tư để phục vụ công việc sáng tạo một cách nghiêm túc.
Mới đây, Wacom đã chính thức giới thiệu đến thị trường Việt Nam bộ đôi bảng vẽ điện tử mới với tên gọi Cintiq Pro 17 và Cintiq Pro 22. Đây là hai đại diện cho dòng sản phẩm flagship của Wacom trong năm nay, thừa hưởng những tính năng mạnh mẽ, độc đáo đã từng được giới thiệu trên phiên bản Cintiq Pro 27 hồi năm ngoái và hướng đến đối tượng người dùng chuyên nghiệp trong các ngành sáng tạo như họa sĩ, thiết kế đồ họa game phim, kỹ xảo 3D,…
Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ chỉ đề cập đến chiếc Cintiq Pro 17, mẫu bảng vẽ có kích thước vừa phải cùng một mức giá được xem là dễ chấp nhận hơn so với những người anh em của mình.
Wacom Cintiq Pro 17 mang đến cho tôi ấn tượng đầu tiên ngay từ khâu đóng gói. Tất cả đều được hoàn thiện bằng giấy tái chế một cách chỉn chu tỉ mỉ, với các linh kiện được sắp xếp và chuẩn bị gọn gàng đem lại cảm nhận cực kỳ cao cấp. Việc lắp đặt ban đầu cũng khá dễ dàng khi mà mọi thứ cần thiết từ ốc vít, thanh vặn chữ L cho đến giấy hướng dẫn khá đầy đủ trực quan. Tuy nhiên, vì sở hữu trọng lượng lên đến hơn 2.2kg (chưa tính các phụ kiện đi kèm) nên khi lắp đặt bạn cũng nên cẩn thận nếu không muốn phải xót xa khi nhỡ tay làm rơi thiết bị đắt tiền này.
Sau khi lắp hai chân đỡ cứng đi kèm theo máy vào là người dùng đã có thể sẵn sàng sử dụng. Wacom Cintiq Pro 17 sở hữu thiết kế dạng phẳng khá cơ bản, với hoàn thiện cho cảm giác cực kỳ chắc chắn cứng cáp. Đây có lẽ cũng là lời giải cho việc chiếc máy có trọng lượng được xem là khá nặng này khi mà hầu hết nó sẽ được đặt cố định trong các studio và hướng đến người dùng chuyên nghiệp, nên việc trang bị các loại vật liệu cứng, chắc nhằm đảm bảo tính an toàn và độ bền cũng là điều cần thiết.
Bộ chân đi kèm chỉ cho phép đặt máy theo vị trí cố định, không được linh hoạt.
Một điểm khá thú vị chính là mặt sau của Wacom Cintiq Pro 17 hỗ trợ ngàm Vesa tiêu chuẩn nên người dùng có thể dễ dàng lắp bảng vẽ này lên các chân đứng hay tay arm một cách thoải mái. Ngoài ra, Wacom Cintiq Pro 17 cũng đi kèm với một bộ chân đế riêng, cho phép tăng cường khả năng sử dụng linh loạt.
Khoá vị trí bằng cách gạt lẫy xuống dưới giúp cố định vị trí của chân đế.
Bộ chân này tuy kích thước không quá to nhưng lại khá nặng do phần lớn được làm bằng kim loại. Tuy vậy, các chi tiết được hoàn thiện cực tốt, tạo được sự chắc chắn, cứng cáp đủ sức nâng đỡ cho phần màn hình cũng như kể cả tay người dùng đè lên khi vẽ cũng không có dấu hiệu suy chuyển. Và như đã nói ở trên, với đặc thù thường sẽ được đặt trong studio thì thiết kế nặng như vậy cũng không quá phải vấn đề.
Khi được lắp chung với Wacom Cintiq Pro 17, bộ chân cho phép người dùng có thể điều chỉnh độ cao thấp, góc nghiêng, cũng như có thể xoay chéo tùy theo tư thế sử dụng. Sau khi đã chọn được tư thế mong muốn, người dùng có thể khóa vị trí chân lại, đảm bảo sự chắc chắn trong suốt quá trình làm việc.
Khả năng đặt cao, thấp hay xoay nghiêng với Cintiq Pro 17 cho phép người dùng thoải mái hơn trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên việc thay đổi được vị trí cũng khá nặng tay chứ không hề nhẹ nhàng. Đây cũng là điều phải đánh đổi để có được tư thế đặt máy chắc chắn.
Đáng chú ý, trên Cintiq Pro 17 được trang bị hai cụm phím tắt ExpressKeys được đặt ở bên hông thiết bị theo dạng tay nắm, cho phép người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh chức năng, tăng cường sự tiện lợi trong quá trình thao tác. Đây là điểm nhấn mới trong thiết kế của dòng sản phẩm Cintiq Pro khi không còn cụm phím đặt trên bề mặt màn hình như trước đây. Điều này không chỉ đem lại sự thuận tiện trong quá trình làm việc khi người dùng thường có thói quen nắm vào cạnh của thiết bị mà còn giúp cho tổng thể thiết kế trở nên gọn gàng, bắt mắt hơn.
Có tổng cộng 8 phím tắt cho 2 bên máy.
Thiết kế dạng tay nắm cho khả năng điều khiển vừa dễ dàng lại phù hợp với thói quen sử dụng của nhiều người.
Wacom Cintiq Pro 17 được trang bị sẵn khay để bút, có thể tùy chọn gắn trên cạnh của thiết bị một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi gắn vào thì việc điều khiến các phím bấm ExpressKeys sẽ gặp chút trở ngại nên người dùng có thể tùy biến trước để đảm bảo cho khả năng sử dụng thoải mái nhất.
Khay để bút có thể gắn vào cạnh máy thông qua lỗ vít được trang bị sẵn.
Ngoài ra trên các cạnh đều có vị trí cho phép gắn thêm các phụ kiện như giá để smartphone…
Cintiq Pro 17 có thiết kế khá dày, với khe tản nhiệt được bố trí ở cạnh trên.
Các phím bấm chính đơn giản bao gồm phím nguồn, bật menu cùng nút gạt bật/ tắt cảm ứng trên màn hình.
Cintiq Pro 17 sở hữu màn hình có kích thước 17.3 inch, độ phân giải 4K và sử dụng tấm nền IPS. Wacom cho biết màn hình này có khả năng hiển thị 10 bits màu, độ tương phản đạt 1000:1 với độ sáng lên tới 400cd/m2. Đặc biệt màn hình này có tốc độ quét lên tới 120Hz hỗ trợ cảm ứng đa điểm nên việc điều khiển cũng trở nên mượt mà, thoải mái.
Phần viền màn hình trên thiết bị khá dày, dẫn đến kích thước tổng thể của Cintiq Pro 17 không hề nhỏ.
Là một màn hình dành cho đồ họa chuyên nghiệp, đương nhiên độ phủ màu của Cintiq Pro 17 cũng khá đáng nể khi có thể đạt 99% dải màu DCI-P3, 100% Rec. 709 đều là những dải màu thường sử dụng trong việc sản xuất video, phim ảnh…. Ngoài ra, màn hình này còn đạt các chứng nhận như Pantone™ Validated và Pantone SkinTone™ Validated nên chắc chắn sẽ cho khả năng hiển thị chất lượng cao, chính xác màu sắc với cả tông da người.
Trải nghiệm thực tế cho thấy, Cintiq Pro 17 cho khả năng thể hiện màu sắc tương đối ấn tượng. Độ bão hòa cùng độ tương phản khá cao giúp cho các khung hình trở nên chi tiết, bắt mắt với độ chuyển màu mượt mà chứ không hề bị gắt, mang lại cảm giác tinh khiết, tươi tắn. Nhất là trong các ứng dụng đồ hoạ, vẽ thiết kế, màu sắc có phần tinh tế và chính xác hơn, sẽ là một điểm cộng lớn đối với người dùng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Wacom cũng chia sẻ rằng màn hình này có tính năng hỗ trợ HDR Gamma, cho phép khả năng hiển thị và chỉnh sửa nội dung video HDR một cách dễ dàng hơn, tối ưu hóa giúp hình ảnh trở nên chân thực hơn. Điều này cũng được xem là hợp với xu thế sản xuất nội dung hiện tại.
Lớp chống lóa có tác dụng phần nào nhưng lại cho khả năng bám dính dấu vân tay khá cao.
Phần màn hình của Cintiq Pro 17 cũng được trang bị lớp chống loá, giúp tăng cường khả năng hiển thị trong điều kiện ánh sáng phức tạp. Thực tế cho thấy lớp chống lóa này chỉ có thể hạn chế phần nào đó, chưa mang lại sự thay đổi rõ rệt nếu gặp nguồn sáng mạnh. Tuy nhiên, với một thiết bị như Wacom Cintiq Pro 17 thường đặt trong studio hoặc không gian có sự sắp đặt ánh sáng theo chủ ý thì điều này cũng không thực sự quá quan trọng.
Bút Pro Pen 3 có cực kỳ nhiều phụ kiện đi kèm.
Wacom Cintiq Pro 17 sẽ đi kèm với bút Pro Pen 3 với thiết kế đầu bút kiểu nhỏ hơn đồng thời hỗ trợ nhận độ nghiêng đến 60 độ. Trên bút giờ đây sẽ được trang bị 3 phím bấm, cho phép người dùng có thể nhấn phím để xóa mà không cần quay ngược đầu bút như trước đây. Bên cạnh đó, kèm theo bút còn là rất nhiều các phụ kiện như dụng cụ lấy ngòi, các ngòi bút thay thế cũng như bọc nhựa để tăng cảm giác khi sử dụng. Có thể thấy, tuy chỉ là những trang bị nhỏ nhưng việc có thể mang đến đầy đủ các lựa chọn cho người dùng cũng chứng tỏ được đẳng cấp chuyên nghiệp của sản phẩm này.
Sử dụng Pro Pen 3 trên màn hình của Cintiq Pro 17 cho cảm giác rất thích thú. Việc trang bị màn hình có tần số quét lên tới 120Hz cùng thời gian phản hồi thấp đã góp phần làm cho trải nghiệm viết, vẽ giờ đây trở nên chân thực hơn khi mà hình ảnh được vẽ đã có thể theo kịp với tốc độ di chuyển của bút. Kể cả những khi di bút nhanh, độ trễ vẫn có thể xảy ra đôi chút nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Cùng với đó, khả năng cảm nhận đến 8192 lực nhấn cũng cho phép người dùng sử dụng để vẽ nét đậm nhạt khác nhau một cách chính xác. Thêm vào đó, với việc hỗ trợ độ nghiêng bút đến 60 độ, tự động nét vẽ sẽ chuyển sang dạng mềm như để tô, cũng giúp cho trải nghiệm viết, vẽ giờ đây càng thêm chân thực. Cây bút này cũng không dùng pin nên người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần lo lắng đến vấn đề sạc.
Việc cài đặt Wacom Cintiq Pro 17 cũng rất dễ dàng khi màn hình này có khả năng tương thích với cả Windows lẫn macOS. Bên cạnh đó, ứng dụng Wacom Driver cũng cho phép người dùng tùy chỉnh ExpressKey cũng như phím bấm trên bút.
Wacom Cintiq Pro 17 hiện đang được bán mới mức giá 66,420,000 còn chân đế dành cho thiết bị này cũng được bán với mức giá 11,950,000. Đây có thể được xem là một mức giá 'chỉ biết ước' với những người dùng thông thường hoặc những ai mới bước chân vào con đường thiết kế, đồ hoạ. Tuy nhiên, nếu đặt vào một studio chuyên nghiệp thì Cintiq Pro 17 lại là khoản đầu tư thích hợp hơn nếu so với hai người anh em Cintiq Pro 22 và Cintiq Pro 27 của mình vì sự cân bằng giữa giá bán và hiệu năng mang lại.
Mới đây, Wacom đã chính thức giới thiệu đến thị trường Việt Nam bộ đôi bảng vẽ điện tử mới với tên gọi Cintiq Pro 17 và Cintiq Pro 22. Đây là hai đại diện cho dòng sản phẩm flagship của Wacom trong năm nay, thừa hưởng những tính năng mạnh mẽ, độc đáo đã từng được giới thiệu trên phiên bản Cintiq Pro 27 hồi năm ngoái và hướng đến đối tượng người dùng chuyên nghiệp trong các ngành sáng tạo như họa sĩ, thiết kế đồ họa game phim, kỹ xảo 3D,…
Trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ chỉ đề cập đến chiếc Cintiq Pro 17, mẫu bảng vẽ có kích thước vừa phải cùng một mức giá được xem là dễ chấp nhận hơn so với những người anh em của mình.
Wacom Cintiq Pro 17 mang đến cho tôi ấn tượng đầu tiên ngay từ khâu đóng gói. Tất cả đều được hoàn thiện bằng giấy tái chế một cách chỉn chu tỉ mỉ, với các linh kiện được sắp xếp và chuẩn bị gọn gàng đem lại cảm nhận cực kỳ cao cấp. Việc lắp đặt ban đầu cũng khá dễ dàng khi mà mọi thứ cần thiết từ ốc vít, thanh vặn chữ L cho đến giấy hướng dẫn khá đầy đủ trực quan. Tuy nhiên, vì sở hữu trọng lượng lên đến hơn 2.2kg (chưa tính các phụ kiện đi kèm) nên khi lắp đặt bạn cũng nên cẩn thận nếu không muốn phải xót xa khi nhỡ tay làm rơi thiết bị đắt tiền này.
Sau khi lắp hai chân đỡ cứng đi kèm theo máy vào là người dùng đã có thể sẵn sàng sử dụng. Wacom Cintiq Pro 17 sở hữu thiết kế dạng phẳng khá cơ bản, với hoàn thiện cho cảm giác cực kỳ chắc chắn cứng cáp. Đây có lẽ cũng là lời giải cho việc chiếc máy có trọng lượng được xem là khá nặng này khi mà hầu hết nó sẽ được đặt cố định trong các studio và hướng đến người dùng chuyên nghiệp, nên việc trang bị các loại vật liệu cứng, chắc nhằm đảm bảo tính an toàn và độ bền cũng là điều cần thiết.
Bộ chân đi kèm chỉ cho phép đặt máy theo vị trí cố định, không được linh hoạt.
Một điểm khá thú vị chính là mặt sau của Wacom Cintiq Pro 17 hỗ trợ ngàm Vesa tiêu chuẩn nên người dùng có thể dễ dàng lắp bảng vẽ này lên các chân đứng hay tay arm một cách thoải mái. Ngoài ra, Wacom Cintiq Pro 17 cũng đi kèm với một bộ chân đế riêng, cho phép tăng cường khả năng sử dụng linh loạt.
Khoá vị trí bằng cách gạt lẫy xuống dưới giúp cố định vị trí của chân đế.
Bộ chân này tuy kích thước không quá to nhưng lại khá nặng do phần lớn được làm bằng kim loại. Tuy vậy, các chi tiết được hoàn thiện cực tốt, tạo được sự chắc chắn, cứng cáp đủ sức nâng đỡ cho phần màn hình cũng như kể cả tay người dùng đè lên khi vẽ cũng không có dấu hiệu suy chuyển. Và như đã nói ở trên, với đặc thù thường sẽ được đặt trong studio thì thiết kế nặng như vậy cũng không quá phải vấn đề.
Khi được lắp chung với Wacom Cintiq Pro 17, bộ chân cho phép người dùng có thể điều chỉnh độ cao thấp, góc nghiêng, cũng như có thể xoay chéo tùy theo tư thế sử dụng. Sau khi đã chọn được tư thế mong muốn, người dùng có thể khóa vị trí chân lại, đảm bảo sự chắc chắn trong suốt quá trình làm việc.
Khả năng đặt cao, thấp hay xoay nghiêng với Cintiq Pro 17 cho phép người dùng thoải mái hơn trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên việc thay đổi được vị trí cũng khá nặng tay chứ không hề nhẹ nhàng. Đây cũng là điều phải đánh đổi để có được tư thế đặt máy chắc chắn.
Đáng chú ý, trên Cintiq Pro 17 được trang bị hai cụm phím tắt ExpressKeys được đặt ở bên hông thiết bị theo dạng tay nắm, cho phép người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh chức năng, tăng cường sự tiện lợi trong quá trình thao tác. Đây là điểm nhấn mới trong thiết kế của dòng sản phẩm Cintiq Pro khi không còn cụm phím đặt trên bề mặt màn hình như trước đây. Điều này không chỉ đem lại sự thuận tiện trong quá trình làm việc khi người dùng thường có thói quen nắm vào cạnh của thiết bị mà còn giúp cho tổng thể thiết kế trở nên gọn gàng, bắt mắt hơn.
Có tổng cộng 8 phím tắt cho 2 bên máy.
Thiết kế dạng tay nắm cho khả năng điều khiển vừa dễ dàng lại phù hợp với thói quen sử dụng của nhiều người.
Wacom Cintiq Pro 17 được trang bị sẵn khay để bút, có thể tùy chọn gắn trên cạnh của thiết bị một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi gắn vào thì việc điều khiến các phím bấm ExpressKeys sẽ gặp chút trở ngại nên người dùng có thể tùy biến trước để đảm bảo cho khả năng sử dụng thoải mái nhất.
Khay để bút có thể gắn vào cạnh máy thông qua lỗ vít được trang bị sẵn.
Ngoài ra trên các cạnh đều có vị trí cho phép gắn thêm các phụ kiện như giá để smartphone…
Cintiq Pro 17 có thiết kế khá dày, với khe tản nhiệt được bố trí ở cạnh trên.
Các phím bấm chính đơn giản bao gồm phím nguồn, bật menu cùng nút gạt bật/ tắt cảm ứng trên màn hình.
Cintiq Pro 17 sở hữu màn hình có kích thước 17.3 inch, độ phân giải 4K và sử dụng tấm nền IPS. Wacom cho biết màn hình này có khả năng hiển thị 10 bits màu, độ tương phản đạt 1000:1 với độ sáng lên tới 400cd/m2. Đặc biệt màn hình này có tốc độ quét lên tới 120Hz hỗ trợ cảm ứng đa điểm nên việc điều khiển cũng trở nên mượt mà, thoải mái.
Phần viền màn hình trên thiết bị khá dày, dẫn đến kích thước tổng thể của Cintiq Pro 17 không hề nhỏ.
Là một màn hình dành cho đồ họa chuyên nghiệp, đương nhiên độ phủ màu của Cintiq Pro 17 cũng khá đáng nể khi có thể đạt 99% dải màu DCI-P3, 100% Rec. 709 đều là những dải màu thường sử dụng trong việc sản xuất video, phim ảnh…. Ngoài ra, màn hình này còn đạt các chứng nhận như Pantone™ Validated và Pantone SkinTone™ Validated nên chắc chắn sẽ cho khả năng hiển thị chất lượng cao, chính xác màu sắc với cả tông da người.
Trải nghiệm thực tế cho thấy, Cintiq Pro 17 cho khả năng thể hiện màu sắc tương đối ấn tượng. Độ bão hòa cùng độ tương phản khá cao giúp cho các khung hình trở nên chi tiết, bắt mắt với độ chuyển màu mượt mà chứ không hề bị gắt, mang lại cảm giác tinh khiết, tươi tắn. Nhất là trong các ứng dụng đồ hoạ, vẽ thiết kế, màu sắc có phần tinh tế và chính xác hơn, sẽ là một điểm cộng lớn đối với người dùng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Wacom cũng chia sẻ rằng màn hình này có tính năng hỗ trợ HDR Gamma, cho phép khả năng hiển thị và chỉnh sửa nội dung video HDR một cách dễ dàng hơn, tối ưu hóa giúp hình ảnh trở nên chân thực hơn. Điều này cũng được xem là hợp với xu thế sản xuất nội dung hiện tại.
Lớp chống lóa có tác dụng phần nào nhưng lại cho khả năng bám dính dấu vân tay khá cao.
Phần màn hình của Cintiq Pro 17 cũng được trang bị lớp chống loá, giúp tăng cường khả năng hiển thị trong điều kiện ánh sáng phức tạp. Thực tế cho thấy lớp chống lóa này chỉ có thể hạn chế phần nào đó, chưa mang lại sự thay đổi rõ rệt nếu gặp nguồn sáng mạnh. Tuy nhiên, với một thiết bị như Wacom Cintiq Pro 17 thường đặt trong studio hoặc không gian có sự sắp đặt ánh sáng theo chủ ý thì điều này cũng không thực sự quá quan trọng.
Bút Pro Pen 3 có cực kỳ nhiều phụ kiện đi kèm.
Wacom Cintiq Pro 17 sẽ đi kèm với bút Pro Pen 3 với thiết kế đầu bút kiểu nhỏ hơn đồng thời hỗ trợ nhận độ nghiêng đến 60 độ. Trên bút giờ đây sẽ được trang bị 3 phím bấm, cho phép người dùng có thể nhấn phím để xóa mà không cần quay ngược đầu bút như trước đây. Bên cạnh đó, kèm theo bút còn là rất nhiều các phụ kiện như dụng cụ lấy ngòi, các ngòi bút thay thế cũng như bọc nhựa để tăng cảm giác khi sử dụng. Có thể thấy, tuy chỉ là những trang bị nhỏ nhưng việc có thể mang đến đầy đủ các lựa chọn cho người dùng cũng chứng tỏ được đẳng cấp chuyên nghiệp của sản phẩm này.
Sử dụng Pro Pen 3 trên màn hình của Cintiq Pro 17 cho cảm giác rất thích thú. Việc trang bị màn hình có tần số quét lên tới 120Hz cùng thời gian phản hồi thấp đã góp phần làm cho trải nghiệm viết, vẽ giờ đây trở nên chân thực hơn khi mà hình ảnh được vẽ đã có thể theo kịp với tốc độ di chuyển của bút. Kể cả những khi di bút nhanh, độ trễ vẫn có thể xảy ra đôi chút nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Cùng với đó, khả năng cảm nhận đến 8192 lực nhấn cũng cho phép người dùng sử dụng để vẽ nét đậm nhạt khác nhau một cách chính xác. Thêm vào đó, với việc hỗ trợ độ nghiêng bút đến 60 độ, tự động nét vẽ sẽ chuyển sang dạng mềm như để tô, cũng giúp cho trải nghiệm viết, vẽ giờ đây càng thêm chân thực. Cây bút này cũng không dùng pin nên người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần lo lắng đến vấn đề sạc.
Việc cài đặt Wacom Cintiq Pro 17 cũng rất dễ dàng khi màn hình này có khả năng tương thích với cả Windows lẫn macOS. Bên cạnh đó, ứng dụng Wacom Driver cũng cho phép người dùng tùy chỉnh ExpressKey cũng như phím bấm trên bút.
Wacom Cintiq Pro 17 hiện đang được bán mới mức giá 66,420,000 còn chân đế dành cho thiết bị này cũng được bán với mức giá 11,950,000. Đây có thể được xem là một mức giá 'chỉ biết ước' với những người dùng thông thường hoặc những ai mới bước chân vào con đường thiết kế, đồ hoạ. Tuy nhiên, nếu đặt vào một studio chuyên nghiệp thì Cintiq Pro 17 lại là khoản đầu tư thích hợp hơn nếu so với hai người anh em Cintiq Pro 22 và Cintiq Pro 27 của mình vì sự cân bằng giữa giá bán và hiệu năng mang lại.