Thanh Tuấn
Well-known member
Với tuổi đời gần một thế kỷ, Đại học Tổng Hợp vẫn giữ nét kiến trúc Đông Dương, nay kết hợp nhiều triển lãm nghệ thuật sáng tạo hút khách tham quan.
Tòa nhà Đại học Tổng Hợp trước đây là Viện Đại học Đông Dương nằm ở địa chỉ số 19, đường Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (9.11 - 17.11), tòa nhà Đại học Tổng Hợp lần đầu đón khách tham quan với hàng loạt triển lãm, hội thảo về nghệ thuật. Ảnh: Hương Chi
Được thành lập năm 1906, Đại học Đông Dương là một trong những đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên toàn xứ Đông Dương thời bấy giờ. Sau cả trăm năm, nơi này không chỉ đào tạo nhiều lớp trí thức ưu tú mà còn là kho tàng giá trị về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc cho thủ đô Hà Nội. Ảnh: Hương Chi
Sảnh chính tòa nhà nơi có mái vòm, những cột cao trang trí, cửa kính vòm nhiều màu sắc là không gian đón tiếp và trưng bày tác phẩm đèn treo nghệ thuật làm ai bước vào cũng phải ngước nhìn ngắm không rời mắt. Ảnh: Hương Chi
Nhiều chi tiết kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Pháp vẫn được bảo tồn kỹ lưỡng, dễ nhận thấy nhất khi quan sát mái vòm quanh sảnh chính Đại học Tổng hợp. Ảnh: Hương Chi
Phòng hội trường Ngụy Như Kon Tum (bên trái sảnh chính) xuyên suốt những ngày Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ tổ chức hội thảo, trình chiếu video art Thăng Đường Nhập Thất (phục dựng tranh sơn dầu), kết hợp trình bày các tác phẩm sắp đặt, hòa nhạc... Ảnh: BTC
Lối đi lên tầng 2 dẫn tới Bảo tàng Sinh học và dẫn tới cầu thang lên tầng 3, 4 và mái vòm của tòa nhà. Tại cầu thang này cũng treo các tác phẩm nhiếp ảnh về công trình Đại học Tổng Hợp xưa và nay. Ảnh: Hương Chi
Khu vực tầng 2 của tòa nhà là Bảo tàng Sinh học thành lập năm 1926 bởi Rene Leon Bourret nhà khoa học Pháp chuyên về bò sát, công tác tại Đại học Đông Dương. Từ năm 1956, bảo tàng này trở thành một bộ phận của Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Bảo tàng Sinh học đang lưu trữ hơn 21.000 mẫu vật động vật không xương sống, hơn 6.500 mẫu vật động vật có xương sống và phòng bách thảo. Hiện tại, từ ngày 9.11 - 17.11 du khách được tự do tham quan. Ảnh: Hương Chi
Du khách tham quan tầng 2 đi tiếp lên các tầng 3, 4 sẽ thấy các khung cửa sổ kính màu, nhìn sang tòa nhà đối diện trong sân trường. Ảnh: Hương Chi
Trải qua gần 1 thế kỷ, tòa nhà cổ kính vẫn làm bao người xem phải trầm trồ với kiến trúc Đông Dương xưa cũ. Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương”. Ảnh: Hương Chi
Trên vòm trần sảnh chính tòa nhà vẫn còn hình ảnh hai con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông. Tại đây, họa sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình ảnh đó rõ nét và sống động hơn bằng công nghệ trình chiếu 3D Mapping. Ảnh: Hương Chi
Cầu thang lên các tầng mái rất nhỏ hẹp, kết cấu xoắn ốc, chỉ có thể một người đi mỗi lần. Hiện tại ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 kiểm soát lượng khách tham quan để tránh tình trạng quá tải. Ảnh: Hương Chi
Hai ngày đầu lễ hội (9.11 - 10.11) hơn 30.000 lượt khách tham quan và tham gia các hoạt động. Riêng Đại học Tổng Hợp là một trong những điểm đón rất đông khách từ ngày đầu và không có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Du khách đến giờ cao điểm có thể phải chờ đợi và giới hạn khoảng 10 phút tham quan mỗi lượt. Ảnh: Hương Chi