nguyenphuonganh
Well-known member
Nghị quyết 88 đã nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12. Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn, một hoặc một số đầu sách, không nhất thiết phải đầy đủ một bộ. Xã hội hóa nhưng vẫn phải bảo đảm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thế nhưng, sau nhiều năm, nghị quyết 88 vẫn chưa được triển khai một cách đầy đủ. Mới đây nhất, trên nghị trường, đoàn giám sát Quốc hội đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo phải làm 1 Bộ sách giáo khoa theo nghị quyết 88 đã đề ra.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được 3 năm. Điểm mới nổi bật của cuộc cải cách lần này là thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều SGK”. Qua thời gian tiếp cận Chương trình mới, có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều bất cập như chiết khấu hiện tại đang quá cao, sự lãng phí SGK.
Việc Bộ GDĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sử dụng bằng ngân sách nhà nước sẽ khắc phục được những hạn chế hiện tại, bên cạnh đó thực hiện nghiêm nghị quyết 88 đã đề ra.
Cũng theo phản biện của đoàn giám sát, dù chương trình là pháp lệnh nhưng chỉ là khung, còn nội dung giáo dục phải được thể hiện trong sách giáo khoa. Vì thế, việc coi giáo khoa chỉ là học liệu đơn thuần là không đúng.
Tính đến thời điểm hiện tại, công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã thực hiện được gần 4 năm. Cần phải có 1 bộ sách giáo khoa do bộ giáo dục và đào tạo chủ trì cũng là mong muốn của xã hội. Song có 1 bộ sách của nhà nước liệu ít nhiều sẽ có tác động đến quá trình xã hội hoá và có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Như vậy, vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục là rất nặng nề, bởi ngoài phải thực hiện 1 bộ sách theo quy định thì cũng phải giải được bài toán làm sao để chủ trương xã hội hoá sách giáo khoa không bị ảnh hưởng và tình trạng độc quyền sách giáo khoa không tái diễn.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được 3 năm. Điểm mới nổi bật của cuộc cải cách lần này là thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều SGK”. Qua thời gian tiếp cận Chương trình mới, có nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều bất cập như chiết khấu hiện tại đang quá cao, sự lãng phí SGK.
Việc Bộ GDĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sử dụng bằng ngân sách nhà nước sẽ khắc phục được những hạn chế hiện tại, bên cạnh đó thực hiện nghiêm nghị quyết 88 đã đề ra.
Cũng theo phản biện của đoàn giám sát, dù chương trình là pháp lệnh nhưng chỉ là khung, còn nội dung giáo dục phải được thể hiện trong sách giáo khoa. Vì thế, việc coi giáo khoa chỉ là học liệu đơn thuần là không đúng.
Tính đến thời điểm hiện tại, công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã thực hiện được gần 4 năm. Cần phải có 1 bộ sách giáo khoa do bộ giáo dục và đào tạo chủ trì cũng là mong muốn của xã hội. Song có 1 bộ sách của nhà nước liệu ít nhiều sẽ có tác động đến quá trình xã hội hoá và có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Như vậy, vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục là rất nặng nề, bởi ngoài phải thực hiện 1 bộ sách theo quy định thì cũng phải giải được bài toán làm sao để chủ trương xã hội hoá sách giáo khoa không bị ảnh hưởng và tình trạng độc quyền sách giáo khoa không tái diễn.