Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Trần Lê Bình An nhẩm tính mỗi tháng tiền thuê căn hộ dịch vụ nhỉnh hơn ở ký túc xá một triệu đồng nên quyết định đặt bút ký hợp đồng hai năm.
Căn hộ chung cư mà Bình An (20 tuổi) sinh viên quê Long An thuê cùng ba người bạn, nằm cách Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM khoảng 1,5 km, mất 10 phút chạy xe máy.
An nói đã ở ký túc xá suốt ba năm cấp 3, tuy vui nhưng vẫn gặp một số bất tiện như không được tự nấu ăn, sinh hoạt theo giờ giấc quy định, thiếu nhiều tiện nghi. Cuối tháng 8, khi biết tin đã trúng tuyển đại học, cô cùng mẹ dành hai tuần đi khảo sát nơi ở từ ký túc xá, phòng trọ đến khu chung cư quanh khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM.
Cuối cùng cô quyết định chọn căn hộ 50 m2, hai phòng ngủ, hai nhà vệ sinh mới xây cách đây một năm nên phòng ốc sạch sẽ, hệ thống thang máy, cửa khóa hiện đại. Giá thuê 5 triệu đồng, thêm tiền phí dịch vụ, điện, nước và wifi, mỗi người tốn khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. "Mức chi phí này nhỉnh hơn ở ký túc xá một chút nhưng ở đây người thuê được sử dụng hồ bơi, công viên, phòng gym và an ninh 24/7 nên tiện lợi hơn nhiều", Bình An nói.
Bình An đặt bàn học hướng ra ban công đón gió trong căn hộ tại TP Thủ Đức, tối 7/9. Ảnh: Ngọc Ngân
Lê Phùng Tố Như, 21 tuổi, học cùng trường Bình An, thuê căn hộ chung cư ở quận 9, TP Thủ Đức với giá tiền tương tự nhưng diện tích phòng 63 m2. Như không thích ăn hàng quán nên từ năm nhất đã thuyết phục bố mẹ cho ở căn hộ để tiện nấu nướng. "Tự nấu ăn cũng là cách tiết kiệm chi phí bù vào tiền thuê căn hộ", Như nói.
Tòa nhà chung cư Như ở có 17 tầng, đa số là sinh viên thuê. Lúc dọn vào căn hộ chưa có nội thất, Như cùng các bạn hùn tiền mua tủ lạnh cũ, bàn, ghế, nệm, màn. Chi phí chia ra khoảng hai triệu một người.
Không chỉ An và Như, việc bỏ ký túc xá hay phòng trọ giá rẻ ra ngoài thuê căn hộ dịch vụ là lựa chọn của rất nhiều sinh viên từ một năm nay. Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM tập trung 7 trường đại học với gần 100.000 sinh viên, nhu cầu lưu trú lớn. Theo khảo sát nhanh của VnExpress, trong bán kính 5 km có 5-7 chung cư dịch vụ cho sinh viên thuê. Mức giá dao động 4-7 triệu đồng, tùy theo diện tích và vị trí căn chung cư. Các sinh viên chọn hình thức này đa số ở ghép để tiết kiệm chi phí.
Anh Tâm Anh, chuyên viên môi giới bất động sản khu vực TP Thủ Đức, cho biết các chung cư này thường xây từ năm 2018 trở lại đây. Do ảnh hưởng của Covid-19 và suy thoái kinh tế 2023, các căn hộ này dần chuyển qua hình thức cho thuê. Vì nằm ở vùng ven đô nên giá thuê rẻ hơn, trung bình 5 triệu đồng cho căn hộ diện tích hơn 50 m2, có thể ở bốn người, tối đa là 6 người. Những căn hộ được trang bị đầy đủ trang bị nội thất có giá 7-8 triệu đồng.
Các chung cư đáp ứng đúng nhu cầu của sinh viên, giá rẻ, tích hợp nhiều tiện ích, gần trường, an ninh và giờ giấc thoải mái nên nhu cầu cho thuê ngày càng tăng. Khu chung cư anh nhận môi giới cho thuê có 1.230 căn hộ, hiện đã gần lấp đầy với hơn 50% người thuê là sinh viên. Riêng nửa cuối 2023, nhu cầu sinh viên tìm căn hộ chung cư tăng 25%. Các phụ huynh có con nhập học trong tháng 9/2023 đã đặt cọc trước đó hai tháng. Khu chung cư có cự ly cách cụm trường Đại học khoảng 3 km gần đã kín phòng.
Căn hộ hai phòng ngủ được trang bị đầy đủ nội thất giá cho thuê 7 triệu đồng, gần Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Ngọc Ngân
Anh Đàm Quốc Anh, quản lý một Trung tâm dịch vụ sinh viên tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết xu hướng này dễ hiểu bởi sinh viên hiện tại đã có điều kiện kinh tế tốt hơn và cần sự riêng tư hơn.
Khoảng 5 năm trước, sinh viên có hai lựa chọn lưu trú là ký túc xá hoặc nhà trọ. Phòng ký túc xá thường có 7-8 người, an ninh đảm bảo nhưng có nhiều nội quy đi kèm. Một số sinh viên đi làm thêm vào buổi tối thường không cảm thấy thuận tiện về mặt giờ giấc nên dần chuyển sang căn hộ chung cư. Hiện tại, mạng xã hội có hơn 10 hội nhóm trao đổi thông tin về các căn hộ chung cư quanh khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, bài đăng tìm người ở ghép cũng chiếm đa số.
Số lượng căn hộ lớn nhưng việc tìm nơi vừa ý không dễ dàng với Nguyễn Đặng Nhật Minh (21 tuổi). Nam sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM đã trải qua ba lần chuyển chỗ thuê. Chung cư đầu tiên Minh chọn cách trường 6 km. Sau vài tháng phải đi học trên đường nhiều đoạn xấu, chi chít ổ gà, Minh thường xuyên trễ học nên quyết định chuyển. Chỗ thứ hai Minh ở cùng vài người bạn nhưng không hợp nhau về cách sinh hoạt.
"Do ở ghép tìm người vội vàng nên mình không lường trước được các tình huống phát sinh", chàng trai quê Vĩnh Long nói. Ở chung cư thứ ba Minh sống với hai người bạn trong căn hộ diện tích 50 m2. Hai phòng được chia làm phòng chỉ để học và phòng ngủ. Điều này để tránh mâu thuẫn người này đang ngủ, người kia lại làm ồn. Tiền thuê chia ra mỗi người hai triệu một tháng cũng khá cao với mức phụ huynh Minh đặt ra.
Để giảm chi phí, Minh chọn nấu ăn 5 ngày trong tuần. Nam sinh chỉ mất khoảng 100.000 đồng cho chi phí ăn uống cả ngày, bằng 2/3 số tiền ăn hàng quán trước kia. Khu chung cư có bốn tòa nhà, khuôn viên nhiều cây xanh ở giữa là nơi Minh chạy bộ mỗi sáng. Điều không hài lòng duy nhất của anh là hồ bơi không được miễn phí, vé 35.000 đồng một lượt.
Căn hộ hai phòng ngủ của Nhật Minh tại Dĩ An, Bình Dương, cách trường Đại học Bách Khoa TP HCM hai km, chiều 6/9. Ảnh: Ngọc Ngân
Thu Thảo (20 tuổi) cũng từng rơi vào tình huống bất tiện khi ở ghép. Hai năm trước, nữ sinh viên ngành báo chí nhập học muộn nên ký túc xá chỉ còn phòng 8 người. Thảo cảm thấy khó hòa nhập nên chủ động tìm chung cư. Trong căn hộ diện tích 80 m2, Thảo và các bạn chia lịch dọn dẹp, rửa chén, lau nhà, quét nhà cụ thể. Thảo cho biết ở căn hộ có ưu điểm không gian rộng, sinh hoạt thoải mái nhưng nếu ở cùng người lạ không hiểu tính tình, tình trạng dùng đồ không xin phép, bừa bộn, trộm cắp vẫn xảy ra như thường.
Chính vì tình huống trên, anh Đàm Quốc Anh với kinh nghiệm hỗ trợ sinh viên nhiều năm, nhấn mạnh việc tìm hiểu kỹ thông tin nơi ở và người cùng ở, tốt nhất là ở cùng bạn bè, người quen từ trước để tránh xung đột sinh hoạt.
Sau thời gian ở cùng ba người bạn từ cấp 3, Bình An vẫn xem đó là quyết định đúng đắn. "Có người ở cùng ốm đau, chia sẻ việc học tập. Mọi sinh hoạt còn lại cũng rất thoải mái", cô nói.
Căn hộ chung cư mà Bình An (20 tuổi) sinh viên quê Long An thuê cùng ba người bạn, nằm cách Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM khoảng 1,5 km, mất 10 phút chạy xe máy.
An nói đã ở ký túc xá suốt ba năm cấp 3, tuy vui nhưng vẫn gặp một số bất tiện như không được tự nấu ăn, sinh hoạt theo giờ giấc quy định, thiếu nhiều tiện nghi. Cuối tháng 8, khi biết tin đã trúng tuyển đại học, cô cùng mẹ dành hai tuần đi khảo sát nơi ở từ ký túc xá, phòng trọ đến khu chung cư quanh khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM.
Cuối cùng cô quyết định chọn căn hộ 50 m2, hai phòng ngủ, hai nhà vệ sinh mới xây cách đây một năm nên phòng ốc sạch sẽ, hệ thống thang máy, cửa khóa hiện đại. Giá thuê 5 triệu đồng, thêm tiền phí dịch vụ, điện, nước và wifi, mỗi người tốn khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. "Mức chi phí này nhỉnh hơn ở ký túc xá một chút nhưng ở đây người thuê được sử dụng hồ bơi, công viên, phòng gym và an ninh 24/7 nên tiện lợi hơn nhiều", Bình An nói.
Bình An đặt bàn học hướng ra ban công đón gió trong căn hộ tại TP Thủ Đức, tối 7/9. Ảnh: Ngọc Ngân
Lê Phùng Tố Như, 21 tuổi, học cùng trường Bình An, thuê căn hộ chung cư ở quận 9, TP Thủ Đức với giá tiền tương tự nhưng diện tích phòng 63 m2. Như không thích ăn hàng quán nên từ năm nhất đã thuyết phục bố mẹ cho ở căn hộ để tiện nấu nướng. "Tự nấu ăn cũng là cách tiết kiệm chi phí bù vào tiền thuê căn hộ", Như nói.
Tòa nhà chung cư Như ở có 17 tầng, đa số là sinh viên thuê. Lúc dọn vào căn hộ chưa có nội thất, Như cùng các bạn hùn tiền mua tủ lạnh cũ, bàn, ghế, nệm, màn. Chi phí chia ra khoảng hai triệu một người.
Không chỉ An và Như, việc bỏ ký túc xá hay phòng trọ giá rẻ ra ngoài thuê căn hộ dịch vụ là lựa chọn của rất nhiều sinh viên từ một năm nay. Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM tập trung 7 trường đại học với gần 100.000 sinh viên, nhu cầu lưu trú lớn. Theo khảo sát nhanh của VnExpress, trong bán kính 5 km có 5-7 chung cư dịch vụ cho sinh viên thuê. Mức giá dao động 4-7 triệu đồng, tùy theo diện tích và vị trí căn chung cư. Các sinh viên chọn hình thức này đa số ở ghép để tiết kiệm chi phí.
Anh Tâm Anh, chuyên viên môi giới bất động sản khu vực TP Thủ Đức, cho biết các chung cư này thường xây từ năm 2018 trở lại đây. Do ảnh hưởng của Covid-19 và suy thoái kinh tế 2023, các căn hộ này dần chuyển qua hình thức cho thuê. Vì nằm ở vùng ven đô nên giá thuê rẻ hơn, trung bình 5 triệu đồng cho căn hộ diện tích hơn 50 m2, có thể ở bốn người, tối đa là 6 người. Những căn hộ được trang bị đầy đủ trang bị nội thất có giá 7-8 triệu đồng.
Các chung cư đáp ứng đúng nhu cầu của sinh viên, giá rẻ, tích hợp nhiều tiện ích, gần trường, an ninh và giờ giấc thoải mái nên nhu cầu cho thuê ngày càng tăng. Khu chung cư anh nhận môi giới cho thuê có 1.230 căn hộ, hiện đã gần lấp đầy với hơn 50% người thuê là sinh viên. Riêng nửa cuối 2023, nhu cầu sinh viên tìm căn hộ chung cư tăng 25%. Các phụ huynh có con nhập học trong tháng 9/2023 đã đặt cọc trước đó hai tháng. Khu chung cư có cự ly cách cụm trường Đại học khoảng 3 km gần đã kín phòng.
Căn hộ hai phòng ngủ được trang bị đầy đủ nội thất giá cho thuê 7 triệu đồng, gần Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Ngọc Ngân
Anh Đàm Quốc Anh, quản lý một Trung tâm dịch vụ sinh viên tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết xu hướng này dễ hiểu bởi sinh viên hiện tại đã có điều kiện kinh tế tốt hơn và cần sự riêng tư hơn.
Khoảng 5 năm trước, sinh viên có hai lựa chọn lưu trú là ký túc xá hoặc nhà trọ. Phòng ký túc xá thường có 7-8 người, an ninh đảm bảo nhưng có nhiều nội quy đi kèm. Một số sinh viên đi làm thêm vào buổi tối thường không cảm thấy thuận tiện về mặt giờ giấc nên dần chuyển sang căn hộ chung cư. Hiện tại, mạng xã hội có hơn 10 hội nhóm trao đổi thông tin về các căn hộ chung cư quanh khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, bài đăng tìm người ở ghép cũng chiếm đa số.
Số lượng căn hộ lớn nhưng việc tìm nơi vừa ý không dễ dàng với Nguyễn Đặng Nhật Minh (21 tuổi). Nam sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM đã trải qua ba lần chuyển chỗ thuê. Chung cư đầu tiên Minh chọn cách trường 6 km. Sau vài tháng phải đi học trên đường nhiều đoạn xấu, chi chít ổ gà, Minh thường xuyên trễ học nên quyết định chuyển. Chỗ thứ hai Minh ở cùng vài người bạn nhưng không hợp nhau về cách sinh hoạt.
"Do ở ghép tìm người vội vàng nên mình không lường trước được các tình huống phát sinh", chàng trai quê Vĩnh Long nói. Ở chung cư thứ ba Minh sống với hai người bạn trong căn hộ diện tích 50 m2. Hai phòng được chia làm phòng chỉ để học và phòng ngủ. Điều này để tránh mâu thuẫn người này đang ngủ, người kia lại làm ồn. Tiền thuê chia ra mỗi người hai triệu một tháng cũng khá cao với mức phụ huynh Minh đặt ra.
Để giảm chi phí, Minh chọn nấu ăn 5 ngày trong tuần. Nam sinh chỉ mất khoảng 100.000 đồng cho chi phí ăn uống cả ngày, bằng 2/3 số tiền ăn hàng quán trước kia. Khu chung cư có bốn tòa nhà, khuôn viên nhiều cây xanh ở giữa là nơi Minh chạy bộ mỗi sáng. Điều không hài lòng duy nhất của anh là hồ bơi không được miễn phí, vé 35.000 đồng một lượt.
Căn hộ hai phòng ngủ của Nhật Minh tại Dĩ An, Bình Dương, cách trường Đại học Bách Khoa TP HCM hai km, chiều 6/9. Ảnh: Ngọc Ngân
Thu Thảo (20 tuổi) cũng từng rơi vào tình huống bất tiện khi ở ghép. Hai năm trước, nữ sinh viên ngành báo chí nhập học muộn nên ký túc xá chỉ còn phòng 8 người. Thảo cảm thấy khó hòa nhập nên chủ động tìm chung cư. Trong căn hộ diện tích 80 m2, Thảo và các bạn chia lịch dọn dẹp, rửa chén, lau nhà, quét nhà cụ thể. Thảo cho biết ở căn hộ có ưu điểm không gian rộng, sinh hoạt thoải mái nhưng nếu ở cùng người lạ không hiểu tính tình, tình trạng dùng đồ không xin phép, bừa bộn, trộm cắp vẫn xảy ra như thường.
Chính vì tình huống trên, anh Đàm Quốc Anh với kinh nghiệm hỗ trợ sinh viên nhiều năm, nhấn mạnh việc tìm hiểu kỹ thông tin nơi ở và người cùng ở, tốt nhất là ở cùng bạn bè, người quen từ trước để tránh xung đột sinh hoạt.
Sau thời gian ở cùng ba người bạn từ cấp 3, Bình An vẫn xem đó là quyết định đúng đắn. "Có người ở cùng ốm đau, chia sẻ việc học tập. Mọi sinh hoạt còn lại cũng rất thoải mái", cô nói.