Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Ba, ngày 12/11/2024 08:02 AM (GMT+7)
Chia sẻ
Dân biển Ninh Thuận quê mình gọi là "cua mãng cầu" vì cái mu nó có khía rãnh, u lên cục cục giống trái mãng cầu ta; con này rất độc, dân biển đôi khi cũng bị nhầm.
Du khách thuê thuyền tham quan các rạn san hô, bãi ngầm ngắm cảnh và bắt hải sản, trong đó bắt nhiều loài hình dáng rất đẹp nhưng mang độc tố như bạch tuộc đốm xanh, cá nóc, cua mặt quỷ,...
Nhất là cua mặt quỷ, cua hạt, cua mảng cầu... loài này xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vũng triều thấp.
Chúng chứa chất độc cực mạnh, diễn biến ngộ độc loài cua này đến rất nhanh, có thể xuất hiện sau khi ăn trong vòng vài giờ trở lại.
Nhất là các trẻ em nhỏ vui đùa, nghịch nước tại các bãi đá, vũng vịnh cạn thường hay bắt cá, cua, ốc đem về nhà chơi nấu ăn.
Gần đây tại Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng... một vài trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng đã được ghi nhận liên quan đến việc ăn phải cua hạt, cua mặt quỷ.
Nạn nhân đã trải qua các triệu chứng nguy cấp như nôn mửa, huyết áp bất ổn và liệt cơ, suy hô hấp sau khi ăn cua đã được nấu chín.
Sau khi ăn trúng chất độc này, khoảng 10 phút sau có biểu hiện có tê đầu lưỡi, tê hai tay và lan xuống chân, suy hô hấp gây khó thở.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự hiện diện của ít nhất ba loài cua biển cực độc tại các vùng biển Việt Nam; đáng chú ý là cua mặt quỷ, cua mảng cầu và cua hạt. Các loài cua này có môi trường sinh sống tập trung chủ yếu thuộc các vùng biển miền Trung và Nam Trung bộ.
Theo phân tích y khoa, thịt và trứng của các loài cua này chứa các độc tố thần kinh mạnh như Tetrodotoxin, Gonyautoxin và Saxitoxin; những chất độc này có khả năng chịu nhiệt cao, nên không bị phân hủy khi nấu chín ở môi trường nhiệt độ sôi bình thường.
Hình ảnh ghi nhận tại một số vùng biển miền Trung, cua mặt quỷ với vỏ đầu ngực hình elip ngang, bề mặt lưng hơi lồi và màu sắc sặc sỡ.
Theo chị Dương Thị Tường Vy, ở làng chài Mỹ Khê – Quảng Ngãi, có rất nhiều con cua hoặc con ghẹ, con ốc, con cá dân vùng biển mình chẳng ăn bao giờ vì ngư dân họ phân biệt được hoặc ăn thứ đó nó dở họ không ăn theo kinh nghiệm cha ông truyền lại qua bao đời ngư nghiệp.
Nhưng nhiều người không phải dân biển, nhất là du khách, họ không rành nên vẫn ăn, dẫn đến ngộ độc hoặc dị ứng nặng. Ngoài ra, nhiều con hải sản vốn không đọc nhưng cơ địa của người ăn lại dị ứng nặng cũng nguy kịch như một vài loại ốc nếu không biết ăn, ăn xong chảy dãi ngứa ngáy, say sẩm mặt mày.
Loài cua này sống tại các rạn san hô gần bờ, vùng triều thấp sống tại các vùng biển từ Vũng Tàu đến Đà Nẵng, có màu gần với màu san hô nên khó để nhận diện.
Chị Trần Thị Xuân Trang cho biết, dân biển Ninh Thuận quê mình gọi là cua mãng cầu vì cái mu nó có khứa rãnh giống trái mãng cầu ta. Con này rất độc, dân biển còn bị nhầm. Lần đó cậu mình ăn phải con cua hay tôm gì đó mà sưng phù hết người, bí tiểu, tưởng đi luôn rồi chứ, hên là ăn ko nhiều nên còn cứu được.
Đối với các loại hải sản, du khách khi ăn cẩn thận vẫn tốt hơn, nhất là các loại hải sản khách thường tự thuê thuyền, ghe thúng đi câu, chài bắt từ biển lên hay bắt tại các bãi đá, vũng cạn. Ngó thấy loài nào màu sắc sặc sỡ, lạ… cần phải hỏi kỹ bà con ngư dân tại chỗ, chị Trang khuyến cáo.
Cua mặt quỷ với vân trên mai hình dáng khuôn mặt đầu lâu hoa văn rất đặc trưng và dễ nhận biết.
Báo cáo cho biết, độc tố của loài cua này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: tê bì môi lưỡi, liệt cơ, giãn đồng tử, co giật, tụt huyết áp và cuối cùng là suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Anh Ngô Quang Phúc kể, hồi du lịch tắm biển Côn Đảo, nước rút em bắt dưới rạn khá nhiều. Xong đem về khách sạn; chủ ks bảo cua mặt quỷ ăn chết người, lấy chày đập bẹp bỏ thùng rác. May quá bữa đó bếp gas mini hư mới xách về, chứ không luộc ăn tại chỗ là "xong" luôn rồi.
Để tránh gặp họa vì loài cua độc, nguy hiểm này, du khách nên lưu ý những dấu hiệu nhận dạng cua mặt quỷ/mảng cầu/hạt dưới đây:
Cua mảng cầu hình dạng phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay, có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ.
Cua này khi còn sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua có màu nâu đen.
Cua hạt, dễ nhận biết với phần mai, vỏ gồ lên từng múi, màu lốm đốm chấm đỏ khá giống với cua mảng cầu.
Theo Viện hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ tên khoa học Zosimus aeneus với độc tố saxitonin. Độc chủ yếu nằm trong thịt, trứng và nhiều nhất nằm trong thịt càng và chân cua. Một người ăn chỉ 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại này là có thể ngộ độc dẫn đến tử vong.
Khi bị ngộ độc, người bệnh có biểu hiện tê rát, bỏng ở môi, đầu lưỡi, đau bụng và có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, tê bì chân tay, đi đứng loạng choạng, rối loạn ý thức, hôn mê. Những người ngộ độc nặng có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra còn các loài sam vích, bạch tuộc xanh, cá nóc v.v.. cũng chứa chất độc gây nguy hiểm chết người khi ăn phải, người dân và du khách cần đặc biệt lưu ý.
Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, người dân tuyệt đối không nên ăn các loại cua này. Chỉ ăn các loại hải sản, tôm, cua, cá, mực, ghẹ… quen thuộc. Những loại cua, ghẹ lạ, hình dáng, màu sắc khác thường thì không nên ăn.
Đối với, những người dân đi biển nên dự trữ mang theo than hoạt tính để trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc có thể gây nôn và uống ngay tại chỗ để giải độc. Trên tàu, thuyền đi biển cũng nên trang bị các phương tiện cấp cứu ban đầu để sơ cứu nạn nhân…
Phần 2: Bạch tuộc đốm xanh, loài chứa độc tố xyanua (cyanide) mạnh nhất nhì xứ sở Long Vương
Thời gian vừa qua, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp một ngư dân 46 tuổi ở Thanh Hóa được chuyển đến trong tình trạng ngộ độc nặng, ngừng tim sau khi ăn cua mặt quỷ. Sau ăn khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, nôn nhiều, tê bì miệng, lưỡi, chân tay.
Trước đó anh Lê Văn Mua, 34 tuổi, ở Côn Đảo, sau khi ăn một con cua lạ thì bị tê lưỡi, cứng chân tay, khó thở. Nạn nhân ở Côn Đảo đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu, giãn đồng tử, liệt tứ chi.
Chia sẻ
Tiêu Du
Chia sẻ
Dân biển Ninh Thuận quê mình gọi là "cua mãng cầu" vì cái mu nó có khía rãnh, u lên cục cục giống trái mãng cầu ta; con này rất độc, dân biển đôi khi cũng bị nhầm.
Du khách thuê thuyền tham quan các rạn san hô, bãi ngầm ngắm cảnh và bắt hải sản, trong đó bắt nhiều loài hình dáng rất đẹp nhưng mang độc tố như bạch tuộc đốm xanh, cá nóc, cua mặt quỷ,...
Nhất là cua mặt quỷ, cua hạt, cua mảng cầu... loài này xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vũng triều thấp.
Chúng chứa chất độc cực mạnh, diễn biến ngộ độc loài cua này đến rất nhanh, có thể xuất hiện sau khi ăn trong vòng vài giờ trở lại.
Nhất là các trẻ em nhỏ vui đùa, nghịch nước tại các bãi đá, vũng vịnh cạn thường hay bắt cá, cua, ốc đem về nhà chơi nấu ăn.
Gần đây tại Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng... một vài trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng đã được ghi nhận liên quan đến việc ăn phải cua hạt, cua mặt quỷ.
Nạn nhân đã trải qua các triệu chứng nguy cấp như nôn mửa, huyết áp bất ổn và liệt cơ, suy hô hấp sau khi ăn cua đã được nấu chín.
Sau khi ăn trúng chất độc này, khoảng 10 phút sau có biểu hiện có tê đầu lưỡi, tê hai tay và lan xuống chân, suy hô hấp gây khó thở.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự hiện diện của ít nhất ba loài cua biển cực độc tại các vùng biển Việt Nam; đáng chú ý là cua mặt quỷ, cua mảng cầu và cua hạt. Các loài cua này có môi trường sinh sống tập trung chủ yếu thuộc các vùng biển miền Trung và Nam Trung bộ.
Theo phân tích y khoa, thịt và trứng của các loài cua này chứa các độc tố thần kinh mạnh như Tetrodotoxin, Gonyautoxin và Saxitoxin; những chất độc này có khả năng chịu nhiệt cao, nên không bị phân hủy khi nấu chín ở môi trường nhiệt độ sôi bình thường.
Hình ảnh ghi nhận tại một số vùng biển miền Trung, cua mặt quỷ với vỏ đầu ngực hình elip ngang, bề mặt lưng hơi lồi và màu sắc sặc sỡ.
Theo chị Dương Thị Tường Vy, ở làng chài Mỹ Khê – Quảng Ngãi, có rất nhiều con cua hoặc con ghẹ, con ốc, con cá dân vùng biển mình chẳng ăn bao giờ vì ngư dân họ phân biệt được hoặc ăn thứ đó nó dở họ không ăn theo kinh nghiệm cha ông truyền lại qua bao đời ngư nghiệp.
Nhưng nhiều người không phải dân biển, nhất là du khách, họ không rành nên vẫn ăn, dẫn đến ngộ độc hoặc dị ứng nặng. Ngoài ra, nhiều con hải sản vốn không đọc nhưng cơ địa của người ăn lại dị ứng nặng cũng nguy kịch như một vài loại ốc nếu không biết ăn, ăn xong chảy dãi ngứa ngáy, say sẩm mặt mày.
Loài cua này sống tại các rạn san hô gần bờ, vùng triều thấp sống tại các vùng biển từ Vũng Tàu đến Đà Nẵng, có màu gần với màu san hô nên khó để nhận diện.
Chị Trần Thị Xuân Trang cho biết, dân biển Ninh Thuận quê mình gọi là cua mãng cầu vì cái mu nó có khứa rãnh giống trái mãng cầu ta. Con này rất độc, dân biển còn bị nhầm. Lần đó cậu mình ăn phải con cua hay tôm gì đó mà sưng phù hết người, bí tiểu, tưởng đi luôn rồi chứ, hên là ăn ko nhiều nên còn cứu được.
Đối với các loại hải sản, du khách khi ăn cẩn thận vẫn tốt hơn, nhất là các loại hải sản khách thường tự thuê thuyền, ghe thúng đi câu, chài bắt từ biển lên hay bắt tại các bãi đá, vũng cạn. Ngó thấy loài nào màu sắc sặc sỡ, lạ… cần phải hỏi kỹ bà con ngư dân tại chỗ, chị Trang khuyến cáo.
Cua mặt quỷ với vân trên mai hình dáng khuôn mặt đầu lâu hoa văn rất đặc trưng và dễ nhận biết.
Báo cáo cho biết, độc tố của loài cua này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như: tê bì môi lưỡi, liệt cơ, giãn đồng tử, co giật, tụt huyết áp và cuối cùng là suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Anh Ngô Quang Phúc kể, hồi du lịch tắm biển Côn Đảo, nước rút em bắt dưới rạn khá nhiều. Xong đem về khách sạn; chủ ks bảo cua mặt quỷ ăn chết người, lấy chày đập bẹp bỏ thùng rác. May quá bữa đó bếp gas mini hư mới xách về, chứ không luộc ăn tại chỗ là "xong" luôn rồi.
Để tránh gặp họa vì loài cua độc, nguy hiểm này, du khách nên lưu ý những dấu hiệu nhận dạng cua mặt quỷ/mảng cầu/hạt dưới đây:
Cua mảng cầu hình dạng phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay, có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ.
Cua này khi còn sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua có màu nâu đen.
Cua hạt, dễ nhận biết với phần mai, vỏ gồ lên từng múi, màu lốm đốm chấm đỏ khá giống với cua mảng cầu.
Theo Viện hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ tên khoa học Zosimus aeneus với độc tố saxitonin. Độc chủ yếu nằm trong thịt, trứng và nhiều nhất nằm trong thịt càng và chân cua. Một người ăn chỉ 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại này là có thể ngộ độc dẫn đến tử vong.
Khi bị ngộ độc, người bệnh có biểu hiện tê rát, bỏng ở môi, đầu lưỡi, đau bụng và có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, tê bì chân tay, đi đứng loạng choạng, rối loạn ý thức, hôn mê. Những người ngộ độc nặng có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra còn các loài sam vích, bạch tuộc xanh, cá nóc v.v.. cũng chứa chất độc gây nguy hiểm chết người khi ăn phải, người dân và du khách cần đặc biệt lưu ý.
Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, người dân tuyệt đối không nên ăn các loại cua này. Chỉ ăn các loại hải sản, tôm, cua, cá, mực, ghẹ… quen thuộc. Những loại cua, ghẹ lạ, hình dáng, màu sắc khác thường thì không nên ăn.
Đối với, những người dân đi biển nên dự trữ mang theo than hoạt tính để trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc có thể gây nôn và uống ngay tại chỗ để giải độc. Trên tàu, thuyền đi biển cũng nên trang bị các phương tiện cấp cứu ban đầu để sơ cứu nạn nhân…
Phần 2: Bạch tuộc đốm xanh, loài chứa độc tố xyanua (cyanide) mạnh nhất nhì xứ sở Long Vương
Thời gian vừa qua, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp một ngư dân 46 tuổi ở Thanh Hóa được chuyển đến trong tình trạng ngộ độc nặng, ngừng tim sau khi ăn cua mặt quỷ. Sau ăn khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, nôn nhiều, tê bì miệng, lưỡi, chân tay.
Trước đó anh Lê Văn Mua, 34 tuổi, ở Côn Đảo, sau khi ăn một con cua lạ thì bị tê lưỡi, cứng chân tay, khó thở. Nạn nhân ở Côn Đảo đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu, giãn đồng tử, liệt tứ chi.
Chia sẻ
Tiêu Du