Cảnh giác thủ đoạn mạo danh trên Zalo, Facebook để lừa đảo

Nguyệt Phan

Well-known member
Cảnh giác thủ đoạn mạo danh trên Zalo, Facebook để lừa đảo



BDK - Hiện nay, Zalo, Facebook đã trở thành ứng dụng phổ biến để kết nối, liên lạc, trao đổi thông tin giữa mọi người trên không gian mạng. Cùng với những tiện ích từ Zalo, Facebook mang lại, một số đối tượng xấu đã thông qua ứng dụng này mạo danh người thân trong gia đình hoặc có quan hệ quen biết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do vậy, mọi người cần hết sức cảnh giác để không mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.


Chị Nguyễn Thị Kim Hương trao đổi sự việc với cán bộ công an. Ảnh: Minh Tân


Chị Nguyễn Thị Kim Hương trao đổi sự việc với cán bộ công an. Ảnh: Minh Tân
Ngày 10-3-2022, chị Nguyễn Thị Kim Hương, sinh năm 1972, ngụ xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook mang tên và hình ảnh đại diện của con gái, nhờ mua thẻ cào điện thoại để bán lại kiếm lời. Vì con gái chị Hương đang xuất khẩu lao động tại Nhật, cũng cần kiếm thêm thu nhập nên chị Hương tin tưởng và thực hiện theo yêu cầu. Chị Hương đã mua 2 lần với tổng cộng 20 triệu đồng tiền thẻ cào điện thoại, chụp mã số nạp thẻ gửi cho đối tượng mạo danh. Sau đó, đối tượng này tiếp tục yêu cầu chị Hương mua thêm 15 triệu đồng nữa, cảm thấy nghi ngờ nên chị Hương đã gọi điện thoại trực tiếp cho con gái thì mới biết mình đã bị lừa. Chị Hương cho biết: “Không biết bằng cách nào mà kẻ mạo danh học được cách nhắn tin trò chuyện giống như con gái tôi, rồi thấy tên và hình đại diện Facebook cũng của con gái nên lúc đầu tôi không nghi ngờ gì hết. Nghĩ là con mình đang muốn kiếm thêm thu nhập nên kêu sao thì tôi làm vậy. Đến khi tôi không còn tiền để mua thì trở mặt, tỏ thái độ hằn học tôi mới giật mình, gọi cho con gái thì vỡ lẽ”.
Theo phân tích của cơ quan chức năng, đối tượng lừa đảo thường thu thập hình ảnh trên Zalo, Facebook của một người nào đó để tạo ra tài khoản có tên và hình ảnh đại diện tương tự hoặc chiếm luôn quyền sử dụng tài khoản. Sau đó, đối tượng sẽ mạo danh chủ tài khoản thật gửi tin nhắn cho những người có quan hệ gia đình, làm ăn thân thiết để vay tiền, nhờ mua đồ, mua thẻ cào điện thoại nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Để nhận diện hành vi lừa đảo dưới hình thức mạo danh trên mạng xã hội, Thượng tá Nguyễn Phương Hòa - Phó trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh khuyến cáo: “Khi nghi ngờ tài khoản Zalo, Facebook… bị chiếm đoạt, chủ tài khoản cần nhanh chóng thông báo cho người thân, bạn bè biết, đề nghị mọi người không làm theo yêu cầu thông qua tài khoản vì có khả năng đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Đối với người nhận được đề nghị vay tiền, chuyển tiền thì nên gọi điện thoại trực tiếp để xác nhận, tránh việc chỉ nhắn tin trao đổi qua các ứng dụng mạng xã hội”.
 
Bên trên