Thanh Thúy
Well-known member
Khi mà mối nguy hiểm từ các video giả mạo do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, được gọi là Deepfake, chưa lắng xuống thì một công nghệ khác đang đe dọa người dùng là Clearfake đã xuất hiện.
Theo GearRice, các nhà nghiên cứu hiện đã cảnh báo mọi người về công nghệ lừa đảo mới có tên Clearfake. Về cơ bản, Clearfake cũng giống như Deepfake khi những kẻ lừa đảo sử dụng video, ảnh, trang web giả mạo… tạo ra từ AI để gài bẫy mọi người. Thông tin sai lệch, video, hình ảnh và phần mềm độc hại sẽ được gửi đến mọi người thông qua đó.
Mục tiêu mà phần mềm độc hại AMOS hướng đến là các sản phẩm Apple
FIRSTPOT
Quan trọng hơn, với Clearfake, những kẻ lừa đảo sẽ cài đặt phần mềm giả mạo vào hệ thống của mọi người và từ đó đánh cắp thông tin cá nhân của họ khỏi hệ thống.
Mối quan tâm về Clearfake được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra một mối đe dọa mạng mới vào đầu năm nay có tên Atomic macOS Stealer (AMOS) - một phần mềm độc hại tinh vi chủ yếu nhắm vào người dùng Apple. Sau khi được cài đặt trên hệ thống của người dùng, nó có khả năng trích xuất thông tin nhạy cảm bao gồm mật khẩu iCloud Keychain, chi tiết thẻ tín dụng, ví tiền điện tử và các loại tệp khác.
Phần mềm độc hại này vốn là mối đe dọa đối với người dùng nhưng giờ đây những kẻ lừa đảo đang chèn chúng vào hệ thống của mọi người thông qua Clearfake. Bằng cách sử dụng Clearfake, chúng đang tạo các trang web giả mạo và yêu cầu người dùng cập nhật trình duyệt của họ. Các trang web và lời nhắc này được thiết kế theo cách khiến người dùng tin rằng nó là chính hãng và chấp nhận cài đặt AMOS. Ngay sau khi AMOS được cài đặt vào hệ thống, nó sẽ bắt đầu thu thập tất cả các loại thông tin và từ đây quyền riêng tư của người dùng bắt đầu chấm dứt. Sau khi có được thông tin, chúng sẽ nhắm mục tiêu vào nạn nhân theo nhiều cách khác nhau.
Để tránh những cuộc tấn công như vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dùng hãy luôn tải xuống phần mềm từ trang web chính thức. Tuyệt đối không bao giờ cài đặt bất kỳ phần mềm nào từ bên thứ ba cũng như tiến hành cập nhật phần mềm thường xuyên. Ngoài ra, hãy cảnh giác với các ứng dụng yêu cầu bỏ qua các biện pháp bảo vệ của macOS Gatekeeper và không cài đặt chúng.
Theo GearRice, các nhà nghiên cứu hiện đã cảnh báo mọi người về công nghệ lừa đảo mới có tên Clearfake. Về cơ bản, Clearfake cũng giống như Deepfake khi những kẻ lừa đảo sử dụng video, ảnh, trang web giả mạo… tạo ra từ AI để gài bẫy mọi người. Thông tin sai lệch, video, hình ảnh và phần mềm độc hại sẽ được gửi đến mọi người thông qua đó.
Mục tiêu mà phần mềm độc hại AMOS hướng đến là các sản phẩm Apple
FIRSTPOT
Quan trọng hơn, với Clearfake, những kẻ lừa đảo sẽ cài đặt phần mềm giả mạo vào hệ thống của mọi người và từ đó đánh cắp thông tin cá nhân của họ khỏi hệ thống.
Mối quan tâm về Clearfake được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra một mối đe dọa mạng mới vào đầu năm nay có tên Atomic macOS Stealer (AMOS) - một phần mềm độc hại tinh vi chủ yếu nhắm vào người dùng Apple. Sau khi được cài đặt trên hệ thống của người dùng, nó có khả năng trích xuất thông tin nhạy cảm bao gồm mật khẩu iCloud Keychain, chi tiết thẻ tín dụng, ví tiền điện tử và các loại tệp khác.
Phần mềm độc hại này vốn là mối đe dọa đối với người dùng nhưng giờ đây những kẻ lừa đảo đang chèn chúng vào hệ thống của mọi người thông qua Clearfake. Bằng cách sử dụng Clearfake, chúng đang tạo các trang web giả mạo và yêu cầu người dùng cập nhật trình duyệt của họ. Các trang web và lời nhắc này được thiết kế theo cách khiến người dùng tin rằng nó là chính hãng và chấp nhận cài đặt AMOS. Ngay sau khi AMOS được cài đặt vào hệ thống, nó sẽ bắt đầu thu thập tất cả các loại thông tin và từ đây quyền riêng tư của người dùng bắt đầu chấm dứt. Sau khi có được thông tin, chúng sẽ nhắm mục tiêu vào nạn nhân theo nhiều cách khác nhau.
Để tránh những cuộc tấn công như vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dùng hãy luôn tải xuống phần mềm từ trang web chính thức. Tuyệt đối không bao giờ cài đặt bất kỳ phần mềm nào từ bên thứ ba cũng như tiến hành cập nhật phần mềm thường xuyên. Ngoài ra, hãy cảnh giác với các ứng dụng yêu cầu bỏ qua các biện pháp bảo vệ của macOS Gatekeeper và không cài đặt chúng.