Trước tình trạng căng thẳng về nguồn cung, thủy điện Sơn La yêu cầu nhân viên thực hiện tiết kiệm điện triệt để, đồng thời cắt điều hòa tại khu vực trụ sở.
Tuy nhiên, do lượng nước vẫn sát mực nước chết 176/175m nên nhà máy thủy điện Sơn La vẫn dừng phát điện. Chúng tôi hy vọng mấy ngày tới tiếp tục có mưa để tăng lưu lượng nước về hồ ”, ông Thế Anh nói.
Khu vực hạ du thủy điện Sơn La cạn trơ đáy. (Ảnh: Minh Nguyễn).
Theo ông Khương Thế Anh, tình hình nắng nóng hiện nay với mực nước hồ giảm thấp, dẫn đến nhiều khó khăn, trong đó có áp lực không thể cung cấp nhiều năng lượng điện lên hệ thống điện quốc gia, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân.
Việc nước hồ cạn, dẫn đến phát công suất ở vùng dưới của đặc tính tuabin (với cột nước thấp hơn bình thường), khiến tiêu tốn nhiều thể tích nước hơn để cùng tạo ra 1kWh điện, lãng phí nước hơn, nhưng vẫn phải phát để hỗ trợ tối đa cho hệ thống (trong khả năng của tuabin).
"Trước tình trạng đó, lãnh đạo nhà công ty đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hành tiết kiệm điện” , ông Khương Thế Anh nói.
Cán bộ công nhân nhà máy thủy điện Sơn La thực hiện việc không sử dụng điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời dưới 35 độ C.
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà tại vùng đất xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây dựng năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, thủy điện Sơn La được khánh thành vào tháng 12/2012, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó.
Các khu vực công cộng được tiết giảm tối đa ánh sáng và thực hiện điều chỉnh thời gian bật, tắt tự động hệ thống chiếu sáng.
Các thiết bị điện như cây nóng lạnh, bình nước nóng... đều đã tắt nguồn. Hiện nay, công ty thay bằng các bình nước tinh khiết có sẵn để tiết kiệm điện.
Các phòng làm việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Ở khu vực gian máy cũng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Buổi tối, cũng chỉ bật đèn với mức ánh sáng phù hợp.
Tuy nhiên, do lượng nước vẫn sát mực nước chết 176/175m nên nhà máy thủy điện Sơn La vẫn dừng phát điện. Chúng tôi hy vọng mấy ngày tới tiếp tục có mưa để tăng lưu lượng nước về hồ ”, ông Thế Anh nói.
Khu vực hạ du thủy điện Sơn La cạn trơ đáy. (Ảnh: Minh Nguyễn).
Theo ông Khương Thế Anh, tình hình nắng nóng hiện nay với mực nước hồ giảm thấp, dẫn đến nhiều khó khăn, trong đó có áp lực không thể cung cấp nhiều năng lượng điện lên hệ thống điện quốc gia, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân.
Việc nước hồ cạn, dẫn đến phát công suất ở vùng dưới của đặc tính tuabin (với cột nước thấp hơn bình thường), khiến tiêu tốn nhiều thể tích nước hơn để cùng tạo ra 1kWh điện, lãng phí nước hơn, nhưng vẫn phải phát để hỗ trợ tối đa cho hệ thống (trong khả năng của tuabin).
"Trước tình trạng đó, lãnh đạo nhà công ty đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hành tiết kiệm điện” , ông Khương Thế Anh nói.
Cán bộ công nhân nhà máy thủy điện Sơn La thực hiện việc không sử dụng điều hòa khi nhiệt độ ngoài trời dưới 35 độ C.
Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà tại vùng đất xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây dựng năm 2005. Sau 7 năm xây dựng, thủy điện Sơn La được khánh thành vào tháng 12/2012, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó.
Các khu vực công cộng được tiết giảm tối đa ánh sáng và thực hiện điều chỉnh thời gian bật, tắt tự động hệ thống chiếu sáng.
Các thiết bị điện như cây nóng lạnh, bình nước nóng... đều đã tắt nguồn. Hiện nay, công ty thay bằng các bình nước tinh khiết có sẵn để tiết kiệm điện.
Các phòng làm việc tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Ở khu vực gian máy cũng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Buổi tối, cũng chỉ bật đèn với mức ánh sáng phù hợp.