Nguyễn May
Well-known member
Khi rảnh rỗi, đôi vợ chồng trẻ lại rong ruổi quanh các bản làng, mua lại những món đồ cũ mà các gia đình không dùng đến, để cải tạo thành những món đồ trang trí cho không gian sống của mình.
Cùng chung đam mê nghệ thuật, yêu cái đẹp, nên trước khi kết hôn, chị Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) và anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1994) đã thuê một mảnh đất gần 800m2 tại thôn Giàng Tả Chải, xã Tả Van, thị xã Sapa (Lào Cai), tự tay xây dựng tổ ấm đơn sơ, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên.
Chị Giang chia sẻ, vợ chồng chị biết đến mảnh đất này một cách tình cờ chỉ sau vài hôm tìm kiếm. Giá thuê của mảnh đất thay đổi theo thời gian, dao động trên dưới 10 triệu đồng/tháng.
Mảnh đất có sẵn một căn nhà hoang, xung quanh bao bọc bởi những thửa ruộng trồng lúa xanh ngát của bà con dân tộc thiểu số. Không gian nơi đây yên bình, nên thơ, lại thay đổi màu sắc theo từng mùa vụ khiến vợ chồng chị Giang "rung động" từ cái nhìn đầu tiên.
Khi bắt tay vào cải tạo, hai vợ chồng tự làm hầu hết mọi thứ, từ việc sửa sang nhà đến trồng trọt, trang trí... Chỉ có một vài công việc đặc thù cần máy móc, cả hai mới thuê người hỗ trợ.
Cặp đôi còn bố trí thêm các bậc thang, lối đi lát gỗ, xây thêm nhà chòi và sắp xếp thêm bàn ghế để ngồi ngắm cảnh. Dù mọi thứ được bày trí đơn giản, song góc nào trong căn nhà cũng trở thành điểm check-in lý tưởng.
Cùng là những người con của Lào Cai, lại cùng yêu nghệ thuật, nên vợ chồng chị Giang sửa sang căn nhà với định hướng giản dị nhưng vẫn mang đậm nét đẹp của quê hương. Tổng chi phí đầu tư khoảng 500-600 triệu đồng.
"Có thể nói chúng tôi bắt đầu bằng con số 0, bởi ban đầu căn nhà xơ xác, chẳng có gì. Sau vài tháng, chúng tôi cũng hoàn thiện được căn nhà mơ ước. Chỗ nào chưa đẹp, vợ chồng tôi sửa đi sửa lại đến khi hài lòng thì thôi", chị Giang tâm sự.
Khi rảnh rỗi, chị Giang và chồng cùng đi tập thể dục, leo núi, rồi lân la xuống những bản làng để mua lại những đồ vật cũ, vật dụng bằng gỗ, vải đay của nhiều gia đình không dùng đến mang về tô vẽ, biến chúng thành đồ trang trí trong nhà.
Mọi ngóc ngách trong tổ ấm của vợ chồng chị Giang đâu đâu cũng có những món đồ trang trí thủ công được tô màu độc đáo.
Tính đến nay, vợ chồng chị Giang đã kết hôn gần một năm, căn nhà nhỏ giữa đồng ruộng của vợ chồng chị cũng tồn tại được gần 2 năm. Để nơi ở có thêm tiếng cười, vợ chồng chị Giang mở quán cà phê "view ruộng đồng" để tiếp khách du lịch.
Không chỉ vậy, trong chính căn nhà của mình, cặp đôi bố trí một căn phòng với sức chứa 4 người dành cho khách du lịch có nhu cầu lưu trú. Ở đây, du khách được đánh thức bằng những cơn gió sớm se lạnh và ánh nắng chan hòa.
"Hầu hết khách đến ở là người nước ngoài, biết đến cảnh đẹp nơi đây nên muốn tá túc để hòa mình với thiên nhiên. Chồng tôi vốn là hướng dẫn viên du lịch, nên cũng có thể giao tiếp tốt với du khách ngoại quốc", chị Giang nói.
Là người hoạt động trong lĩnh vực hội họa, nên chị Giang vừa sáng tác tranh, vừa hướng dẫn du khách vẽ. Tranh của chị Giang chủ yếu mang dấu ấn văn hóa, thể hiện sự dung dị của con người vùng cao.
Theo chị, hội họa không chỉ là đam mê mà đó còn là cách chị lan tỏa nét đẹp văn hóa của quê hương, đất nước. "Nhiều khách ngoại quốc đến lưu trú, uống cà phê rất thích tranh của tôi nên mua mang về nước. Qua bức tranh, hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam sẽ được lan rộng hơn, xa hơn", chị Giang bộc bạch.
Chị Giang nói thêm, giá trị lớn nhất mà vợ chồng chị có được khi xây dựng không gian sống bình dị này chính là sự êm đềm, tự do, không áp lực. Từ ngày có không gian sống "chữa lành", tinh thần và sức khỏe của vợ chồng chị tốt hơn trước, từ đó cảm hứng nghệ thuật của chị cũng dồi dào, sinh động hơn.
Cùng chung đam mê nghệ thuật, yêu cái đẹp, nên trước khi kết hôn, chị Phạm Thị Thùy Giang (SN 1997) và anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1994) đã thuê một mảnh đất gần 800m2 tại thôn Giàng Tả Chải, xã Tả Van, thị xã Sapa (Lào Cai), tự tay xây dựng tổ ấm đơn sơ, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên.
Chị Giang chia sẻ, vợ chồng chị biết đến mảnh đất này một cách tình cờ chỉ sau vài hôm tìm kiếm. Giá thuê của mảnh đất thay đổi theo thời gian, dao động trên dưới 10 triệu đồng/tháng.
Mảnh đất có sẵn một căn nhà hoang, xung quanh bao bọc bởi những thửa ruộng trồng lúa xanh ngát của bà con dân tộc thiểu số. Không gian nơi đây yên bình, nên thơ, lại thay đổi màu sắc theo từng mùa vụ khiến vợ chồng chị Giang "rung động" từ cái nhìn đầu tiên.
Khi bắt tay vào cải tạo, hai vợ chồng tự làm hầu hết mọi thứ, từ việc sửa sang nhà đến trồng trọt, trang trí... Chỉ có một vài công việc đặc thù cần máy móc, cả hai mới thuê người hỗ trợ.
Cặp đôi còn bố trí thêm các bậc thang, lối đi lát gỗ, xây thêm nhà chòi và sắp xếp thêm bàn ghế để ngồi ngắm cảnh. Dù mọi thứ được bày trí đơn giản, song góc nào trong căn nhà cũng trở thành điểm check-in lý tưởng.
Cùng là những người con của Lào Cai, lại cùng yêu nghệ thuật, nên vợ chồng chị Giang sửa sang căn nhà với định hướng giản dị nhưng vẫn mang đậm nét đẹp của quê hương. Tổng chi phí đầu tư khoảng 500-600 triệu đồng.
"Có thể nói chúng tôi bắt đầu bằng con số 0, bởi ban đầu căn nhà xơ xác, chẳng có gì. Sau vài tháng, chúng tôi cũng hoàn thiện được căn nhà mơ ước. Chỗ nào chưa đẹp, vợ chồng tôi sửa đi sửa lại đến khi hài lòng thì thôi", chị Giang tâm sự.
Khi rảnh rỗi, chị Giang và chồng cùng đi tập thể dục, leo núi, rồi lân la xuống những bản làng để mua lại những đồ vật cũ, vật dụng bằng gỗ, vải đay của nhiều gia đình không dùng đến mang về tô vẽ, biến chúng thành đồ trang trí trong nhà.
Mọi ngóc ngách trong tổ ấm của vợ chồng chị Giang đâu đâu cũng có những món đồ trang trí thủ công được tô màu độc đáo.
Tính đến nay, vợ chồng chị Giang đã kết hôn gần một năm, căn nhà nhỏ giữa đồng ruộng của vợ chồng chị cũng tồn tại được gần 2 năm. Để nơi ở có thêm tiếng cười, vợ chồng chị Giang mở quán cà phê "view ruộng đồng" để tiếp khách du lịch.
Không chỉ vậy, trong chính căn nhà của mình, cặp đôi bố trí một căn phòng với sức chứa 4 người dành cho khách du lịch có nhu cầu lưu trú. Ở đây, du khách được đánh thức bằng những cơn gió sớm se lạnh và ánh nắng chan hòa.
"Hầu hết khách đến ở là người nước ngoài, biết đến cảnh đẹp nơi đây nên muốn tá túc để hòa mình với thiên nhiên. Chồng tôi vốn là hướng dẫn viên du lịch, nên cũng có thể giao tiếp tốt với du khách ngoại quốc", chị Giang nói.
Là người hoạt động trong lĩnh vực hội họa, nên chị Giang vừa sáng tác tranh, vừa hướng dẫn du khách vẽ. Tranh của chị Giang chủ yếu mang dấu ấn văn hóa, thể hiện sự dung dị của con người vùng cao.
Theo chị, hội họa không chỉ là đam mê mà đó còn là cách chị lan tỏa nét đẹp văn hóa của quê hương, đất nước. "Nhiều khách ngoại quốc đến lưu trú, uống cà phê rất thích tranh của tôi nên mua mang về nước. Qua bức tranh, hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam sẽ được lan rộng hơn, xa hơn", chị Giang bộc bạch.
Chị Giang nói thêm, giá trị lớn nhất mà vợ chồng chị có được khi xây dựng không gian sống bình dị này chính là sự êm đềm, tự do, không áp lực. Từ ngày có không gian sống "chữa lành", tinh thần và sức khỏe của vợ chồng chị tốt hơn trước, từ đó cảm hứng nghệ thuật của chị cũng dồi dào, sinh động hơn.