Cây cầu ở Phú Yên làm hoàn toàn từ gỗ, du khách 'thót tim' lái xe băng qua

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Với chiều dài khoảng 800m, được mệnh danh là cầu gỗ dài nhất Việt Nam, cầu Ông Cọp không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương mà còn trở thành điểm check-in hấp dẫn ở Phú Yên.
Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 35km và cách mặt tiền quốc lộ 1 - đoạn gần dốc Vườn Xoài khoảng 100m, cầu gỗ Ông Cọp (còn được gọi là cầu miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh) không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân bản địa mà còn là điểm check-in thu hút du khách khi tới Phú Yên.


Cầu Ông Cọp thu hút du khách đến tham quan chụp ảnh. Ảnh: @ntluan1910















Cầu Ông Cọp thu hút du khách đến tham quan chụp ảnh. Ảnh: @ntluan1910








Cầu Ông Cọp nối các thôn phía Bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, bắc qua đoạn cửa sông Bình Bá (còn gọi là sông Phú Ngân) thông ra đầm Ô Loan.

Nếu đi qua cây cầu này, người dân sẽ rút ngắn được khoảng cách chừng 10km so với việc di chuyển từ huyện Tuy An qua thị xã Sông Cầu, hoặc đi thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Đầu cầu phía phường Xuân Đài có dựng chòi canh do một hộ gia đình quản lý để thu phí. Ảnh: @ngaplusolivier

Đầu cầu phía phường Xuân Đài có dựng chòi canh do một hộ gia đình quản lý để thu phí. Ảnh: @ngaplusolivier

Theo chia sẻ từ người dân địa phương, cầu gỗ Ông Cọp được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng. Cầu dài khoảng 800m, được mệnh danh là cầu gỗ dài nhất Việt Nam.

Phần ván cầu làm từ thân cây phi lao, bạch đàn, độ rộng đủ cho hai xe máy đi ngược chiều. Thành cầu làm bằng thân tre già, được cố định bằng các sợi dây kẽm, đinh ốc. Dưới chân cầu là những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hư hỏng sẽ được thay, sửa ngay.

Cây cầu ở Phú Yên làm hoàn toàn từ gỗ, du khách 'thót tim' lái xe băng qua - 3


Vào mùa mưa bão, cầu Ông Cọp thường bị hư hỏng nhưng luôn được người dân địa phương góp tiền dựng lại kịp thời. Ảnh: @thue.thea

Vào mùa mưa bão, cầu Ông Cọp thường bị hư hỏng nhưng luôn được người dân địa phương góp tiền dựng lại kịp thời. Ảnh: @thue.thea

Cầu Ông Cọp cũng là lối đi tắt tới các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như ghềnh Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang...

Những du khách từng có dịp ghé thăm nơi đây cho biết, họ không chỉ ấn tượng với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của cây cầu gỗ mà còn trầm trồ trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh.

Khách Tây thích thú lái xe qua cầu Ông Cọp, ví đây là trải nghiệm cảm giác mạnh. Ảnh: @jawmeling

Khách Tây thích thú lái xe qua cầu Ông Cọp, ví đây là trải nghiệm "cảm giác mạnh". Ảnh: @jawmeling

Từng có dịp đến cầu Ông Cọp, Phương Thảo (Hà Nội) cho biết, cô cảm thấy "thót tim", hồi hộp khi di chuyển qua cây cầu gỗ chỉ đủ hai xe máy đi ngược chiều.

"Cầu làm hoàn toàn bằng gỗ, có chỗ ván bị hở hay gãy nên mỗi khi đi qua, xe lại rung lên. Dù ngồi sau tài xế có kinh nghiệm nhưng cảm giác chạy xe trên cây cầu nhỏ, nằm giữa biển nước mênh mông khiến mình có chút dè chừng.

Tuy nhiên, đây là trải nghiệm đáng thử khi bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp hai bên cầu", Thảo nói.

Cây cầu ở Phú Yên làm hoàn toàn từ gỗ, du khách 'thót tim' lái xe băng qua - 6


Cây cầu ở Phú Yên làm hoàn toàn từ gỗ, du khách 'thót tim' lái xe băng qua - 7


Du khách đứng ở góc nào cũng có thể chụp những bức ảnh đẹp ở cầu gỗ Ông Cọp. Ảnh: meo.my, hbcuong, dieuhuong92

Du khách đứng ở góc nào cũng có thể chụp những bức ảnh đẹp ở cầu gỗ Ông Cọp. Ảnh: meo.my, hbcuong, dieuhuong92

Theo nữ du khách, thời điểm lý tưởng để đến cầu gỗ Ông Cọp là lúc sáng sớm hoặc chiều tà. Khi ấy, ánh nắng dịu nhẹ, thời tiết mát mẻ, thích hợp cho du khách chụp ảnh check-in hay săn khoảnh khắc bình minh, hoàng hôn thơ mộng.

Du khách cũng cần xem trước dự báo thời tiết, tránh di chuyển qua đây vào mùa mưa bão để có chuyến đi thuận lợi và an toàn.

Để đến được cầu Ông Cọp, du khách có thể lựa chọn di chuyển theo hai cung đường được đánh giá là an toàn và có nhiều cảnh đẹp nhất.

Một là, từ thành phố Tuy Hòa, du khách chạy xe theo đường Lê Duẩn rồi đi thẳng đến cây xăng Petrolimex số 17. Qua cây xăng, du khách tiếp tục di chuyển theo hướng cầu An Hòa ra quốc lộ 1A, đi thêm chừng 100m là tới.

Cung đường này dài khoảng 35km, đi qua nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nên du khách có thể kết hợp đi cầu gỗ Ông Cọp với những điểm đến khác.

Cầu gỗ Ông Cọp nằm trên tuyến du lịch cánh phía bắc của Phú Yên. Ảnh: @vietlong

Cầu gỗ Ông Cọp nằm trên tuyến du lịch cánh phía bắc của Phú Yên. Ảnh: @vietlong

Hai là, từ thị trấn Sông Cầu, du khách chạy theo hướng quốc lộ 1A, qua cầu Ngân Sơn rồi rẽ phải, đi vào hướng nhà thờ Mằng Lăng. Từ đây, bạn hỏi tiếp người dân địa phương đường đến cầu gỗ Ông Cọp. Cung đường này dài hơn 50km.

Nếu có dịp tới cầu gỗ Ông Cọp, du khách có thể kết hợp khám phá một số điểm đến thú vị ở huyện Tuy An như: Chợ Giai Sơn – chợ dân sinh rẻ nhất Việt Nam; ghềnh Đá Đĩa; cù lao Mái nhà; hòn Yến; nhà thờ Mằng Lăng; đầm Ô Loan…

Tới đây, bạn cũng đừng quên thưởng thức một số món ngon, đặc sản hấp dẫn với giá bình dân như: Bánh hỏi lòng heo, gỏi cá mai, mắt cá ngừ đại dương, chả dông, cá bò hòm, bánh canh hẹ,…
 
Bên trên