Cây có "la hét" khi bị đau hoặc gặp nguy hiểm?

toringuyen0509

Well-known member
Cây có la hét khi bị đau hoặc gặp nguy hiểm?


Anh em có bao giờ nghĩ nếu chúng ta cắt một cái cây (hoặc cành của nó) thì nó sẽ la lên. Dĩ nhiên là cây nó sẽ không la lên giống như cách mà chúng ta la lên khi bị đau. Thay vào đó, cây phát ra tiếng bốp hoặc lách cách ở tần số siêu âm nằm ngoài phạm vi thính giác của con người. Âm thanh này sẽ tăng lên khi cây bị căng thẳng. Điều này có thể là một trong những cách mà cây thể hiện sự đau khổ buồn tủi của nó với thế giới xung quanh mình.

Ngay cả trong môi trường yên lặng, có rất nhiều âm thanh mà chúng ta không nghe được, và những âm thanh đó có chứa thông tin. Có những loài động vật sẽ nghe được những âm thanh này, do đó, sự tương tác âm thanh là điều có thể xảy ra. thực vật luôn tương tác với côn trùng và các loài động vật khác, và nhiều loài trong số chúng dùng âm thanh để giao tiếp. Do đó, sẽ hơi sai nếu chúng ta nhận định rằng thực vật không dùng âm thanh. Hơn thế nữa, cây khi bị căng thẳng không hề thụ động như chúng ta nghĩ. Chúng trải qua nhiều thay đổi khá mạnh mẽ, một trong số đó là tiết ra mùi hương. Cây cũng có thể thay đổi màu sắc và hình dạng, ví dụ như cây mắc cỡ mà anh em nào cũng đã từng quen thuộc lúc còn nhỏ. Những thay đổi này có thể báo hiệu cho các cây khác gần đó. Để đáp lại, những cây này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của chính bản thân hoặc thu hút động vật để đối phó với những con khác có thể làm hại cây.

plantscream_2.jpg


Tuy nhiên, liệu cây có phát ra các loại tín hiệu khác hay không, chẳng hạn như âm thanh, vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Vài năm trước, các nhà khoa học nhận thấy cây có thể phát hiện âm thanh, do đó, câu hỏi tiếp theo là liệu cây có phát ra âm thanh hay không? Để trả lời câu hỏi này, họ ghi âm cây cà chua và cây thuốc lá trong nhiều điều kiện khác nhau. Đầu tiên, họ ghi âm khi cây không căng thẳng để có dữ liệu ban đầu. Sau đó, họ ghi âm khi cây bị thiếu nước, và khi cây bị cắt cành. Những bản ghi âm này được thực hiện trong một căn phòng cách âm, sau đó là môi trường nhà kính thông thường. Tiếp theo, các nhà khoa học sử dụng thuật toán máy học để phân biệt giữa âm thanh được tạo ra khi cây không bị stress, khi bị cắt cành, và khi bị thiếu nước.

Những âm thanh mà cây tạo ra (tiếng bốp hoặc lách tách) có tần số quá cao để tai người có thể nhận ra. Những âm thanh có thể được phát hiện trong bán kính hơn 1 m. Cây không bị căng thẳng không tạo ra âm thanh. Ngược lại, cây bị căng thẳng tạo ra nhiều tiếng động hơn, trung bình 40 tiếng lách tách/giờ, tùy thuộc vào loài. Và cây bị thiếu nước tạo ra tiếng ồn dễ nhận thấy nhất. Chúng bắt đầu “lách tách” trước khi có dấu hiệu thiếu nước. Tiếng “lách tách” này xuất hiện nhiều hơn khi thời gian thiếu nước càng lâu và tắt hẳn khi cây bị héo. Không chỉ có cây cà chua và cây thuốc lá, các nhà khoa học thử nghiệm với nhiều loại cây khác nhau và nhận thấy rằng việc phát ra âm thanh là một hoạt động bình thường ở cây lúa mì, bắp, nho, xương rồng và cỏ dại.

plantscream_1.jpg

Nhưng một số điều vẫn còn chưa rõ. Ví dụ, không rõ âm thanh được tạo ra như thế nào. Trong những nghiên cứu trước đây, cây bị thiếu nước có hiện tượng tạo bọt khí, một quá trình theo đó các bong bóng khí trong thân cây hình thành, nở ra và xẹp xuống. Quá trình này tạo ra một tiếng nổ nhỏ có thể nghe được. Chúng ta cũng không rõ nếu các điều kiện căng thẳng khác có tạo ra âm thanh hay không. Mầm bệnh, sự tấn công, tiếp xúc với tia cực tím, nhiệt độ khắc nghiệt và các điều kiện bất lợi khác cũng có thể khiến cây tạo ra những tiếng bốp bốp. Chúng ta cũng không rõ việc tạo ra âm thanh là một quá trình phát triển thích ứng hay là một chuyện hết sức tự nhiên ở thực vật. Thêm nữa, những loài này có thể đã học cách phản ứng với tiếng ồn từ cây bị căng thẳng theo nhiều cách khác nhau. Bây giờ, biết được rằng cây phát ra âm thanh, câu hỏi tiếp theo là “ai nghe những âm thanh này?”.
 
Bên trên