CEO Ford: 'Không phải Tesla, xe điện đến từ đất nước này mới là đối thủ đáng sợ nhất'

Quang Vũ

Moderator
Không phải General Motors hay Toyota, các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc mới là đối thủ khiến lãnh đạo Ford cảm thấy lo ngại trong mảng xe điện hiện nay.


“Chúng tôi coi người Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, đó không phải GM hay Toyota”, Farley nói trong Hội nghị về tài chính bền vững của Morgan Stanley. “70% lượng xe điện trên thế giới là ở Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc, chúng tôi nghĩ vậy.

Về chiến lược đánh bại các đối thủ đến từ Trung Quốc, Jim Farley cho rằng Ford cần sở hữu một thương hiệu đặc biệt hoặc tìm cách cắt giảm chi phí.

“Làm thế nào để có thể đánh bại các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc về chi phí nếu quy mô của họ lớn hơn đến 5 lần?”, Jim Farley tự đặt câu hỏi.



CEO Ford: 'Không phải Tesla, xe điện đến từ đất nước này mới là đối thủ đáng sợ nhất' - Ảnh 1.



Farley chỉ ra các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc khác như SAIC Motor, Great Wall Motor và Geely - nhưng công ty mà ông đang theo dõi sát sao nhất là BYD Auto, công ty năm nay đã trở thành thương hiệu ô tô bán chạy nhất Trung Quốc và đang cạnh tranh với Tesla Inc. của nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Farley ghi nhận quy mô lớn của BYD, các khoản đầu tư vào hóa học pin lithium iron phosphate và mức độ tích hợp dọc cao của nó.

“Tôi thích BYD”. Ông Farley nhấn mạnh: "Hoàn toàn tích hợp theo chiều dọc, năng nổ. Công ty này rất, rất ấn tượng và họ luôn có cam kết đầu tư vào xe điện”.

Hiện BYD đã tăng doanh số bán hàng tại Trung Quốc từ 445.000 chiếc trong năm 2015 lên gần 2 triệu chiếc vào năm ngoái, đưa hãng trở thành một trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu về doanh số bán hàng tại Trung Quốc.



CEO Ford: 'Không phải Tesla, xe điện đến từ đất nước này mới là đối thủ đáng sợ nhất' - Ảnh 2.


Nhận xét của Farley lặp lại nhận xét của các chuyên gia và nhà đầu tư trong ngành về sự phát triển của BYD và các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khác, những công ty được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

Hồi đầu năm, Elon Musk từng lên tiếng ca ngợi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là những người làm việc “chăm chỉ và thông minh nhất”. Tương tự Jim Farley, tỷ phú người Mỹ cũng xem các hãng ô tô Trung Quốc là đối thủ khó khăn nhất trong lĩnh vực xe điện.


“BYD có một vị trí rất lớn, cả từ góc độ xe điện và cả khía cạnh sản xuất pin”, Philip Ripman, giám đốc danh mục đầu tư tại Storebrand Asset Management, nói với CNBC Pro Talks vào tuần trước.

Ripman, người quản lý quỹ bền vững Giải pháp Toàn cầu Storebrand trị giá 1 tỷ USD, nhấn mạnh sự phát triển của BYD trong công nghệ pin natri-ion rẻ hơn, có khả năng thay thế pin lithium. Ông lưu ý rằng những điều này có thể trở nên phổ biến trong những chiếc xe điện giá cả phải chăng hơn của BYD và giúp tăng tỷ suất lợi nhuận cho nhà sản xuất ô tô.



CEO Ford: 'Không phải Tesla, xe điện đến từ đất nước này mới là đối thủ đáng sợ nhất' - Ảnh 3.


Đầu năm nay, Ford đã công bố một sự hợp tác mới với Công ty CATL của Trung Quốc, xây dựng một nhà máy mới trị giá 3,5 tỷ USD để sản xuất pin rẻ hơn ở Michigan.

Cơ sở này sẽ sản xuất pin lithium iron phosphate mới, hay òn gọi là pin LFP, trái ngược với pin mangan coban niken đắt tiền hơn mà công ty hiện đang sử dụng. Dự kiến nhà máy sẽ mở cửa vào năm 2026 và tạo ra khoảng 2.500 việc làm, theo nhà sản xuất ô tô Detroit.

Farley cho biết: “Quy mô của BYD hiện nay lớn hơn nhiều so với Tesla và họ đã phát triển công nghệ LFP, một loại pin tốt hơn và rẻ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, thỏa thuận Ford-CATL đã bị chỉ trích trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, nhà sản xuất ô tô Detroit sẽ sở hữu cơ sở mới, từ tài sản, tuyển dụng lực lượng đến điều hành nhà máy thông qua một công ty con và chỉ sử dụng công nghệ pin từ CATL thay vì vận hành nó như một liên doanh.

Farley cho biết nếu vấn đề địa chính trị cản trở việc cho phép các công nghệ xe điện rẻ hơn ở Mỹ, thì người tiêu dùng sẽ là người chịu thiệt với mức giá cao hơn.

Hiện xe của hãng Ford không được trợ giá 7.500 USD từ chính phủ như nhiều mẫu xe điện khác tại Mỹ. Nguyên nhân do vướng quy định một tỷ lệ phần trăm nhất định thành phần pin và nguyên liệu như lithium phải từ nguồn trong nước Mỹ hay từ các nước đồng minh.

Vì thế chiếc Ford Mustang Mach-E, loại xe điện bán chạy thứ ba vào năm ngoái sẽ chỉ được trợ cấp một nửa giá, tức 3.750 USD do pin được chế tạo ở Ba Lan, không đáp ứng yêu cầu xuất xứ.
 
Bên trên