Nguyễn Mai
Well-known member
Việc cha mẹ la mắng con cái có xuất phát điểm từ việc lo lắng cho con nhưng cách thể hiện lại không đúng, gây áp lực và tâm lý đến trẻ.
1. Bình tĩnh
Cha mẹ nên tự hỏi, liệu có phải vì con thực sự làm điều gì sai mỗi khi mất kiểm soát cảm xúc hay là do tính cách nóng nảy, có điều gì không muốn nói hay không? Đôi khi, việc tìm ra lý do sẽ hữu ích hơn nhiều việc quát mắng, dùng bạo lực với trẻ. Nếu cha mẹ có thể bình tĩnh ngồi lại với con, tìm ra nguyên nhân khiến con phản ứng gay gắt thì con cái sẽ ngày càng ngoan hơn.
2. Lắng nghe và thấu hiểu con cái
Nhiều bậc cha mẹ không cho con cơ hội lên tiếng, giải thích khi gặp vấn đề. Những phụ huynh này chỉ cảm thấy rằng, con cái họ nên bị trừng phạt vì đã làm sai. Nhưng liệu chúng có thực sự sai không hay chỉ là do cha mẹ đánh giá? Vậy nên, cha mẹ cần học cách lắng nghe và để con có cơ hội giải thích, từ đó hiểu con hơn, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của con.
3. Cho con biết con không phải là gánh nặng
Không nên nói với con những lời tiêu cực như “Cha/mẹ đã hy sinh rất nhiều thứ vì con, con làm như vậy có được không?” bởi chúng sẽ tự coi bản thân là gánh nặng của gia đình, từ đó vô tình tạo ra tổn thương tâm lý không đáng có. Vậy nên, khi ở nhà với con, cha mẹ nên cùng con chơi, làm việc nhà, xem TV hay đọc sách… Những niềm vui của con sẽ nhân lên gấp bội khi nhìn cha mẹ ở góc độ tích cực thay vì những lần chỉ trích không đáng có.
4. Nên có kì vọng hợp lý ở con cái
Cha mẹ đừng đặt kỳ vọng cao vào con cái mà hãy kỳ vọng vào bản thân mình trước tiên. Hãy để con từng bước thực hiện ước mơ của mình và theo nhịp độ trưởng thành của chính mình từng bước một chứ không phải bị gò ép trong một khoảng thời gian ngắn nào đó.
5. Cho phép con phạm sai lầm
Khi trẻ thực hiện các quy tắc sống và học tập đã được thiết lập, ngay cả khi có sự giám sát, hướng dẫn của cha mẹ, trẻ vẫn có thể đi chệch hướng và mắc sai lầm. Làm thế nào để đối mặt với những sai lầm của con? Thông thường khi trẻ còn nhỏ và chưa hiểu rõ vấn đề, cha mẹ nên cho phép chúng phạm sai lầm và cũng cho phép chúng sửa chữa. Cha mẹ không nên la mắng ngay khi thấy lỗi của con mà phải giúp con phân tích, giải quyết, đồng thời cố gắng hết sức để lần sau không mắc phải lỗi tương tự.
1. Bình tĩnh
Cha mẹ nên tự hỏi, liệu có phải vì con thực sự làm điều gì sai mỗi khi mất kiểm soát cảm xúc hay là do tính cách nóng nảy, có điều gì không muốn nói hay không? Đôi khi, việc tìm ra lý do sẽ hữu ích hơn nhiều việc quát mắng, dùng bạo lực với trẻ. Nếu cha mẹ có thể bình tĩnh ngồi lại với con, tìm ra nguyên nhân khiến con phản ứng gay gắt thì con cái sẽ ngày càng ngoan hơn.
2. Lắng nghe và thấu hiểu con cái
Nhiều bậc cha mẹ không cho con cơ hội lên tiếng, giải thích khi gặp vấn đề. Những phụ huynh này chỉ cảm thấy rằng, con cái họ nên bị trừng phạt vì đã làm sai. Nhưng liệu chúng có thực sự sai không hay chỉ là do cha mẹ đánh giá? Vậy nên, cha mẹ cần học cách lắng nghe và để con có cơ hội giải thích, từ đó hiểu con hơn, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của con.
3. Cho con biết con không phải là gánh nặng
Không nên nói với con những lời tiêu cực như “Cha/mẹ đã hy sinh rất nhiều thứ vì con, con làm như vậy có được không?” bởi chúng sẽ tự coi bản thân là gánh nặng của gia đình, từ đó vô tình tạo ra tổn thương tâm lý không đáng có. Vậy nên, khi ở nhà với con, cha mẹ nên cùng con chơi, làm việc nhà, xem TV hay đọc sách… Những niềm vui của con sẽ nhân lên gấp bội khi nhìn cha mẹ ở góc độ tích cực thay vì những lần chỉ trích không đáng có.
4. Nên có kì vọng hợp lý ở con cái
Cha mẹ đừng đặt kỳ vọng cao vào con cái mà hãy kỳ vọng vào bản thân mình trước tiên. Hãy để con từng bước thực hiện ước mơ của mình và theo nhịp độ trưởng thành của chính mình từng bước một chứ không phải bị gò ép trong một khoảng thời gian ngắn nào đó.
5. Cho phép con phạm sai lầm
Khi trẻ thực hiện các quy tắc sống và học tập đã được thiết lập, ngay cả khi có sự giám sát, hướng dẫn của cha mẹ, trẻ vẫn có thể đi chệch hướng và mắc sai lầm. Làm thế nào để đối mặt với những sai lầm của con? Thông thường khi trẻ còn nhỏ và chưa hiểu rõ vấn đề, cha mẹ nên cho phép chúng phạm sai lầm và cũng cho phép chúng sửa chữa. Cha mẹ không nên la mắng ngay khi thấy lỗi của con mà phải giúp con phân tích, giải quyết, đồng thời cố gắng hết sức để lần sau không mắc phải lỗi tương tự.