Nguyễn Mai
Well-known member
Môi trường mà con trẻ lớn lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và cuộc đời của đứa trẻ.
1. Tiết kiệm quá mức
Mặc dù tiết kiệm là đức tính cần phải có nhưng nếu cha mẹ tiết kiệm quá mức, chi tiêu tằng tiện, trẻ sẽ cảm thấy gia đình mình nghèo khó, tâm lý mặc cảm, dễ so sánh bản thân với những đứa trẻ khác. Có khi chúng thấy đứa trẻ khác có đồ chơi mà mình không có, sẽ cảm thấy mất cân bằng trong suy nghĩ, cảm thấy thua kém người khác, lâu dần sự tự ti sẽ càng cao. Nếu nhận thấy trẻ có suy nghĩ này hay biểu hiện của sự tự ti, cha mẹ phải thay đổi ngay, tích cực điều hướng suy nghĩ cho trẻ, không để trẻ có những suy nghĩ thua thiệt hay so sánh bản thân với những đứa trẻ khác.
2. Hay la mắng con
Trên thực tế, nhiều việc con làm là để được cha mẹ ghi nhận và tuyên dương. Nếu cha mẹ thường la mắng và so sánh con với những đứa trẻ khác, trẻ nghe nhiều sẽ mất tự tin, cảm thấy mình thực sự thua kém người khác, lâu dần trở nên hướng nội, tự ti. Vì vậy, cha mẹ không được nóng giận nhất thời mà la mắng, chỉ trích trẻ. Hãy bình tĩnh giảng giải cho con hiểu, luôn động viên trẻ, để trẻ tự tin.
3. Bạo lực gia đình
Khi con còn nhỏ, chỗ dựa duy nhất của chúng là cha mẹ, nếu vợ chồng hòa thuận, không cãi vã thì con cái sẽ cảm thấy an toàn. Nhưng nếu vợ chồng thường xuyên cãi vã, xô xát, đứa trẻ sẽ cảm thấy rất sợ hãi và bất an, cách cư xử này của cha mẹ sẽ mang đến cho đứa trẻ những tổn thương sâu sắc. Cho nên cha mẹ không nên nghĩ cãi nhau là việc của riêng mình, tuyệt đối không được cãi nhau trước mặt con cái, dễ làm tổn thương cảm xúc và gây ra vết thương tâm lý cho con.
4. Cha mẹ quá kiểm soát con
Ở nhiều gia đình, cha mẹ có toàn quyền quyết định thay con cái từ những việc nhỏ nhất, đứa trẻ làm gì cũng phải được sự đồng ý của cha mẹ. Lúc này, con sẽ trở nên mềm yếu, không có quyết tâm, không có cách giải quyết vấn đề của riêng mình mà luôn trông chờ vào sự hỗ trợ hay quyết định của cha mẹ. Hành động này ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập của con, cha mẹ cần khắc phục để trẻ cảm thấy mình không thua kém và sức khỏe tinh thần không bị ảnh hưởng.
1. Tiết kiệm quá mức
Mặc dù tiết kiệm là đức tính cần phải có nhưng nếu cha mẹ tiết kiệm quá mức, chi tiêu tằng tiện, trẻ sẽ cảm thấy gia đình mình nghèo khó, tâm lý mặc cảm, dễ so sánh bản thân với những đứa trẻ khác. Có khi chúng thấy đứa trẻ khác có đồ chơi mà mình không có, sẽ cảm thấy mất cân bằng trong suy nghĩ, cảm thấy thua kém người khác, lâu dần sự tự ti sẽ càng cao. Nếu nhận thấy trẻ có suy nghĩ này hay biểu hiện của sự tự ti, cha mẹ phải thay đổi ngay, tích cực điều hướng suy nghĩ cho trẻ, không để trẻ có những suy nghĩ thua thiệt hay so sánh bản thân với những đứa trẻ khác.
2. Hay la mắng con
Trên thực tế, nhiều việc con làm là để được cha mẹ ghi nhận và tuyên dương. Nếu cha mẹ thường la mắng và so sánh con với những đứa trẻ khác, trẻ nghe nhiều sẽ mất tự tin, cảm thấy mình thực sự thua kém người khác, lâu dần trở nên hướng nội, tự ti. Vì vậy, cha mẹ không được nóng giận nhất thời mà la mắng, chỉ trích trẻ. Hãy bình tĩnh giảng giải cho con hiểu, luôn động viên trẻ, để trẻ tự tin.
3. Bạo lực gia đình
Khi con còn nhỏ, chỗ dựa duy nhất của chúng là cha mẹ, nếu vợ chồng hòa thuận, không cãi vã thì con cái sẽ cảm thấy an toàn. Nhưng nếu vợ chồng thường xuyên cãi vã, xô xát, đứa trẻ sẽ cảm thấy rất sợ hãi và bất an, cách cư xử này của cha mẹ sẽ mang đến cho đứa trẻ những tổn thương sâu sắc. Cho nên cha mẹ không nên nghĩ cãi nhau là việc của riêng mình, tuyệt đối không được cãi nhau trước mặt con cái, dễ làm tổn thương cảm xúc và gây ra vết thương tâm lý cho con.
4. Cha mẹ quá kiểm soát con
Ở nhiều gia đình, cha mẹ có toàn quyền quyết định thay con cái từ những việc nhỏ nhất, đứa trẻ làm gì cũng phải được sự đồng ý của cha mẹ. Lúc này, con sẽ trở nên mềm yếu, không có quyết tâm, không có cách giải quyết vấn đề của riêng mình mà luôn trông chờ vào sự hỗ trợ hay quyết định của cha mẹ. Hành động này ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập của con, cha mẹ cần khắc phục để trẻ cảm thấy mình không thua kém và sức khỏe tinh thần không bị ảnh hưởng.