Cha mẹ xử lý như thế nào khi con cái so bì, tị nạnh nhau?

Nguyễn Mai

Well-known member
Hiểu được gốc rễ của việc xung đột, cha mẹ có thể phần nào giải quyết định tình trạng tị nạnh giữa các anh chị em với nhau.
“Chị ấy được đi chơi với bạn, tại sao con không thể đi?”.

“Mẹ yêu anh hơn con”.

“Ước gì mình là con một”.


Nếu là một gia đình có đông anh chị em, có lẽ cha mẹ sẽ rất quen thuộc với những câu nói này của con mình. Mặc dù anh chị em ruột là những người thân dưới một mái nhà nhưng hiếm khi có đứa trẻ nào hòa hợp với tất cả anh chị em mình.

Anh chị em cãi nhau là điều rất bình thường trong bất cứ gia đình nào. Tính cách và độ tuổi có thể là nguyên nhân, chúng thường tranh giành nhau điện thoại, phòng thắm, miếng bánh cuối cùng và sự quan tâm của cha mẹ.

Sự so bì, tị nạnh này là một phần bình thường trong quá trình trưởng thành của con cái nhưng có thể khiến cha mẹ phát điên. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ nên có cái nhìn sâu sắc hơn để giảm thiểu các xung đột xảy ra.

Nguyên nhân của việc xung đột giữa các anh chị em

Trẻ nhỏ chưa có nhiều nhận thức, đôi khi một vấn đề nhỏ cũng có thể biến thành một trận chiến lớn, khiến mối quan hệ giữa anh chị em với nhau luôn căng thẳng.

- Thích thu hút sự chú ý của cha mẹ

Cha mẹ càng bận rộn thì nhu cầu cần được quan tâm, thu hút sự chú ý của trẻ càng lớn. Khi có thêm một em bé trong nhà, bé lớn rất khó chấp nhận việc mất đi vị trí trung tâm của sự chú ý.

Đôi khi sự chú ý của cha mẹ tập trung vào một đứa con đang bị ốm hoặc có vấn đề đặc biệt (ví dụ bị khuyết tật), trẻ có xu hướng hành xử không đúng mực để thu hút sự chú ý khi cảm thấy mình như bị phớt lờ trong nhà.


Cha mẹ xử lý như thế nào khi con cái so bì, tị nạnh nhau? - 1




- Không muốn chia sẻ thứ mình thích

Với các gia đình bình thường, không giá giả thì trẻ thường phải chia sẻ những thứ mình thích với anh chị em. Việc nhường đồ chơi hay vật mình đang sở hữu có thể đặc biệt trở nên khó khăn khi trẻ còn nhỏ.

- Tính cách khác nhau

Bé lớn có thể cứng đầu trong khi bé út trầm tính hoặc hướng nội hơn. Sự khác biệt về tính cách có thể dẫn tới những xung đột như “cơm bữa” trong nhà. Sự khác về tuổi tác và giới tính cũng có thể dẫn đến việc anh chị em đánh nhau.

- Các vấn đề về sự công bằng

Trẻ em giống như những luật sư nhí, luôn đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng và đấu tranh cho những gì chúng cho là quyền của mình. Một đứa em có thể phàn nàn chị của mình đi xem phim và chúng phải ở nhà, trong khi cô chị than vãn rằng chúng phải trông em thay vì đi chơi với bạn bè. Cảm giác bị đối xử bất công và ghen tị với anh chị em có thể dẫn đến sự oán giận.

Cha mẹ nên xử lý như thế nào khi con cái hay xung đột?

Việc la hét um sùm trong nhà có thể khiến cha mẹ phát điên, nhưng hãy tránh xen vào giữa cuộc tranh cãi trừ khi trẻ có nguy cơ bị thương. Cố gắng để trẻ tự giải quyết vấn đề của chúng. Can thiệp sẽ không dạy trẻ cách xử lý xung đột mà còn có thể khiến chúng cảm thấy như cha mẹ đang thiên vị.

Dưới đây là một số mẹo để giải quyết xung đột khi anh chị em xích mích leo thang đến mức cha mẹ không thể đứng ngoài cuộc:

- Tách những đứa trẻ ra

Đưa con bạn ra khỏi “võ đài” và để chúng hạ nhiệt trong góc riêng của mình, có thể là trong phòng. Đôi khi, tất cả những gì bọn trẻ cần là một chút không gian và thời gian không nhìn thấy mặt nhau.

Cha mẹ xử lý như thế nào khi con cái so bì, tị nạnh nhau? - 2

- Dạy đàm phán và thỏa hiệp

Chỉ cho trẻ cách giải quyết tranh chấp theo cách làm hài lòng cả 2 bên.

Yêu cầu trẻ ngừng la hét và bắt đầu giao tiếp. Cho mỗi đứa trẻ một cơ hội để nói lên nỗi uất ức của mình. Cha mẹ hãy lắng nghe và đừng phán xét. Cố gắng làm rõ vấn đề ("Có vẻ như con thực sự khó chịu với chị vì đã lấy đi trò chơi điện tử yêu thích của con đúng không") và yêu cầu trẻ tìm ra giải pháp phù hợp cho cả 2 theo ý mình.

Nếu trẻ không thể đưa ra bất kỳ ý tưởng nào để giải quyết vấn đề, cha mẹ sẽ đưa ra một giải pháp. Chẳng hạn, nếu bọn trẻ đang tranh giành một trò chơi mới, hãy đề xuất viết một lịch trình cho mỗi đứa trẻ một khoảng thời gian nhất định để chơi trò chơi đó.

- Thực thi các quy tắc

Đảm bảo tất cả bọn trẻ đều tuân thủ các quy tắc giống nhau, bao gồm không đánh nhau hoặc làm hư hỏng tài sản của gia đình. Hãy để trẻ có tiếng nói về cách các quy tắc được thiết lập và thực thi.

Trẻ có thể quyết định hình phạt cho việc không tuân thủ quy tắc là mất đặc quyền xem TV/điện thoại trong một ngày. Để trẻ đóng một vai trò trong quá trình ra quyết định sẽ khiến chúng cảm thấy ít nhất mình có chút quyền kiểm soát đối với cuộc sống của chính mình.

Khi trẻ tuân theo các quy tắc, hãy khen ngợi chúng vì điều đó. Các quy tắc có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của từng đứa trẻ, cũng như các đặc quyền và hậu quả.

- Đừng thiên vị con cái

Cha mẹ không nên thiên vị hoặc so sánh (ví dụ: "Tại sao con không thể ngoan giống chị con?"). Điều này sẽ chỉ khiến trẻ bực bội với nhau hơn. Đối xử thiên vị có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ xử lý như thế nào khi con cái so bì, tị nạnh nhau? - 3

- Không làm cho mọi thứ công bằng tuyệt đối

Không có cái gọi là bình đẳng tuyệt đối trong một gia đình. Một đứa trẻ lớn hơn chắc chắn sẽ được phép làm một số việc mà những đứa em không thể làm. Thay vì cố gắng làm cho bọn trẻ bình đẳng, hãy đối xử với mỗi đứa trẻ như một cá thể độc đáo và đặc biệt.

- Trao cho trẻ quyền sở hữu tài sản của chúng

Biết chia sẻ là điều tốt nhưng không nên bắt trẻ phải chia sẻ mọi thứ. Mỗi đứa trẻ nên có những thứ thuộc về của riêng mình.

- Tổ chức họp gia đình

Họp gia đình mỗi tuần một lần để giải quyết mọi vấn đề. Hãy cho mọi thành viên trong gia đình cơ hội bày tỏ sự bất bình của họ, rồi cùng nhau đưa ra giải pháp.

- Dành cho mỗi đứa trẻ sự chú ý riêng biệt

Có thể khó dành thời gian riêng cho từng đứa trẻ, đặc biệt là trong một gia đình đông người. Nhưng một trong những lý do khiến anh chị em bực bội với nhau là chúng cảm thấy mình không được cha mẹ quan tâm đầy đủ. Để trẻ biết rằng cha mẹ coi trọng từng đứa con, hãy dành thời gian riêng cho từng đứa. Tạo ra những ngày đặc biệt khi bạn đưa con gái đi mua sắm hoặc con trai đi xem phim, chỉ có 2 người với nhau. Ngay cả 10 đến 15 phút bạn chú ý mỗi ngày cũng có thể khiến trẻ cảm thấy đặc biệt.
 
Bên trên