Nguyễn May
Well-known member
Nhắc đến đặc sản Thanh Hoá, bên cạnh nem chua, mắm tép, bánh gai..., chắc chắn không thể bỏ qua món chả tôm thơm lừng và hấp dẫn.
Thời tiết lành lạnh mùa đông hay những lúc chuyển mùa cực thích hợp để ăn chả tôm Thanh Hoá. Vừa ngồi ăn chả tôm, vừa xem nướng chả xèo xèo trên bếp, chẳng còn gì thú vị bằng. Miếng chả thơm lừng, nóng giòn, vị tôm thơm bùi hoà quyện với nước chấm chua cay ngọt, ăn thêm chút rau sống nữa thì quá tuyệt, đảm bảo ăn một lần là nhớ mãi. Chẳng ngoa khi nói rằng chả tôm là một trong những món ăn độc đáo và khó tìm nhất vùng đất Bắc Trung Bộ.
Miếng chả thơm lừng, nóng giòn, vị tôm thơm bùi hoà quyện với nước chấm chua cay ngọt. (Ảnh: Internet)© Được VTC cung cấp
Cách làm chả tôm Thanh Hóa chuẩn vị, hấp dẫn
Cách làm chả tôm Thanh Hóa ngon không hề khó, nếu bạn chưa có cơ hội trực tiếp thưởng thức món ăn này thì có thể tham khảo cách làm dưới đây để chế biến ngay tại nhà nhé!
Nguyên liệu:
Tôm sú: 500g, thịt lợn: 300g (nên chọn miếng thịt có cả nạc và mỡ để tạo độ ẩm và mềm cho miếng chả), bánh phở: 200g (nên chọn loại bánh dày và dai để khi nướng chả không bị vỡ), ruột gấc: 1 bát con, đu đủ: 100-200g để dùng làm dưa góp ăn kèm nước chấm, cà rốt: 1 củ nhỏ, hành, tỏi, ớt, rau sống (xà lách, rau mùi, húng,… để cuốn ăn kèm), các gia vị: nước mắm, đường, muối, bột canh, dầu ăn, hạt tiêu, mì chính.
Các bước chế biến chả tôm Thanh Hóa:
Bước 1: Sơ chế tôm
Trước khi tiến hành làm chả tôm Thanh Hóa, bạn cần sơ chế tôm để khử hoàn toàn mùi tanh. Tôm sau khi rửa sạch, ngâm nước muối từ 3 - 5 phút thì cho ra bỏ đầu, lột vỏ, lấy chỉ đen ở lưng và rửa sạch phần bẩn ở đầu tôm. Cuối cùng, đem chần qua nước sôi và vớt ra để nguội.
Bước 2: Chế biến thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào chảo, đảo hơi xém cạnh. Sau đó đổ phần thịt vào tôm đã sơ chế, nêm gia vị gồm 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm và để từ 5-7 phút cho ngấm đều gia vị.
Làm bánh tôm Thanh Hóa trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.© Được VTC cung cấp
Bước 3: Làm chả tôm Thanh Hóa
Giã phần thịt và tôm trong cối đá cho đến khi quyện vào nhau thành một màu hồng đẹp mắt. Có hơi mất thời gian nhưng việc giã chả bằng tay sẽ giúp giữ lại độ ngọt của thịt, tôm và khi ăn bạn vẫn sẽ cảm nhận được trọn vị hơn là cho vào máy xay.
Bước 4: Sơ chế gấc tươi
Ngâm gấc tươi với rượu nếp trắng từ 3-5 phút cho hơi bong lớp màng bên ngoài, sau đó bỏ hạt, giữ lại phần thịt. Trộn một nửa thìa cà phê đường, thêm nước vào gấc, sau đó xay hoặc giã nhuyễn rồi đem trộn gấc cùng với phần tôm thịt ở trên để tạo màu đỏ đẹp mắt.
Bước 5: Xào chả tôm
Bạn bóc hành, tỏi, ớt, băm nhỏ và cho lên chảo phi thơm, sau đó đổ phần tôm thịt đã trộn cùng gấc vào đảo cùng. Lúc này, các bạn cho thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu và đảo đến khi thịt chín, ngấm đều gia vị rồi cho ra ngoài.
Bước 6: Cuốn chả
Đây là bước cuối cùng trong công đoạn làm chả tôm Thanh Hóa. Bạn cắt bánh phở thành những miếng chữ nhật nhỏ khoảng lòng bàn tay, cho phần nhân đã xào chín vào và cuốn lại thành từng chiếc nem nhỏ vừa ăn.
Bước 7: Làm nước chấm chả tôm đúng điệu
Bánh chả tôm Thanh Hóa ngon đúng điệu là nhờ phần nước chấm chua ngọt ăn kèm, đây có thể coi là “linh hồn” của món ăn. Để làm nước chấm ngon đúng cách, bạn chỉ cần trộn 3 thìa canh nước mắm với 2 thìa đường, 2 thìa mì chính, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa giấm, 1 chút ớt và tỏi băm, cho thêm đu đủ đã được bóp muối vào sau đó khuấy đều.
Thời tiết lành lạnh mùa đông hay những lúc chuyển mùa cực thích hợp để ăn chả tôm Thanh Hoá. Vừa ngồi ăn chả tôm, vừa xem nướng chả xèo xèo trên bếp, chẳng còn gì thú vị bằng. Miếng chả thơm lừng, nóng giòn, vị tôm thơm bùi hoà quyện với nước chấm chua cay ngọt, ăn thêm chút rau sống nữa thì quá tuyệt, đảm bảo ăn một lần là nhớ mãi. Chẳng ngoa khi nói rằng chả tôm là một trong những món ăn độc đáo và khó tìm nhất vùng đất Bắc Trung Bộ.
Miếng chả thơm lừng, nóng giòn, vị tôm thơm bùi hoà quyện với nước chấm chua cay ngọt. (Ảnh: Internet)© Được VTC cung cấp
Cách làm chả tôm Thanh Hóa chuẩn vị, hấp dẫn
Cách làm chả tôm Thanh Hóa ngon không hề khó, nếu bạn chưa có cơ hội trực tiếp thưởng thức món ăn này thì có thể tham khảo cách làm dưới đây để chế biến ngay tại nhà nhé!
Nguyên liệu:
Tôm sú: 500g, thịt lợn: 300g (nên chọn miếng thịt có cả nạc và mỡ để tạo độ ẩm và mềm cho miếng chả), bánh phở: 200g (nên chọn loại bánh dày và dai để khi nướng chả không bị vỡ), ruột gấc: 1 bát con, đu đủ: 100-200g để dùng làm dưa góp ăn kèm nước chấm, cà rốt: 1 củ nhỏ, hành, tỏi, ớt, rau sống (xà lách, rau mùi, húng,… để cuốn ăn kèm), các gia vị: nước mắm, đường, muối, bột canh, dầu ăn, hạt tiêu, mì chính.
Các bước chế biến chả tôm Thanh Hóa:
Bước 1: Sơ chế tôm
Trước khi tiến hành làm chả tôm Thanh Hóa, bạn cần sơ chế tôm để khử hoàn toàn mùi tanh. Tôm sau khi rửa sạch, ngâm nước muối từ 3 - 5 phút thì cho ra bỏ đầu, lột vỏ, lấy chỉ đen ở lưng và rửa sạch phần bẩn ở đầu tôm. Cuối cùng, đem chần qua nước sôi và vớt ra để nguội.
Bước 2: Chế biến thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào chảo, đảo hơi xém cạnh. Sau đó đổ phần thịt vào tôm đã sơ chế, nêm gia vị gồm 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm và để từ 5-7 phút cho ngấm đều gia vị.
Làm bánh tôm Thanh Hóa trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ.© Được VTC cung cấp
Bước 3: Làm chả tôm Thanh Hóa
Giã phần thịt và tôm trong cối đá cho đến khi quyện vào nhau thành một màu hồng đẹp mắt. Có hơi mất thời gian nhưng việc giã chả bằng tay sẽ giúp giữ lại độ ngọt của thịt, tôm và khi ăn bạn vẫn sẽ cảm nhận được trọn vị hơn là cho vào máy xay.
Bước 4: Sơ chế gấc tươi
Ngâm gấc tươi với rượu nếp trắng từ 3-5 phút cho hơi bong lớp màng bên ngoài, sau đó bỏ hạt, giữ lại phần thịt. Trộn một nửa thìa cà phê đường, thêm nước vào gấc, sau đó xay hoặc giã nhuyễn rồi đem trộn gấc cùng với phần tôm thịt ở trên để tạo màu đỏ đẹp mắt.
Bước 5: Xào chả tôm
Bạn bóc hành, tỏi, ớt, băm nhỏ và cho lên chảo phi thơm, sau đó đổ phần tôm thịt đã trộn cùng gấc vào đảo cùng. Lúc này, các bạn cho thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu và đảo đến khi thịt chín, ngấm đều gia vị rồi cho ra ngoài.
Bước 6: Cuốn chả
Đây là bước cuối cùng trong công đoạn làm chả tôm Thanh Hóa. Bạn cắt bánh phở thành những miếng chữ nhật nhỏ khoảng lòng bàn tay, cho phần nhân đã xào chín vào và cuốn lại thành từng chiếc nem nhỏ vừa ăn.
Bước 7: Làm nước chấm chả tôm đúng điệu
Bánh chả tôm Thanh Hóa ngon đúng điệu là nhờ phần nước chấm chua ngọt ăn kèm, đây có thể coi là “linh hồn” của món ăn. Để làm nước chấm ngon đúng cách, bạn chỉ cần trộn 3 thìa canh nước mắm với 2 thìa đường, 2 thìa mì chính, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa giấm, 1 chút ớt và tỏi băm, cho thêm đu đủ đã được bóp muối vào sau đó khuấy đều.