Nguyễn May
Well-known member
Trong "Chậm lại 5 phút", tác giả Bùi Hải đưa ra lời cảnh tỉnh về những thói quen, quan niệm sống có thể tàn phá sức khỏe, tinh thần mỗi người.
Tác giả sách vốn nhiều năm làm quản lý ở một số tờ báo, được biết đến với những bài viết về chủ đề như hôn nhân, tình yêu, gia đình, giáo dục con cái. Chậm lại 5 phút là podcast của anh, thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem trên các nền tảng. Trong tháng 7, anh ra mắt cuốn sách cùng tên, gợi ý những giải pháp để xử lý các vấn đề cuộc sống.
Sách gồm ba phần: Gia tài con cái, Quản trị tổ ấm và Nghệ thuật sống chậm. Trong phần một, tác giả đưa người đọc đến với những tình huống thường thấy trong nhiều gia đình thời nay và những giải pháp. Không nói những lời lên gân, giáo điều, tác giả chỉ đưa ra những chuyện đời và lời khuyên ngắn gọn nhưng đủ hàm ý để người đọc có thể tự suy ngẫm. Đó là sự nóng tính của ông bố hay bà mẹ có thể đẩy con cái đến nghịch cảnh tự hủy hoại bản thân. Hay chuyện nghiện game khiến cho nhiều bi kịch xảy ra và cách để cứu những đứa trẻ khỏi sự nghiện ngập tai hại. Việc dạy con theo kiểu đòn roi, đánh mắng hay sỉ nhục để lại những vết hằn tai hại trong tâm hồn con trẻ.
Bìa "Chậm lại 5 phút", sách hơn 200 trang. Ảnh: Hanoibooks
Ở phần Quản trị tổ ấm, tác giả đặt ra những vấn đề tưởng chừng như nghịch lý mà có thật: Sợ vợ sao cho đúng cách? Từ những nghịch lý, độc giả sẽ biết thêm những điều hợp lý cần phải làm trong đời sống hôn nhân và gia đình. Cuộc sống của hai người yêu nhau là quá trình dài để hòa hợp, cảm thông, thậm chí ứng xử với nhau trong môi trường gia đình cũng phải nâng lên thành nghệ thuật sống.
Sách có đoạn: "Nếu một đứa trẻ lớn lên bằng định kiến, bằng cách nhìn người, nhìn đời tiêu cực, méo mó, thì chúng sẽ không thể có được hạnh phúc. Khi chúng không hạnh phúc, thì nạn nhân đầu tiên và đáng thương nhất sẽ chính là bố mẹ chúng. Tất nhiên, nạn nhân kế tiếp sẽ là vợ/chồng/con cái chúng".
Mục Nghệ thuật sống chậm đưa ra những lời cảnh tỉnh với những người tàn phá sức khỏe. Những vấn đề tưởng chừng như không hề quan trọng, nhưng lại làm phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng đến xã hội cũng được tác giả Bùi Hải đề cập đến để nhắc nhở độc giả, như thói nghiện rượu, chuyện một cô gái phải vào bệnh viện tâm thần chỉ vì sức ép của gia đình liên tục hỏi khi nào cưới. Sách gợi câu hỏi: Trong những ngày tháng tồn tại trên đời, chúng ta đã có cách sống đúng đắn hay không, từng làm tổn thương ai chưa?
"Có một nguyên tắc rất hay trong cuộc sống, ai cũng nên ứng dụng: Chúng ta muốn cái gì thì hãy cho người khác cái đó, đừng làm ngược lại. Ta thích được nghe lời nói dịu dàng, động viên, khích lệ, tại sao lại toàn mang cho người khác ngôn từ cộc cằn, thô lỗ, sỉ nhục? Ta thích ăn đồ ngon, tại sao toàn bắt người ăn món dở? Ta thích giữ gìn danh dự, thể diện, tại sao toàn bôi xấu, chê bai người khác? Ta không thích bị soi mói, càm ràm, chỉ trích, tại sao toàn đi bới móc, chê bai, phê phán người khác?", tác giả viết.
Tác giả sách vốn nhiều năm làm quản lý ở một số tờ báo, được biết đến với những bài viết về chủ đề như hôn nhân, tình yêu, gia đình, giáo dục con cái. Chậm lại 5 phút là podcast của anh, thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem trên các nền tảng. Trong tháng 7, anh ra mắt cuốn sách cùng tên, gợi ý những giải pháp để xử lý các vấn đề cuộc sống.
Sách gồm ba phần: Gia tài con cái, Quản trị tổ ấm và Nghệ thuật sống chậm. Trong phần một, tác giả đưa người đọc đến với những tình huống thường thấy trong nhiều gia đình thời nay và những giải pháp. Không nói những lời lên gân, giáo điều, tác giả chỉ đưa ra những chuyện đời và lời khuyên ngắn gọn nhưng đủ hàm ý để người đọc có thể tự suy ngẫm. Đó là sự nóng tính của ông bố hay bà mẹ có thể đẩy con cái đến nghịch cảnh tự hủy hoại bản thân. Hay chuyện nghiện game khiến cho nhiều bi kịch xảy ra và cách để cứu những đứa trẻ khỏi sự nghiện ngập tai hại. Việc dạy con theo kiểu đòn roi, đánh mắng hay sỉ nhục để lại những vết hằn tai hại trong tâm hồn con trẻ.
Bìa "Chậm lại 5 phút", sách hơn 200 trang. Ảnh: Hanoibooks
Ở phần Quản trị tổ ấm, tác giả đặt ra những vấn đề tưởng chừng như nghịch lý mà có thật: Sợ vợ sao cho đúng cách? Từ những nghịch lý, độc giả sẽ biết thêm những điều hợp lý cần phải làm trong đời sống hôn nhân và gia đình. Cuộc sống của hai người yêu nhau là quá trình dài để hòa hợp, cảm thông, thậm chí ứng xử với nhau trong môi trường gia đình cũng phải nâng lên thành nghệ thuật sống.
Sách có đoạn: "Nếu một đứa trẻ lớn lên bằng định kiến, bằng cách nhìn người, nhìn đời tiêu cực, méo mó, thì chúng sẽ không thể có được hạnh phúc. Khi chúng không hạnh phúc, thì nạn nhân đầu tiên và đáng thương nhất sẽ chính là bố mẹ chúng. Tất nhiên, nạn nhân kế tiếp sẽ là vợ/chồng/con cái chúng".
Mục Nghệ thuật sống chậm đưa ra những lời cảnh tỉnh với những người tàn phá sức khỏe. Những vấn đề tưởng chừng như không hề quan trọng, nhưng lại làm phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng đến xã hội cũng được tác giả Bùi Hải đề cập đến để nhắc nhở độc giả, như thói nghiện rượu, chuyện một cô gái phải vào bệnh viện tâm thần chỉ vì sức ép của gia đình liên tục hỏi khi nào cưới. Sách gợi câu hỏi: Trong những ngày tháng tồn tại trên đời, chúng ta đã có cách sống đúng đắn hay không, từng làm tổn thương ai chưa?
"Có một nguyên tắc rất hay trong cuộc sống, ai cũng nên ứng dụng: Chúng ta muốn cái gì thì hãy cho người khác cái đó, đừng làm ngược lại. Ta thích được nghe lời nói dịu dàng, động viên, khích lệ, tại sao lại toàn mang cho người khác ngôn từ cộc cằn, thô lỗ, sỉ nhục? Ta thích ăn đồ ngon, tại sao toàn bắt người ăn món dở? Ta thích giữ gìn danh dự, thể diện, tại sao toàn bôi xấu, chê bai người khác? Ta không thích bị soi mói, càm ràm, chỉ trích, tại sao toàn đi bới móc, chê bai, phê phán người khác?", tác giả viết.