Chạm vào Hòn Trứng, lắng nghe lời thì thầm của sự sống ban sơ

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Hòn Trứng, một "vùng cấm" không dành cho du khách, nhưng lại là "cái nôi" sự sống của hàng vạn loài chim, một minh chứng đầy tự hào cho những nỗ lực bảo tồn bền bỉ của Vườn quốc gia Côn Đảo.
Vừa đặt chân lên đảo, một cảnh tượng kỳ diệu của thiên nhiên hoang dã hiện ra trước mắt tôi. Hàng vạn cánh chim từ đâu bất chợt tung cánh rợp trời, tiếng gọi đàn vang vọng không dứt. Nhưng điều khiến tôi sững sờ và xúc động hơn cả lại nằm ngay dưới chân mình – khắp mặt đất, trên từng viên đá, nép trong từng bụi cỏ… đâu đâu cũng là trứng và chim non.

Tôi bước đi trong sự hồi hộp tột độ, mỗi bước chân đều cẩn trọng, nín thở, sợ rằng chỉ một sơ suất nhỏ cũng đủ để làm tổn thương một sinh linh bé bỏng.


Hàng vạn cánh chim tung bay, lướt qua mặt biển.




Hàng vạn cánh chim tung bay, lướt qua mặt biển.

Bầu trời lấp đầy bởi những cánh chim biển, tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ thú.

Bầu trời lấp đầy bởi những cánh chim biển, tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ thú.

Hòn Trứng, một hòn đảo chỉ rộng khoảng 1,5ha nhưng lại được thiên nhiên ban tặng cho một kỳ tích. Đây là sân chim biển có mật độ sinh sản tự nhiên cao nhất Việt Nam, một phần quan trọng trên tuyến di cư chim Úc-Đông Á và đã được công nhận là khu RAMSAR quốc tế.

Trên diện tích nhỏ bé ấy, hơn 72.000 quả trứng chim biển đang được ấp nở, đạt đến mật độ ấn tượng 4,88 trứng trên mỗi mét vuông – một con số thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á.

Một góc đảo Hòn Trứng.

Một góc đảo Hòn Trứng.

Một chú chim điên bụng trắng đang ấp trứng.

Một chú chim điên bụng trắng đang ấp trứng.

Hòn Trứng là thiên đường của nhiều loài chim biển.

Hòn Trứng là "thiên đường" của nhiều loài chim biển.

Trong chuyến công tác đặc biệt cùng cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo, tôi đã có được một trong những trải nghiệm đáng giá nhất đời mình. Giữa hàng vạn cá thể của 5 loài chim biển di cư về đây làm tổ, có một loài đặc biệt không hề sợ người: chim điên bụng trắng.

Đây là giống chim biển thuộc chi Sula, tên gọi "chim điên" là nói theo cách gọi của người Pháp khi phát hiện ra loài này: "fou". Chúng thường làm tổ cheo leo trên các vách đá dựng đứng sát mép biển. Tôi có thể ngồi sát bên, ngắm nhìn chim mẹ bình thản ấp trứng mà không hề thấy một chút sợ hãi nào trong ánh mắt của chúng. Chính khoảnh khắc tĩnh lặng và tin tưởng tuyệt đối ấy đã khiến lòng tôi càng thêm trân trọng, và ý thức rõ hơn về giá trị của việc gìn giữ trọn vẹn sự bình yên này.

Cận cảnh loài chim nhàn mào

Cận cảnh loài chim nhàn mào

Loài chim này có vẻ ngoại xinh đẹp, với chiếc bờm được vuốt dựng bảnh bao.

Loài chim này có vẻ ngoại xinh đẹp, với chiếc bờm được vuốt dựng bảnh bao.

Cũng như những loài chim khác tại đây, loài chim này làm tổ trong các hốc đá rải rác khắp đảo.

Cũng như những loài chim khác tại đây, loài chim này làm tổ trong các hốc đá rải rác khắp đảo.

Hoặc đẻ trứng trong những chiếc tổ lộ thiên.

Hoặc đẻ trứng trong những chiếc tổ lộ thiên.

 
Bên trên